Cổ phiếu bất động sản tại Hồng Kông mất giá nhiều nhất kể từ tháng 05/2020 do hoang mang về sự sụp đổ của Evergrande
Cổ phiếu bất động sản của Hồng Kông chứng kiến khoản lỗ lớn nhất kể từ tháng 05/2020 trong bối cảnh nhà đầu tư ngày càng lo lắng về việc công ty bất động sản Evergrande của Trung Quốc sụp đổ và sự kìm hãm bất động sản của quốc gia này.
Chỉ số Hang Seng (HSI) giảm hơn 3% khi Trung Quốc và Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 05/2020.
Đại công ty bất động sản Hồng Kông Henderson Land Development Co. cũng giảm 13.9%, mức bán tháo lớn nhất trong hơn một năm qua. Sun Hung Kai Properties Ltd. giảm 10.34% và cũng sẵn sàng cho khoản lỗ lớn nhất kể từ năm 2016. CK Asset Holdings Ltd. cũng giảm 9.32%.
Cổ phiếu của China Evergrande Group đã giảm 10.24%, sau khi giảm tới 17% vào đầu ngày. Cổ phiếu của tập đoàn này đã giảm hơn 80% trong năm 2021 do phải vật lộn với nợ nần chồng chất.
Công ty đang mắc nợ hơn 300 tỷ USD, khiến nó trở thành nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới và công ty đang cố gắng huy động vốn để trả cho nhiều người cho vay, nhà cung cấp, và nhà đầu tư của mình. Evergrande đã nhiều lần cảnh báo rằng công ty này có thể vỡ nợ và khoản nợ phải trả trị giá 305 tỷ USD có thể gây ra rủi ro lớn hơn cho hệ thống tài chính của đất nước nếu không được ổn định.
Theo bà Jenny Zeng, đồng trưởng bộ phận Thu nhập Cố định Á Châu tại AllianceBerntein, nếu nhà phát triển bất động sản sụp đổ, nó sẽ có tác động mạnh đến các nhà phát triển bất động sản khác của Trung Quốc và Hồng Kông, và sẽ lây lan sang phần còn lại của nền kinh tế.
Bà Zeng nói với CNBC hôm 17/09: “Trong thị trường [nợ] USD ngoại quốc, có một phần lớn các nhà phát triển bất động sản [những công ty ] được hiểu là rơi vào tình trạng sắp phá sản rất cao.”
Bà Zeng lưu ý rằng các nhà phát triển bất động sản “không thể tồn tại lâu hơn nữa” nếu kênh tái cấp vốn tiếp tục bị đóng lại. Tuy nhiên, bà đã phủ nhận các báo cáo ví nó như sự phá sản của Lehman Brothers 13 năm trước, khi đó khiến chỉ số Công nghiệp Dow Jones giảm 6.98%.
Bà Zeng lưu ý đến sự phân đoạn của thị trường bất động sản Trung Quốc.
Bà Zeng nói: “Bất chấp quy mô của Evergrande – tất cả chúng ta đều biết đây là nhà phát triển bất động sản lớn nhất ở Trung Quốc, có thể là lớn nhất thế giới – [công ty] vẫn chỉ chiếm 4% và giờ nó thậm chí còn ít hơn trong tổng thị trường bán hàng hàng năm. Các khoản nợ, đặc biệt là nợ trong nước, đã có thế chấp đủ.”
Evergrande cho biết hôm 20/09 rằng họ đã bắt đầu trả nợ cho các nhà đầu tư giữ các sản phẩm quản lý tài sản (trái phiếu) của mình bằng bất động sản.
Thêm vào áp lực do Evergrande nợ chồng chất gây ra là nhà đầu tư ngày càng tức giận về việc đàn áp lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc, vốn đã chứng kiến các nhà chức trách ra tay kiềm chế ngành bất động sản trong năm qua, bao gồm thắt chặt các quy định mua nhà và giới hạn cho vay từ các ngân hàng trong khi thúc giục các ông trùm bất động sản quyền lực đổ tài nguyên và ảnh hưởng vào việc hậu thuẫn cho các lợi ích của Bắc Kinh.
Hiện vẫn chưa rõ chính xác các quan chức sẽ thực hiện những hành động nào trong việc ức chế lĩnh vực bất động sản hoặc liệu có một thời hạn [cho việc này] hay không, nhưng các nhà đầu tư đã lo ngại.
Ông Philip Tse, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu bất động sản Hồng Kông và Trung Quốc tại BOCOM International, nói với Bloomberg: “Mọi người có thể lo lắng về việc liệu họ có phải gánh thêm trách nhiệm xây thêm nhà ở có trợ giá hay không. Các nhà đầu tư ngoại quốc sẽ lo ngại liệu có hay không các vấn đề hành chính ở Trung Quốc sẽ dẫn đến giới hạn giá, giới hạn mua hàng nghiêm ngặt hơn, hoặc cần phải có một số bằng chứng nộp thuế để trả tiền mua căn hộ.”
Cô Katabella Roberts là một phóng viên hiện đang sống tại Thổ Nhĩ Kỳ. Cô đưa tin tức và kinh doanh cho The Epoch Times, tập trung chủ yếu vào Hoa Kỳ.
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: