Chuyên gia: Liên minh toàn cầu chống ĐCSTQ đang hình thành
Kể từ năm nay, ngoài chiến tranh thương mại với Trung Quốc, Hoa Kỳ còn phát động cuộc đối đầu chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trên mọi mặt trận, đồng thời kêu gọi thành lập một liên minh quốc tế chống cộng sản trên toàn thế giới.
Vì [Chủ tịch Thượng viện] Séc thăm Đài Loan bị Trung Quốc đe dọa, nên Châu Âu đã bị buộc phải chọn đứng về phía bên nào, và tỏ ra bất mãn mạnh mẽ đối với Trung Quốc. Ngay sau đó, Đức đã đưa ra chính sách mới đối với Trung Quốc. Để phòng ngự trước sự đe dọa của Trung Quốc, Hoa Kỳ sẽ thành lập “NATO Châu Á” với bốn thành viên an ninh. Các chuyên gia chỉ ra rằng một liên minh chống cộng sản toàn cầu đang hình thành.
Hoa Kỳ đang tấn công Trung Quốc trên mọi mặt
Trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ liên tục có những hành động phản công Trung Quốc. Ngày 22/7, đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, tiểu bang Texas. Ngày 3/8, tuyên bố cấm WeChat và TikTok, phiên bản quốc tế của ứng dụng Douyin của Trung Quốc. Ngày 26/8, tuyên bố trừng phạt đối với 24 doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc.
Bước vào tháng 9, Hoa Kỳ đã công bố những hạn chế đối với hoạt động của các nhà ngoại giao Trung Quốc tại Hoa Kỳ, trục xuất các sinh viên và học giả do nhà nước Trung Quốc gửi đến; hạn chế sinh viên Trung Quốc đại lục học tập tại Hoa Kỳ; trước cuối năm nay có thể đóng cửa các Viện Khổng Tử; và công bố chính sách mới nhằm chống lại hành vi trộm cắp công nghệ của Trung Quốc. Gần đây, có thông tin cho rằng nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc SMIC sẽ bị đưa vào danh sách đen thương mại. Trong thời gian sắp tới, Hoa Kỳ sẽ còn công bố các chính sách trọng đại chống lại Trung Quốc.
Giáo sư Tạ Điền (Xie Tian) của trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina, Hoa Kỳ, trả lời The Epoch Times rằng Hoa Kỳ đang hình thành một cuộc phản công toàn diện chống lại Trung Quốc. Hiện tại, ngoài lĩnh vực thương mại hai nước vẫn đang duy trì thỏa thuận giai đoạn 1 thì tất cả các lĩnh vực khác, bao gồm quan hệ quân sự, chính trị và quốc tế gần như đang và đã trở nên đối đầu với nhau.
“Tại châu Á, Hoa Kỳ đưa các tàu chiến đến tuần tra trên Biển Đông, dùng trinh sát cơ tiếp cận và trinh sát gần biên giới Trung Quốc đại lục. Về vấn đề Đài Loan, Hoa Kỳ tích cực ủng hộ, hỗ trợ Đài Loan, còn gửi cả quân đội và binh lính đến Đài Loan, thậm chí tăng cường bán vũ khí. Về phần phía Tây Trung Quốc thì [Hoa Kỳ] tăng cường quan hệ với Ấn Độ và củng cố chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Hỗ trợ các quốc gia khác như Việt Nam, Philippines, Singapore, chống lại các lập trường của Trung Quốc về Biển Đông.”
“Ở Trung Đông, ông Trump đã thành công hòa giải ngoại giao giữa Israel – UAE, nhiều quốc gia Ả Rập cũng sẽ tiếp tục ủng hộ, và Hoa Kỳ hiện đang rút dần quân khỏi Trung Đông để dồn toàn lực lượng phản công Trung Quốc. Ngoại trưởng Mike Pompeo của chính quyền TT Trump liên tiếp công du các nước Châu Âu, gặp gỡ Ngoại trưởng Úc nhằm xây dựng một liên minh chống cộng trên toàn thế giới.”
“Về vấn đề dịch bệnh, Hoa Kỳ nhất định sẽ tìm Trung Quốc để ‘tính sổ’. Ngoài ra, Hoa Kỳ đã thông qua một thỏa thuận mới giữa Hoa Kỳ-Canada-Mexico, cùng Canada và Mexico hình thành nhóm Bắc Mỹ hùng mạnh. Vì vậy, tôi nghĩ về cơ bản hiện nay là bóng tối trước bình minh, hoặc án binh bất động trước bình minh.”
“Một khi dây xích mậu dịch kinh tế Hoa Kỳ – Trung Quốc đứt đoạn thì cuộc tấn công toàn diện của Hoa Kỳ với Trung Quốc sẽ phát sinh sự chuyển biến đột ngột”, ông Tạ Điền cho biết.
Đẩy mạnh vận động hành lang Châu Âu thành lập một liên minh kháng cộng
Để đối đầu toàn diện với Trung Quốc, Hoa Kỳ bắt đầu với Châu Âu. Các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ gần đây đã có ba chuyến thăm sát nhau tới các nước Châu Âu để phát động “Liên minh chống Cộng”. Tại Hội nghị thượng đỉnh Dân chủ Copenhagen diễn ra ngày 19/06/2020 qua video, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã cảnh báo Châu Âu rằng Trung Quốc là “Kẻ có hành động lưu manh” trên trường quốc tế và đang có ý đồ thống trị thế giới. Nếu xích lại gần Trung Quốc sẽ đánh mất giá trị cốt lõi của chính mình.
Ông Lý Dậu Đàm, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Phát triển Quốc gia của Đại học Chính trị Đài Loan, nói với The Epoch Times , “Hoa Kỳ lẽ ra nên thành lập liên minh tự do dân chủ toàn cầu từ lâu. Bởi vì sự trỗi dậy của Trung Quốc đã gây ra thiệt hại rất nghiêm trọng cho các nước tự do trên thế giới.”
Theo phân tích của tổ chức Freedom House về mức độ tự do ở các quốc gia trên thế giới, từ năm 2005 đến nay, mức độ tự do đang suy thoái hàng năm, “bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines và thậm chí cả Nga. Sau khi dân chủ hóa, các nước này đều đã thoái lui trở lại chế độ chuyên chế độc tài. Indonesia, Thái Lan và Philippines từng là tự do dân chủ, nay đã lùi lại đến mức không còn tự do dân chủ nữa. Sự trỗi dậy của chế độ toàn trị và chuyên chế Trung Quốc, sử dụng kinh tế để mua chuộc thế giới phương Tây, rất hấp dẫn đối với các nhà cầm quyền ở các nước này, bao gồm Đức và các quốc gia EU”.
Tuy nhiên, ông Lý Dậu Đàm cho rằng có hai điều đã đánh thức Châu Âu và tạo cơ hội cho Hoa Kỳ thành lập “Liên minh chống Cộng. Nếu Hoa Kỳ chỉ gây chiến thương mại, các nước Châu Âu sẽ không thức tỉnh. Nhưng khi Trung Quốc đàn áp Hồng Kông, thêm vào đó là trong việc đại dịch phát sinh và phát triển cho đến nay, trách nhiệm của Trung Quốc trong việc che giấu dịch bệnh khiến lây lan toàn cầu là không thể trốn tránh, nên việc Hoa Kỳ thành lập một liên minh tự do dân chủ toàn cầu là điều không thể tránh khỏi.”
Ông Lý Dậu Đàm nói, tình hình Châu Âu rất phức tạp, nhưng chiến lược chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ ngày càng linh hoạt. “Nếu Đức và Ý không hợp tác, Hoa Kỳ sẽ đến Cộng Hòa Séc và các nước khác để thành lập liên minh với họ trước, miễn là toàn bộ EU đoàn kết nhất trí”.
Ngày 1/9, ông Vương Nghị đến trạm dừng chân cuối cùng là nước Đức, trong cuộc họp báo song phương, Ngoại trưởng Đức dùng ngôn ngữ cơ thể để biểu đạt sự chán ghét đối với ông Vương Nghị. Trong lúc phát biểu, ông nói rằng, “Ở đây không đón nhận sự uy hiếp, yêu cầu rút lại ‘Luật an ninh quốc gia phiên bản Hồng Kông’”; tương lai sẽ còn có nhiều quốc gia của Liên minh Châu Âu viếng thăm Đài Loan hơn nữa.
Liên minh phản cộng toàn cầu đang hình thành
Vào lúc ông Vương Nghị vừa đi, ngày 2/9, chính phủ Đức công bố chính sách ngoại giao mới: “Tiêu chuẩn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, hy vọng có thể tăng cường hợp tác cùng các nước Châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, để thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Liên minh Châu Âu. Đây là nước thứ hai trong EU sau Pháp thông qua chiến lược khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Truyền thông nước Đức cho biết, điều này có nghĩa là chính sách của nước Đức đối với Trung Quốc đã bắt đầu chuyển biến.
Ông Tạ Điền cho biết, chính sách này xác thực là có đổi hướng, vì Trung Quốc đã “thâm canh” nước Đức nhiều năm, và cũng luôn muốn lôi kéo các nước để đối kháng với Hoa Kỳ, hoặc ít nhất hy vọng không để cho Châu Âu và Hoa Kỳ liên kết đối phó Trung Quốc.
“Sự chuyển biến này ít nhất đối với Trung Quốc mà nói là một cú bạt tai, mặc dù nước Đức vẫn chưa hoàn toàn đứng về phía Hoa Kỳ, nhưng họ đã biểu đạt rõ ràng là sẽ đứng về phía Ấn Độ. Ít nhất tình thế các nước Châu Âu sẽ liên hiệp lại, liên hiệp với Ấn Độ, đối kháng với Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, điều này khiến Trung Quốc hết sức lo lắng.”
Ông Tạ Điền cho rằng, lần này chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Đức chuyển biến là một sự khởi đầu hết sức tốt. Ông nói, “Cuộc đối đầu giữa Trung Quốc – Hoa Kỳ là cuộc quyết đấu cuối cùng giữa thế giới tự do và chuyên chế, giữa Chủ nghĩa cộng sản và Chủ nghĩa tư bản. Nước Anh và một số nước khác, nhất là các nước ở vùng biển Baltic, các nước Đông Âu, đều đã đứng về phía Hoa Kỳ. Đây chính là hiệu quả đạt được nhờ sự yêu cầu hợp tác và đàm phán trong chuyến công du Châu Âu của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo. Thực ra, khi dân chúng nước Đức diễu hành biểu tình đã đưa ra biểu ngữ hy vọng TT Hoa Kỳ Donald Trump giúp nước Đức.”
Cũng có bình luận cho rằng, nước Đức là nước phương Tây thứ 2 sau Hoa Kỳ đưa ra chính sách rõ ràng đối với Trung Quốc, hơn nữa trực tiếp thực thi kế hoạch cắt đứt về kinh tế.
Ở Châu Á, Hoa Kỳ, Đài Loan, Nhật Bản và Châu Âu đã cùng tổ chức cuộc luận đàm “tái xây dựng chuỗi cung ứng”, để thoát khỏi sự phụ thuộc về sản xuất công nghiệp vào Trung Quốc, ngăn chặn những chiến lược bành trướng của Trung Quốc kiểu như “dựa vào dịch bệnh để mưu quyền bá chủ”.
Ngày 31/8, trong cuộc luận đàm trực tuyến hợp tác chiến lược Hoa Kỳ – Ấn Độ, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Biegun đề nghị, kế hoạch của Hoa Kỳ là trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 10, sẽ cùng với các thành viên khác của “Đối thoại Anh ninh 4 bên” là Nhật Bản, Ấn Độ và Úc thành lập một tổ chức giống như NATO, để thúc đẩy việc các nước trong khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương liên thủ khắc chế hoặc phòng ngự trước những khiêu chiến đến từ Trung Quốc.
Còn Nhật Bản gần đây đã hai lần đề nghị được tham gia “Liên minh Ngũ nhãn” do Hoa Kỳ chủ đạo, gồm các nước như Anh Quốc, Canada, Úc, New Zealand. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono cho biết, xuất phát từ nỗi lo về việc bành trướng quân sự của Trung Quốc và việc “những nước này có cùng giá trị quan với Nhật Bản”, nên hy vọng “Ngũ nhãn” biến thành “Lục nhãn”.
Ông Lý Dậu Đàm cho biết, Đài Loan cũng nên đứng lên kêu gọi tổ chức liên minh dân chủ tự do khu vực người Hoa, Hoa ngữ. “Nhật Bản cũng đề nghị gia nhập Liên minh Ngũ nhãn, vậy thì trên thực tế, Đài Loan, Hàn Quốc cũng nên gia nhập, hiện giờ cái thế liên minh dân chủ tự do toàn cầu vừa mới khởi lên.”
Ngày 3/9, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đột nhiên tuyên bố, sẽ bắt đầu triển khai đàm phán lại với các nước Asean về các quy tắc ứng xử ở biển Đông. Ngoại giới cho rằng, trong tình thế các nước Châu Âu và Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ với Trung Quốc đã không thể vãn hồi, thì chính sách ngoại giao của Trung Quốc chỉ còn cách thu về khu vực châu Á.
Ông Tạ Điền nói, Trung Quốc mở lại đàm phán, một là vì áp lực từ thế mạnh của Hoa Kỳ tuần hành ở Biển Đông, sức mạnh quân sự và mối liên hệ của Hoa Kỳ với các nước, hai là muốn mượn dịp này khôi phục quan hệ với Asean, nhưng có một chướng ngại lớn nhất.
“Lần trước phán quyết trọng tài của Công ước biển Liên Hiệp Quốc đối với Biển Đông là có lợi với Philippines, nhưng Trung Quốc không chấp hành, không thừa nhận. Đây có thể là một chướng ngại lớn nhất trong việc Trung Quốc muốn khôi phục quan hệ với khối Asean, vì ngay cả công ước biển mà họ đã ký kết mà họ còn không thừa nhận, thì về sau lại càng không có thành ý, lại thêm lập trường và phong cách cứng rắn, trên thực tế là đã chấm dứt tiếp xúc với các nước Asean trên vấn đề Biển Đông.”
“Hiện giờ trong cuộc chiến Trung Quốc – Hoa Kỳ, ngay cả Nga cũng chẳng giúp đỡ Trung Quốc, về cơ bản hiện giờ Trung Quốc đúng là kẻ cô độc, trở thành một chính quyền cộng sản cuối cùng đối mặt với sự bao vây tiêu trừ của toàn thế giới, vòng vây này hiện giờ đang dần dần thắt chặt lại.”
Ông Tạ Điền nói, “Liên minh phản cộng toàn cầu đang trong quá trình hình thành”.
Biên tập: Tôn Vân