Có thể làm thế nào để Canada tách rời khỏi Trung Quốc
Các quỹ hưu trí của Canada nên thoát khỏi Trung Quốc
Đây là bài đầu tiên trong loạt bài về cách để Canada có thể tách rời khỏi Trung Quốc một cách thận trọng.
Người Canada không cảm thấy phụ thuộc vào Trung Quốc. Theo một cuộc thăm dò của Angus Reid vào tháng trước, 61% muốn Canada giao dịch thương mại ít hơn với Trung Quốc và một con số thậm chí còn lớn hơn – 88% – tin rằng làm như vậy là thực tế mà không ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Canada.
Tâm lý muốn nền kinh tế Canada tách rời khỏi Trung Quốc cũng có thể được nhìn thấy trong phát hiện của Angus Reid rằng “3/4 muốn Canada ưu tiên nhân quyền, pháp quyền trong giao dịch với Trung Quốc”, chẳng hạn như tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh, mặc dù 58% lo lắng về hậu quả kinh tế của việc làm đó.
Việc Canada tách rời khỏi Trung Quốc cũng có thể tưởng tượng được vì Thủ tướng Justin Trudeau – người vào năm 2013 đã bày tỏ “mức độ ngưỡng mộ mà tôi thực sự dành cho Trung Quốc vì chế độ độc tài cơ bản của họ đang cho phép họ thực sự xoay chuyển nền kinh tế của mình nhanh chóng”—đã bắt đầu rút lại sự say mê của mình, phát ngôn với một đường lối cứng rắn và chỉ định một kẻ cứng rắn chống Trung Quốc làm cố vấn an ninh quốc gia của mình.
Đảng Bảo thủ từ lâu đã thù địch với Trung Quốc và có khả năng vẫn như vậy.
Cả hai bên đều không nghi ngờ gì về phản ứng ngày càng tăng của người dân Canada đối với ĐCSTQ – chỉ có 16% người Canada hiện có quan điểm ủng hộ nước này, giảm so với 48% khi chỉ ở 5 năm trước và 58% vào năm 2005.
Một nơi không đau đớn và thận trọng để bắt đầu tách rời là các quỹ hưu trí công, bắt đầu với Ban đầu tư Kế hoạch Hưu trí Canada (CPPIB) trị giá 520 tỷ USD, cơ quan quản lý Kế hoạch Hưu trí Canada của chính phủ liên bang và là một trong 10 quỹ tài sản có chủ quyền lớn nhất trên thế giới.
Khoản đầu tư 57.5 tỷ USD của CPPIB vào các công ty Trung Quốc— một số tiền lớn gấp đôi so với xuất cảng hàng năm của Canada sang Trung Quốc và gấp 4 lần đầu tư của họ vào các công ty Ấn Độ —đại diện cho 12% trong toàn bộ danh mục đầu tư và rủi ro tương tự, đặc biệt là đối với quỹ có nhiệm vụ “tối đa hóa lợi nhuận mà không có rủi ro mất mát quá mức ” trong việc bảo vệ lương hưu của hơn 20 triệu người đóng góp và người thụ hưởng trong dài hạn.
Không có thị trường lớn nào rủi ro hơn Trung Quốc. Nếu ĐCSTQ tấn công Đài Loan —như đã đe dọa—thì một cuộc chiến tranh rộng hơn liên quan đến Nhật Bản và Hoa Kỳ có thể dẫn đến các lệnh cấm vận thương mại của phương Tây và sự trả đũa của Bắc Kinh, tất cả đều sẽ gây nguy hiểm cho các khoản đầu tư vào các công ty Trung Quốc.
Ngay cả khi không có một cuộc chiến tranh lớn, bất ổn vẫn có rất nhiều.
Nếu ông Donald Trump hoặc một thành viên Cộng Hòa cứng rắn khác giành được chức tổng thống vào năm 2024, như nhiều cuộc thăm dò dự đoán, thì giá trị của cổ phiếu Trung Quốc và các tài sản khác sẽ trở nên biến động và không chắc chắn.
Hoặc phương Tây có thể mất lòng khoan dung đối với việc 80,000 người Duy Ngô Nhĩ bị cưỡng bức lao động phục vụ cho các công ty đa quốc gia của Trung Quốc và nước ngoài — các công ty mà CPPIB đang đầu tư vào 55 tỷ USD — khiến phương Tây tẩy chay và dẫn tới sự trả đũa vốn luôn nhạy bén của ĐCSTQ (CCP).
Bắc Kinh thậm chí có thể tiếp tục bắt người phương Tây làm con tin để tiếp tục nghị trình của mình, như đã làm với hai ông Michaels của Canada và hai người Úc khi họ không đồng ý với chính phủ của họ.
CPPIB nhận ra những rủi ro địa chính trị này và tuyên bố có thể quản lý chúng. Nhưng trong khi việc đặt cược vào các sự kiện địa chính trị có thể là phù hợp với các quỹ đầu cơ nhanh nhẹn và các công ty đầu tư tư nhân khác mà những khách hàng có thu nhập cao sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn để hứa hẹn có phần thưởng lớn, thì dường việc đặt cược vào các sự kiện địa chính trị như vậy không phù hợp với một kế hoạch lương hưu công chúng trong việc bảo vệ thu nhập hưu trí của hơn một nửa tổng số người dân Canada.
Bối cảnh trong nước của Trung Quốc cũng đầy rủi ro. Không giống như những người tiền nhiệm ủng hộ thị trường, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ngày càng nghi ngờ sức mạnh của khu vực tư nhân, điều mà ông ta lo ngại có thể đe dọa ĐCSTQ.
Theo báo cáo của Tân Hoa xã vào tháng Một, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã quyết định “điều tra và trừng phạt các hành vi tham nhũng đằng sau việc mở rộng vô trật tự của các công ty độc quyền về vốn và nền tảng, đồng thời cắt đứt mối liên hệ giữa quyền lực và vốn.”
Theo Bloomberg, năm 2021, cuộc đàn áp quy định của Trung Quốc đã xóa sổ hơn 1 ngàn tỷ USD giá trị thị trường.
Alibaba và cựu giám đốc điều hành Jack Ma—từng là con cưng của sự tin tưởng vào bộ não của CPPIB —nằm trong số những người ở trong tầm ngắm của ĐCSTQ. Khoản đầu tư 160 triệu USD của CPPIB vào Alibaba, ban đầu hoạt động tốt, đã mất khoảng 60% giá trị sau khi các nhà chức trách rút giấy phép IPO cho Ant Group của ông Ma, mà trong công ty này CPPIB đã đầu tư 600 triệu USD.
Nhiều người tin rằng, sự phá sản của IPO là quả báo cho sự chỉ trích công khai của ông Ma đối với hệ thống quản lý của Trung Quốc. Vào đầu năm nay, Alibaba đã nhận một sự áp chế khác, cũng như các công ty công nghệ khác mà ông Tập lo ngại, trong điều có thể là sự khởi đầu của một xu hướng: ông Tập đã ủng hộ việc cắt giảm quy mô khu vực doanh nghiệp của Trung Quốc thông qua việc phân phối lại của cải cho dân chúng.
CPPIB càng sớm rời khỏi Trung Quốc chứng nào, những người về hưu hiện tại và tương lai của Canada càng sớm được thoát khỏi rủi ro liên quan đến các khoản đầu tư vào Trung Quốc của ông Tập. Điều đó cũng áp dụng cho La Caisse de Depot et Placement du Québec, British Columbia Investment Management Corporation, Ontario Teacher’s Pension Plan Board, và các quỹ hưu trí công và tư khác của Canada.
Đầu tư vào con đường nhanh chóng của Trung Quốc là trái với sự thận trọng mà người ta nên mong đợi từ các quỹ hưu trí và trái với mong muốn của tuyệt đại đa số người Canada, những người mà họ có trách nhiệm nhận ủy thác, và là những người không mong muốn hỗ trỡ cho một trong những những nhà cầm quyền đáng chê trách nhất trên thế giới.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Bà Patricia Adams là một nhà kinh tế học và là Chủ tịch của tổ chức nghiên cứu Energy Probe Research Foundation và Probe International, một tổ chức tư vấn độc lập ở Canada và trên thế giới. Bà là chủ biên của dịch vụ tin tức Internet Three Gorges Probe và Odious Debts Online và là tác giả hoặc biên tập viên của nhiều cuốn sách. Các cuốn sách và bài báo của bà đã được dịch sang tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bengali, tiếng Nhật và tiếng Indonesia. Quý vị có thể liên lạc với bà tại [email protected]
Ông Lawrence Solomon là một ký giả chuyên mục của The Epoch Times, tác giả, và giám đốc điều hành của Viện Chính sách Người tiêu dùng ở Toronto. Địa chỉ của ông: [email protected].
Hoàn Nguyên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: