Chuyên gia An ninh Quốc gia: ‘Chúng ta không còn cần phải tự kiểm duyệt’ về Trung Cộng nữa
Trong một cuộc thảo luận mà ông Arthur Herman, thành viên cấp cao của Viện Hudson, mô tả là “đặc biệt lạnh sống lưng”, các chuyên gia cùng với Ủy ban Hamilton của Viện Hudson về Bảo đảm Cơ sở Đổi mới An ninh Quốc gia của Hoa Kỳ đã phát biểu hôm 14/10 về mối đe dọa từ việc ép buộc kinh tế từ Trung Quốc đối với chuỗi cung ứng cho các loại pin tiên tiến quan trọng về quốc phòng.
Một trong ba cuộc hội đàm tại thảo luận về “Năng lượng cho Đổi mới: Pin tiên tiến và chuỗi cung ứng quan trọng” của viện Hudson, cuộc thảo luận đã quy tụ bà Nadia Schadlow, thành viên cấp cao của Hudson, người từng là Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ về Chiến lược dưới thời Tổng thống Trump; ông John Lee, thành viên cấp cao của Hudson, người từng là cố vấn an ninh quốc gia cấp cao cho Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishop; ông Pavneet Singh, một thành viên không thường trú tại Viện Brookings từng phục vụ trong Hội đồng An ninh Quốc gia và Hội đồng Kinh tế Quốc gia dưới thời Tổng thống Obama; và ông Anthony Vinci, một thành viên hỗ trợ tại Trung tâm An ninh Mới của Mỹ, người từng là Giám đốc Công nghệ của Cơ quan Tình báo – Không gian Địa lý Quốc gia dưới thời Tổng thống Trump.
Ủy ban Hamilton được đặt theo tên của vị Tổ phụ Sáng lập Alexander Hamilton, người đã truyền cảm hứng cho “trường phái kinh tế Hoa Kỳ” đã giúp định hướng chính sách kinh tế ban đầu của nước Mỹ từ thời chính phủ của ông George Washington cho giai đoạn từ giữa đến cuối thế kỷ thứ XX. Những người theo truyền thống trường phái đã đấu tranh để bảo vệ kinh tế cho các ngành sản xuất then chốt, một ngân hàng quốc gia, và các khoản đầu tư vào đường sá và cơ sở hạ tầng vật chất khác.
Trong bài phát biểu giới thiệu của mình về “Năng lượng cho Đổi mới”, bà Schadlow lưu ý rằng Trung Quốc hiện đang kiểm soát các chuỗi cung ứng cho các loại pin tiên tiến, bao gồm cả pin lithium-ion và pin thể rắn mới nổi.
Bà Schadlow cho biết: “Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng này – mọi thứ, từ khoáng sản quan trọng đến quá trình chế biến, sản xuất pin cho đến tái chế.” Bà nói thêm: “Một trong những người báo cáo của chúng tôi đã lưu ý rằng Trung Quốc đã đi trước Hoa Kỳ khoảng một thập kỷ trong chuỗi cung ứng đó.”
Ông Vinci nói: “Có phải vấn đề về pin và chuỗi cung ứng đã có những sai lầm đến mức mà giờ đây chúng ta đã bị chuyển từ cạnh tranh kinh tế “bình thường” sang trạng thái bị ép buộc kinh tế và chiến tranh kinh tế không? Tôi có thể đề nghị rằng chúng ta vẫn chưa hoàn toàn lâm vào tới mức đó, nhưng chúng ta đang ở trong tình trạng mà tôi gọi là ‘chuẩn bị cho chiến trường.’”
Ông Vinci nói cho biết: “Pin rất quan trọng đối với năng lực của Bộ Quốc phòng trong 5 đến 10 năm tới.”
Ông khuyến nghị rằng năng lực tình báo quốc gia cần được phát triển để đánh giá các lỗ hổng của chuỗi cung ứng.
Ông Vinci nói, “Tôi đề nghị rằng có những công ty, những công ty riêng lẻ, ở Hoa Thịnh Đốn hoặc New York, có thể có khả năng phân tích thu thập thông tin tình báo kinh tế tốt hơn toàn bộ cộng đồng tình báo Hoa Kỳ – và đó là một vấn đề.”
Vấn đề là các công ty có năng lực tình báo kinh tế mạnh hơn cộng đồng tình báo Hoa Kỳ.
Điều kiện của Trung Cộng để được kinh doanh ở Trung Quốc
Ông Singh nhấn mạnh một số nguy cơ đối với các công ty Hoa Kỳ tìm cách kinh doanh ở Trung Quốc, nói rằng sự ép buộc của nước này “có nhiều dạng thức.”
Ông nói: “Như một điều kiện để kinh doanh ở Trung Quốc, chiến lược [ép buộc] này yêu cầu các công ty này [công ty phần mềm] phải chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, thành lập liên doanh hoặc nhượng quyền sở hữu cuối cùng đối với công ty của họ.”
Ông Singh nói rằng sự thay đổi trong lĩnh vực tài trợ vốn mạo hiểm (VC) cũng tiềm ẩn rủi ro: ông theo Singh, các thành viên hợp danh trách nhiệm hữu hạn, một khi đồng ý cung cấp vốn mà không tham gia đáng kể, đã bắt đầu yêu cầu thông tin bí mật và dữ liệu độc quyền.
Ông nói: “Đây là một sự thay đổi đáng kể trong mô hình VC, và nó thể hiện một lỗ hổng thực sự vì không có sự giám sát thực sự.”
Từ kinh nghiệm của mình trong chính phủ Úc, ông Lee đã trình bày điều mà ông gọi là “tầm nhìn thành công” của Bắc Kinh trong mối quan hệ với các quốc gia khác.
Ông Lee nói: “Tầm nhìn này bao gồm ba điêu. Bắc Kinh muốn có khả năng cưỡng chế – và điều đó không chỉ thông qua các phương tiện vật chất, mà quan trọng là thể hiện quyết tâm vượt trội so với các quốc gia và chính phủ khác.”
“Thứ hai, Bắc Kinh muốn có khả năng đưa ra các khuyến khích và xui khiến vật chất, đặc biệt là với các quốc gia nhỏ hơn, để đạt được sự phục tùng của họ – và điều này được thực hiện song phương hoặc thông qua các chế độ đa phương, chẳng hạn như [Sáng kiến Vành đai và Con đường].”
“Thứ ba, họ không chỉ muốn đạt được tính hợp pháp, mà còn muốn có sự tôn vinh và được coi là vượt trội hơn, và nó thực hiện điều đó thông qua việc thống trị các quy tắc và tiêu chuẩn của khu vực và thể chế.”
Ông Lee cho rằng Trung Quốc cần duy trì và phát triển quyền lực của mình đối với các chuỗi cung ứng pin để thực hiện những mục tiêu này, sau đó giải thích rằng các mục tiêu và chiến lược của Trung Quốc có thể khá tinh vi.
Ông Lee nói: “Mục tiêu không nhất thiết là khiến một quốc gia như Úc quỳ gối, bởi vì họ có thể không thực sự làm được điều đó. Đó thực sự là một mưu đồ chính trị và tâm lý, liên quan đến việc tạo ra sự chia rẽ trong quốc gia đó, đến mức các công ty và cá nhân bị ép buộc gây áp lực buộc chính phủ của họ phải thay đổi chính sách của họ theo cách phù hợp hơn với lợi ích của Trung Quốc.”
Chuỗi cung ứng quan trọng chống Trung Quốc
Theo ông Lee, các quốc gia có thể phát triển khả năng vững chắc về tâm lý trước ảnh hưởng của Trung Quốc bằng cách phản ánh trung thực về bản chất của Trung Cộng.
Ông nói: “Chúng ta không còn cần phải kiểm duyệt bản thân như chúng ta đã làm trong vài thập kỷ qua, khi liên quan đến Trung Cộng – và chắc chắn tôi nghĩ rằng chúng ta càng ít kiểm duyệt, thì chúng ta càng trở nên tốt hơn với tư cách là một xã hội.”
Sau khi nhấn mạnh sự cần thiết phải có “các chuỗi cung ứng quan trọng chống lại Trung Quốc”, ông Lee cho biết tương lai của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có thể phụ thuộc vào việc liệu các nước giàu có có thể tạo ra một chiến lược cho các quốc gia đang phát triển, mà ông cho là dễ bị Trung Quốc ép buộc hơn, hay không.
Các tham luận viên cũng tranh luận về bản chất và mức độ của lực lượng mà chính phủ nên sử dụng liên quan đến một vấn đề, chẳng hạn như chuỗi cung ứng pin, liên quan đến cả kinh tế và an ninh quốc gia.
Ông Vinci nói: “Đó là một vấn đề phức tạp vì bản chất của nền kinh tế Hoa Kỳ, về cơ bản là một hệ thống tư bản chủ nghĩa tự do. Theo ý kiến cá nhân của tôi, quý vị đang thấy ông Tập có những lo ngại tương tự rằng hệ thống của chính ông ấy cũng không được chỉ đạo như ông ấy muốn và ông ấy đang cố gắng kiểm soát nó nhiều hơn. Điều đó có thể phản tác dụng đối với ông ta. Tôi đoán rằng mọi người ở Viện Hudson sẽ đồng ý với tôi rằng điều đó sẽ như vậy.”
Ông Vinci tiếp tục, “Bộ Quốc phòng (DoD) có thể có ảnh hưởng đến hệ thống kinh tế nếu sử dụng các công cụ của mình một cách chiến lược,” sau đó lập luận rằng Bộ Quốc phòng thường thiếu chuyên môn kỹ thuật để biết nên sử dụng các biện pháp khuyến khích nào.
Ông Lee cho biết: “Chúng tôi [Úc] thường thấy rằng, với tư cách là chính phủ, quý vị cần một cái búa tạ, không nhất thiết phải là một con dao mổ,” cho rằng ngay cả một “công cụ thô sơ” ở cấp độ chính sách cũng có thể thay đổi đáng kể hành vi của khu vực tư nhân đối với Trung Quốc.
Ông Singh nói: “Tôi không nghĩ rằng DoD có thể tạo ra sự thay đổi trong nền kinh tế mà chúng ta cần.”
Ông sau đó nói thêm: “Tôi nghĩ rằng chúng ta đang cố gắng thay đổi toàn bộ tư duy và thay đổi toàn bộ hoạt động của nền kinh tế của chúng ta mà không trở thành một nền kinh tế chỉ huy.”
Ông Vinci lên tiếng đồng tình với ông Singh: “Đây thực sự là một tình huống với toàn chính phủ – quý vị có thể thực sự gọi nó là toàn thể quốc gia.”
Ông Vinci nói thêm rằng ưu đãi thuế “có lẽ là búa tạ lớn nhất mà chúng ta có ở đất nước này.”
Trong bài phát biểu kết thúc chương trình “Tạo sức mạnh cho sự đổi mới”, ông Herman nhấn mạnh mối đe dọa lớn tiềm tàng do việc Trung Quốc kiểm soát chuỗi cung ứng pin.
Ông Herman nói: “Tôi tự hỏi liệu khán giả của chúng ta có hiểu được sự lo lắng trong một số cuộc thảo luận như thế nào không. Ông tiếp tục nói rằng sự cạnh tranh kinh tế của Hoa Kỳ với Trung Quốc “không chỉ là về sức mạnh của nền kinh tế của chúng ta, hay thậm chí về việc bảo vệ an ninh quốc gia, mà cuối cùng có thể là một vấn đề về sự tồn vong của quốc gia.”
Ông Nathan Worcester là một ký giả về môi trường tại The Epoch Times.
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: