Chuyên gia: Sự khác biệt trong tham vọng của Nga và Trung Quốc ở Afghanistan
Các phe phái chính sách ở Nga đang chia rẽ về việc liệu quốc gia này có nên cam kết cố gắng phù hợp với tham vọng kinh tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Afghanistan hay chỉ đơn thuần là muốn làm việc trong không gian an ninh Trung Á, theo các chuyên gia am hiểu vấn đề này.
Ông Maxim Suchkov, một thành viên cao cấp tại Phòng thí nghiệm Phân tích Xu hướng Quốc tế tại Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Moskva, nói rằng đã có sự chia rẽ về việc liệu những rủi ro của việc xây dựng nhà nước ở Trung Đông có xứng đáng với lợi nhuận tiềm năng của việc khai thác kim loại đất hiếm trị giá 1 ngàn tỷ USD của Afghanistan hay không.
Ông Suchkov cho biết, “Có một cuộc tranh luận trong cộng đồng hoạch định chính sách của Nga ngay lúc này về quy mô tham vọng mà Nga nên tầm cầu ở Afghanistan. Trong đó một nhóm đề nghị rằng Nga nên tìm kiếm thỏa thuận toàn diện, không chỉ an ninh, mà còn cố gắng khai thác một số cơ hội thăm dò kim loại đất hiếm, và các dự án phát triển kinh tế khác.”
Ông nói thêm, “Nhóm còn lại đang thận trọng đối với sự can dự sâu rộng này và nói rằng chiến lược của chúng tôi chỉ nên theo định hướng an ninh. Vì thế, Nga không nên quan tâm đến việc xây dựng nhà nước hoặc sự phát triển hay cơ sở hạ tầng của Afghanistan vì đó là một hố đen sẽ rút cạn tất cả các nguồn lực.”
Nhận xét của ông Suchkov được đưa ra trong một hội thảo trực tuyến do Trường Fletcher thuộc Đại học Tuft tổ chức nhằm thăm dò những hậu quả của một Afghanistan do Taliban lãnh đạo đối với tương lai của Nga, Trung Quốc và Trung Á.
Sau sự trỗi dậy của Taliban, có một số suy đoán rằng Nga và Trung Quốc sẽ nhanh chóng nắm bắt cơ hội khai thác khối tài sản khoáng sản khổng lồ của Afghanistan, nhưng nhận xét của ông Suchkov cho thấy rằng, ít nhất đối với Nga, một đề xướng như vậy chứa những cạm bẫy rõ ràng.
Ông Suchkov cũng lưu ý rằng sự khác biệt này có thể bị bỏ qua trong bối cảnh của Hoa Kỳ vì có xu hướng nhìn nhận Nga và Trung Quốc đang cùng hành động chống lại Hoa Kỳ trong khi trên thực tế, họ có thể chỉ là đang hành động tương nhau mà thôi. Ông nhấn mạnh các cuộc tấn công của Nga và Trung Quốc vào thất bại của Hoa Kỳ ở Afghanistan là một ví dụ về điều này.
“Liên quan đến Afghanistan, Hoa Kỳ đã làm được nhiều hơn cả Nga và Trung Quốc cộng lại trong việc làm suy yếu vị thế của họ,” ông Suchkov nói. “Thế nên ở đây Nga và Trung Quốc theo một cách nào đó đang tận hưởng món hời này để hả hê và công kích, và tận dụng tối đa các hành động của Hoa Kỳ ở Afghanistan.”
“Việc này có thể tạo ra cảm giác rằng họ đang cố gắng cùng nhau làm điều gì đó trong vấn đề Afghanistan. Nhưng, có lẽ yếu tố mới duy nhất gắn kết Moscow và Bắc Kinh lúc này là mối lo ngại sâu sắc về những gì có thể xảy ra tiếp theo [ở Afghanistan].”
Bà Niva Yau Tsz Yan, một thành viên tại Chương trình Á-Âu của Viện Nghiên cứu Chính sách Ngoại giao ở Philadelphia, đồng tình rằng Nga và Trung Quốc duy trì sự đồng thuận vững chắc về các mục tiêu của nhau ở Trung Á, nhưng đã có một áp lực tại Trung Quốc khiến cho Trung Cộng phải cố gắng để sánh ngang với sự hiện diện an ninh của Nga.
Bà Yan cho hay, “Các học giả Trung Quốc đã nói rằng nếu Trung Quốc không tham gia quân sự hoặc Trung Quốc không làm được nhiều hơn trên mặt trận an ninh, thì cuối cùng các quốc gia Trung Á sẽ nhận ra rằng rốt cuộc thì Nga là nhà cung cấp an ninh duy nhất có thể thực hiện một cách cụ thể những điều mang lại bảo đảm thực tế rằng mọi thứ sẽ ổn thỏa.”
“Trung Quốc cực kỳ bất an về điều này,” bà Yau nói thêm.
Bà Yau lưu ý rằng các chỉ huy Trung Quốc trong khu vực thường xuyên vây quanh bởi các phiên dịch viên vì tiếng Nga mới là ngôn ngữ thường dùng của không gian an ninh này. Mặc dù Trung Quốc có thể phát triển vượt bậc về kinh tế, nhưng quân đội Nga mới là bên thắng thế trong các vấn đề quân sự, bà Yau nói.
Theo Bà Nargis Kassenova, một thành viên cao cấp trong Chương trình về Trung Á tại Trung tâm Davis về các Nghiên cứu Nga và Á-Âu tại Đại học Harvard, người cũng đã diễn thuyết trong hội thảo trực tuyến này, vị trí thống trị an ninh của Nga ở Trung Á có thể đang suy yếu.
“Ở Trung Á có một số cạnh tranh trong lĩnh vực an ninh. Tình thế đang thay đổi,” bà Kassenova nói. “Trước đây, Nga có kiểu độc quyền này, nhưng giờ đây vị thế của họ đang mờ nhạt dần.”
Dẫn chứng cho sự thay đổi này, bà Kassenova chỉ ra rằng Trung Cộng gần đây đã phát triển một căn cứ quân sự ở biên giới Tajikistan và Afghanistan. Trong khi đó, các lực lượng Phi Châu có liên kết với Trung Quốc đang bắt đầu học tiếng Quan Thoại và do đó có thể bắt đầu chuyển từ rào cản ngôn ngữ sang hợp tác quân sự nhiều hơn, bà nói.
Nhìn chung, cả ba vị chuyên gia này đều tán thành rằng Nga và Trung Quốc có những tham vọng khác nhau ở Afghanistan, nhưng bất kỳ báo cáo nào về sự rạn nứt trong mối bang giao của họ đều đã bị phóng đại. Họ xác nhận rằng hai quốc gia này có khả năng sẽ tiếp tục xây dựng mối bang giao của họ nhưng, cũng như với rất nhiều nỗ lực của [hai bên] Trung-Nga, hình thức mà quá trình này sẽ diễn ra có thể là mỗi quốc gia theo đuổi các mục tiêu riêng của họ song song với nhau, thay vì làm việc cùng nhau.
Ông Andrew Thornebrooke là một phóng viên tự do chuyên đưa tin về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc với trọng tâm là quốc phòng và an ninh. Ông có bằng Thạc sĩ lịch sử quân sự tại Đại học Norwich và là tác giả của bản tin Quixote Hyperdrive.
An Nhiên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: