Chuyến phiêu lưu lớn tại quốc gia nhỏ nhất thế giới – Liechtenstein
Đây là lần đầu tiên tôi đón xe buýt để đến một quốc gia hoàn toàn khác biệt. Con đường uốn lượn quanh co dần lên cao vào dãy Alps. Hầu hết cuộc hành trình là ở trên tàu hỏa, xuyên suốt qua cả chiều ngang của nước Áo, rồi trèo lên những đỉnh núi phủ tuyết trắng ở Switzerland.
Cuối cùng, tôi cũng đã được xuống khỏi toa xe hiện đại và êm ái tại một thị trấn nhỏ Buchs, một nơi đẹp như tranh vẽ của Thụy Sĩ tỏa sáng dưới ánh mặt trời. Ngắm nhìn những chiếc hộp trồng hoa bằng gỗ trên các ban công và một con phố mua sắm nhỏ bé nhưng nhộn nhịp, tôi được một người đàn ông thân thiện với bộ ria mép hướng dẫn cho tôi quãng đường còn lại.
Nhìn tôi với một chút quan tâm, anh ấy nhắc tôi nên đổi một số chuyến xe buýt khác nhau để đến được nơi tôi cần.
“Hãy đón chuyến xe số 12, xuống sân ga, đợi năm phút, rồi lên chuyến xe số 11,” anh ấy nói giọng Đức, ái ngại liệu tôi có thể hoàn thành việc di chuyển phức tạp như thế này không.
“Nếu bạn cảm thấy chưa rõ thì hãy hỏi tiếp ở đó nhé, sẽ có người xung quanh chỉ tiếp đường đi cho bạn thôi.”
Mặc dù anh ấy có nghi ngờ, nhưng mọi thứ đều diễn ra rất tốt. Một biển báo đơn giản đánh dấu ở biên giới. Cả chuyến hành trình bao gồm cả việc chuyển tiếp chuyến xe chỉ mất ít hơn 20 phút, để đến được trái tim của Vaduz, thủ đô của đất nước Liechtenstein.
Liechtenstein là một nơi rất vui vẻ. Là một lãnh thổ nhỏ nằm kẹp giữa nước Áo và Switzerland, được bao quanh bởi Sông Rhine hùng vĩ, sự tồn tại của nó bao gồm một số điều kỳ lạ nhưng thú vị. Có diện tích khoảng 60 dặm vuông, khoảng cách từ Bắc tới Nam là 15 dặm, nó là quốc gia nhỏ nhất thế giới có biên giới giáp với hai quốc gia khác nhau. Và một trong hai quốc gia đó là bị khóa lãnh thổ hai lần ( nghĩa là bạn cần phải đi qua hai quốc gia khác nhau để có thể đến được bờ biển.)
Theo một cách nào đó, đất nước nói tiếng Đức này giống như một vương quốc thời trung cổ và có lẽ điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Liechtenstein vẫn được cai trị bởi một hoàng tử, và lâu đài mà Ông đang sinh sống cùng gia đình tọa lạc trên sườn một ngọn núi mà nhiều thần dân của ông, những người sống trong thung lũng trải rộng bên dưới, với tổng số ít hơn 40,000 người – có thể nhìn thấy.
Công quốc này được đặt tên từ khi gia tộc thống trị nơi đây chiếm được Lâu đài Liechtenstein ở tiểu bang Lower Austria từ những năm 1140, và trải qua hàng nhiều thế kỷ mở rộng lãnh thổ đến các đồng bằng to lớn ở Âu Châu, ở Moravia (nay là một phần của Cộng Hòa Séc), Silesia (ngày nay là Phần Lan), và Styria (Slovenia và Austria). Họ cũng là lãnh chúa của hai quốc gia láng giềng – là Vaduz và Schellenberg – lần lượt trong năm 1699 và 1712. Vào năm 1719, Vua Charles VI thống nhất các quốc gia trên lại và tuyên bố Liechtenstein là một công quốc trong Đế Chế La Mã Thần Thánh.
Khi Vua Napoleon nắm quyền thống trị đế chế vào năm 1805, ông đã giải thể các hiệp định phong kiến, có nghĩa là Liechtenstein không còn bất cứ nghĩa vụ gì với vương triều nữa. Vào năm 1866, với sự giải thể của Liên Bang Đức, quốc gia này đã giành được độc lập của mình.
Đây là quốc gia giữ trung lập trong hai lần chiến tranh thế giới, và được công nghiệp hóa trong giai đoạn hậu chiến tranh. Sau đó, dưới thời Hoàng Tử Hans Adam đệ nhị, công quốc đã gia nhập vào Liên Hợp Quốc, Hiệp Hội Thương Mại Tự Do Âu Châu, và Tổ Chức Thương Mại Thế Giới.
Thông qua một loạt các thay đổi với Hiến Pháp, Hoàng Tử đã tìm cách gia tăng quyền lực của mình. Điều này đã dẫn đến một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2003, và Liechtensteiners đã bỏ phiếu chấp nhận khả năng phủ quyết luật pháp của ông, mặc dù họ bảo lưu quyền loại bỏ Ông bằng một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, nếu họ cho rằng điều đó là cần thiết.
Ngày nay, 130 phòng của Lâu đài Vaduz là nơi ở hàng ngày của Hoàng Tử Alois và Nữ Công Tước Sophie, người đã nuôi dạy 4 đứa con sau những bức tường dày của cung điện ấy. Đây không phải là loại cung điện (như Versailles hoặc Pena) nơi bạn có thể tham gia chuyến tham quan có hướng dẫn viên. Thực tế, đây là một khu dân cư hiện hữu đang hoạt động, những cánh cổng của lâu đài 900 tuổi này luôn duy trì tình trạng đóng trong suốt 364 ngày mỗi năm, và chỉ mở cửa để mọi người có thể nhìn thoáng qua bên trong vào ngày 15 Tháng 8 hàng năm, Lễ Staatsfeiertag, “Ngày 4 Tháng 7” phiên bản Công Quốc.
Nhưng điều đó không có nghĩa là Hoàng tử sống xa lánh mọi người. Khi tôi đi dạo ở con phố đi bộ trong trung tâm của Vaduz, băng qua các cửa hàng thời trang cao cấp, các cửa hiệu đồng hồ, và Tre Cavalli, một bức tượng hình ba con ngựa bằng đồng sống động, tôi đã bước vào tòa bảo tàng quốc gia. Trò chuyện với người phụ nữ làm việc ở bàn lễ tân, cô nói là cô thường xuyên nhìn thấy Hoàng Tử Alois và mọi người khác cũng vậy.
“Họ thường đạp xe đạp băng qua thị trấn,” Cô cho biết.
Bảo tàng nằm trong một tòa nhà có từ năm 1438, nơi đây đã từng là một quán rượu và trụ sở của chính phủ (không đồng thời.) Điều này thật tuyệt vời, mặc dù một số vị trí chi tiết bị tổn hại một chút trong quá trình chuyển đổi. Một loạt các mẫu hình đầu thú có sừng — làm từ vật liệu kẻ sọc nhiều màu — xếp hàng trên cùng gần với trần nhà phía cầu thang chính. Có một phòng dành riêng để trưng bày những bức chân dung của mèo. Ngoài việc trình bày chi tiết lịch sử của Liechtenstein và trưng bày các bức tranh lịch sử, bảo tàng còn trưng bày các ví dụ về động vật hoang dã của công quốc, bao gồm dê núi, hải ly và nhiều loài chim săn mồi khác nhau.
Điều này nhắc nhở chúng ta rằng, mặc dù diện tích nhỏ bé, nhưng vẫn có rất nhiều khu vực hoang dã nơi đây. Sải bước ra ngoài, tôi để tấm bản đồ vào trong giỏ xách, và cứ vậy tiến bước về phía trước, không có nhắm đến một nơi cụ thể nào, cứ đi và chuyển hướng một cách tự do, cho đến khi tôi cảm thấy rằng tôi đã quen thuộc với nơi này.
Ở phía trên, Lâu Đài Vaduz giữ vững vị trí đắc địa của nó. Băng qua một con lạch ngoằn ngoèo và đi qua những ngôi nhà dân cư nhỏ xinh, ngay phía trước, tôi đã tìm thấy sông Rhine. Rộng, nhưng nông, nước hơi âm u và trong xanh, giống như những con suối trên núi thường có; thung lũng rộng lớn ở đây là một bức tranh toàn cảnh 360 độ về những đỉnh núi Alps phủ tuyết trắng cao vút.
Dọc theo bờ sông, trên lối đi bộ và trong một loạt các công viên nối liền nhau, mọi người đi bộ, chạy bộ và tận hưởng ánh nắng mặt trời tuyệt đẹp. Ngay đó có một gia đình, ống quần được xoắn lên đến tận đầu gối, đang lội qua dòng nước sông xanh mát để đến một tảng đá nhỏ ở ngay giữa dòng sông.
Và rồi sau đó, có một việc ngoài dự kiến của tôi: một chiếc cầu bằng gỗ, có mái che. Chiếc cầu bắc ngang qua sông Rhine, kết nối hai bờ Liechtenstein và Switzerland. Sau này tôi mới biết đó là cầu Alte Rheinbrücke (hay còn gọi là Cầu Cũ) dài 440 feet, và cũng là cây cầu gỗ duy nhất còn tồn tại bắt qua sông Rhine. Đi bộ trên cầu, tôi thấy một ký hiệu nhỏ đánh dấu biên giới, quốc kỳ của mỗi quốc gia được gắn ở hai đầu cầu, và mọi người thì vẫy tay nhau mỗi khi đi bộ hoặc đạp xe băng qua cầu.
Bước vào một “chiếc xe buýt” bằng gỗ, tôi đã ghi dấu thêm một “lần đầu” thực hiện — đi bộ ra khỏi một đất nước, bằng một cây cầu có mái che. Đó là một kỷ niệm tuyệt vời, ở một quốc gia nhỏ bé, xa lạ và xinh đẹp. Từng bước đi ra khỏi biên giới của nó, xong rồi lại từng bước quay lại. Tuy là nhỏ bé, nhưng còn rất nhiều điều ở Liechtenstein để có thể khám phá trước khi mặt trời từ từ lặn xuống.