CHUYÊN ĐỀ PROTEIN GAI: Tổn thương & điều trị (P.6)

Sự tồn tại của protein gai trong cơ thể có liên quan chặt chẽ đến hội chứng COVID kéo dài và hậu chích vaccine. Tác động của protein gai từ vaccine mRNA COVID-19 đối với sức khỏe con người đang là chủ đề ngày càng được quan tâm gần đây. Trân trọng giới thiệu với quý độc giả Chuyên đề 17 phần về Protein gai: Những tổn thương và những cập nhật về điều trị.

Phần 1: Protein gai làm gián đoạn khả năng miễn dịch của hàng triệu người nhiễm COVID hoặc sau chích ngừa: Cách điều trị protein gai

Phần 2: Protein gai từ mũi chích COVID vẫn tồn tại trong cơ thể và ảnh hưởng đến DNA: Một cách toàn diện để sửa chữa DNA và giảm tác hại của protein gai

Phần 3: TIN ĐỘC QUYỀN: Protein gai có thể tạo ra huyết khối bất thường

Phần 4: TIN ĐỘC QUYỀN: Các dấu hiệu cho thấy bạn có huyết khối protein gai và bạn cần phải làm gì

Phần 5: Những cách tự nhiên tăng khả năng tự thực bào và giải độc protein gai sau nhiễm COVID và sau chích vaccine

Phần 6: Tự thực bào chữa lành những tổn thương do protein gai

Thật tốt khi các tế bào của bạn tự ăn thịt chính nó.

Có lẽ trước đây bạn chưa từng nghe đến cụm từ “tự thực bào.” Hoặc có lẽ bạn đã thắc mắc nhiều năm về ý nghĩa của cụm từ này.

Tự thực bào (Autophagy) đề cập đến một quá trình trong sinh học tế bào đã thu hút sự chú ý trong những năm gần đây vì ý nghĩa của quá trình này đối với khoa học y tế và sức khỏe con người.

“Auto” có nghĩa là “bản thân” trong tiếng Hy Lạp. “Phagy” nghĩa là ăn hoặc ngấu nghiến. Vì vậy, “autophagy” nghĩa là hành động tự ăn bản thân. Và điều này chính xác là những gì tế bào làm để giữ gìn sức khỏe – đặc biệt là khi các tế bào đang đói.

Mỗi tế bào đều có các bào quan (cơ quan của tế bào) gọi là lysosome có chức năng giống như dạ dày, giúp tiêu hóa và phân hủy các chất thải tế bào cũng như virus và vi khuẩn xâm nhập. Các hình thức tự thực bào khác nhau có thể khiến các enzyme tiêu hóa của lysosome phân hủy các thành phần tế bào ở các quy mô khác nhau.

Ở cấp độ quan trọng, tự thực bào tạo thuận lợi cho việc tái chế các thành phần tế bào và chuyển hóa thành những khối xây dựng cho các tế bào tương lai.

Các tế bào đều có vòng đời và chu kỳ công việc. Tại một thời điểm nhất định, bất kỳ tế bào nào trong cơ thể đều tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể, Tiến sĩ Henry Ealy, bác sĩ trị liệu tự nhiên ở Phoenix, cho biết trong một cuộc nói chuyện tại hội nghị chăm sóc sức khỏe gần đây của mình ở Sedona, Arizona.

Các hoạt động tế bào này bao gồm:

  • Hấp thụ chất dinh dưỡng
  • Sản xuất năng lượng
  • Tạo ra enzyme
  • Sản xuất và phân phối protein
  • Tự thực bào
  • Nhân đôi

Tự thực bào là giai đoạn mà nhiều tế bào không tham gia mỗi ngày, theo ông Ealy. Đó là bởi vì các tế bào không có khoảng nghỉ khi phải thực hiện các công việc phát sinh sau khi chúng ta ăn.

“Điều quan trọng nhất bạn có thể làm mỗi ngày để bảo đảm mình đang trong trạng thái tự thực bào là bạn phải đói bụng,” ông nói.

Ông Ealy nhấn mạnh rằng tình trạng đói bụng là chiến lược quan trọng giúp chữa lành cơ thể.

Theo một nghĩa nào đó, tế bào cũng giống như những nhà máy nhỏ. Tế bào hấp thụ tất cả chất dinh dưỡng mà chúng ta ăn và biến chúng thành cơ thể chúng ta và các quá trình điều khiển cơ thể chúng ta. Khi chúng ta không ăn gì, những nhà máy tế bào nhỏ này sẽ có cơ hội dọn dẹp, thay thế những máy móc bị hỏng, và dùng vật liệu phế thải. Đó là quá trình tự thực bào.

Tại sao các tế bào cần tự thực bào?

Trong quá trình tự thực bào, lysosome làm tăng tuổi thọ tế bào bằng cách phân hủy và tái chế các vật chất tế bào. Quá trình này cũng giúp tế bào cân bằng các nhu cầu năng lượng khi bị căng thẳng.

Một nhà hóa sinh người Bỉ là Christian de Duve được cho là người đã phát minh ra thuật ngữ autophagocytosis [một từ khác chỉ tự thực bào]. Ông De Duve cũng là nhà khoa học đầu tiên đưa ra bằng chứng rằng lysosome tham gia vào quá trình này. Đối với nghiên cứu tiên phong của mình (bao gồm cả nghiên cứu về lysosome), ông được vinh danh với giải thưởng Nobel về Sinh lý học và Y học năm 1974.

Trên thực tế, hiểu biết về tự thực bào quan trọng đối với y học đến mức vào năm 2016, giải thưởng Nobel đã được trao cho một người tiên phong khác trong lĩnh vực này: Nhà sinh học phân tử người Nhật Bản, Tiến sĩ Yoshinori Ohsumi.

Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng về ít nhất ba dạng hoạt động tự thực bào diễn ra bên trong tế bào, và mỗi loại đều đóng có một chút khác biệt trong vai trò giúp tế bào tự duy trì. Đó là macroautophagy, microautophagy và tự thực bào qua trung gian chaperone.

Macroautophagy: Đây là quá trình các phần của tế bào chất bên trong tế bào bị cô lập – về cơ bản là được bao bọc – và sau đó được đưa đến lysosome để phân hủy.

Trong giai đoạn đầu tiên của quá trình này, một phagophore, hay màng cô lập, được hình thành. Vật chất tế bào cô lập xong sẽ hợp nhất với lysosome. Sau đó enzyme lysosomal sẽ cô lập các thành phần, theo một bài báo giải thích vào năm 2008 được công bố trên tập san Cell.

Microautophagy: Một nghiên cứu tổng quan được đăng trên Cellular and Molecular Life Sciences đã mô tả microautophagy là quá trình tự thực bào ít được biết đến nhất, các thành phần của tế bào bị các ống autophagic nhỏ (hay còn gọi là ống tự động) nhấn chìm trực tiếp vào trong màng lysosomal.

Đây là dạng tự thực bào thường gặp nhất khi các tế bào thiếu nitrogen. Theo các tác giả đánh giá, “microautophagy phối hợp và bổ sung” với các con đường tự thực bào khác.

Tự thực bào qua trung gian chaperone: Loại thực bào thứ ba có thể là nguyên nhân gây ra sự thoái hóa của 30% protein tế bào khi các tế bào thiếu chất dinh dưỡng. Đó là theo đánh giá của một bài báo vào năm 2007 của cố Tiến sĩ James Dice, người từng là giáo sư sinh lý học và chuyên gia về lão hóa và tự thực bào tại trường Y khoa thuộc Đại học Tufts.

Bào tương, là một thành phần của tế bào chất, là chất lấp đầy bên trong tế bào. Protein trong bào tương có liên quan đến protein điều chỉnh, thoái hóa mRNA, và chuyển hóa, và các chức năng khác. Dạng tự thực bào này liên quan đến chaperon phân tử, các chất bên trong bào tương giúp đảo ngược protein trong tế bào chất và vận chuyển qua màng lysosome, nơi quá trình tự thực bào bắt đầu.

Tự thực bào và năng lượng tế bào

Tự thực bào đặc biệt quan trọng trong tình huống đói, trong đó tế bào đang ở môi trường thiếu dinh dưỡng và cần các thành phần tế bào làm khối xây dựng và trợ giúp việc sản xuất ATP, theo một bài báo nghiên cứu sinh học phân tử được phát hành năm 2010.

ATP là viết tắt của adenosine triphosphate. Nếu các tế bào của chúng ta là những nhà máy nhỏ, thì ATP là nhiên liệu mà các nhà máy tế bào sử dụng. Hợp chất hữu cơ này, được phát hiện ở tất cả các sinh vật sống (bao gồm cả những sinh vật đơn bào nguyên thủy), cung cấp năng lượng cho các tế bào sống.

ATP gồm ba thành phần: adenine, ribose và triphosphate. Quý vị cũng có thể xem ATP như một đồng tiền phân tử – loại tiền tệ cần thiết để truyền năng lượng từ tế bào này sang tế bào khác. ATP được tạo ra từ các bào quan nhỏ bên trong tế bào gọi là ty thể, được coi là “nhà máy điện” của tế bào.

Tự thực bào phá vỡ các thành phần tế bào thành các phân tử, như monosaccharide, acid béo, và acid amin có thể dùng để sản xuất ATP.

Tự thực bào trong ung thư

Bởi vì khả năng trợ giúp sản xuất nhiều ATP hơn nên từ lâu các nhà khoa học đã tin rằng tự thực bào giúp các tế bào tồn tại. Mặc dù điều này có vẻ đúng, nhưng theo một bài viết của một nhóm nhà khoa học ở Massachusett trên tập san Perspectives in Biology and Medicine vào năm 2012, tự thực bào, còn đóng vai trò chính về cái chết của tế bào bằng cách loại bỏ các bào quan và tập hợp protein bị hư hỏng.

Ung thư là kết quả của sự phát triển không kiểm soát của các tế bào bất thường. Hoạt động của tự thực bào có bình thường hay không là rất quan trọng để ngăn chặn sự phát triển của khối u, ức chế sự sống và loại bỏ các tế bào ung thư.

“Việc điều chỉnh quá trình tự thực bào đóng vai trò kép trong việc ức chế khối u và thúc đẩy nhiều bệnh ung thư,” hai nhà hóa sinh Hàn Quốc đã viết trong một bài báo đánh giá năm 2018 đăng trên Tập san Khoa học Phân tử Quốc tế (International Journal of Molecular Science) được bình duyệt.

Mặc dù tự thực bào có thể góp phần vào việc kháng lại các tác nhân chống ung thư, “tự thực bào là mục tiêu điều trị đầy hứa hẹn trong điều trị ung thư,” các tác giả viết.

Tự thực bào và Protein gai

Bởi vì tự thực bào phá vỡ các thành phần tế bào và giúp các tế bào tái xây dựng lại bằng các thành phần tốt hơn, vì vậy có thể nói, tự thực bào là quá trình quan trọng đối với tổn thương tế bào, chẳng hạn như những tổn thương có liên quan đến protein gai do virus COVID-19 và vaccine COVID.

Theo ông Ealy, nhờ khả năng khởi phát quá trình tự thực bào, nên “đói bụng là [giải pháp] chữa lành.” Ông đã quan sát thấy việc tước đoạt chất dinh dưỡng của cơ thể trong ba ngày nhịn ăn và chỉ uống nước có thể giải quyết các triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau, ông Ealy cho biết trong một cuộc nói chuyện ở Arizona hôm 15/10.

Ông tuyên bố nhịn ăn có thể đảo ngược những tổn thương gây ra do việc chích vaccine COVID-19 và các tiếp xúc độc hại khác.

Ông Ealy đưa ra ví dụ về một bệnh nhân cảm thấy rất yếu ớt sau khi chích liều vaccine Moderna thứ nhất. Năm tuần sau, cô cảm thấy tốt hơn. Nhưng sau liều thứ hai mà cô được khuyên dùng, sức khỏe của cô “bắt đầu trở nên không tốt.”

Chân, cánh tay, và cổ tay của cô bắt đầu đau. Cơn đau khớp trở nên tệ đến nỗi cô thấy khó khăn khi bước lên cầu thang.

“Tim tôi đập rất nhanh,” bệnh nhân này kể lại trong một cuộc phỏng vấn video mà ông Ealy đã phát trong buổi thuyết trình của mình. “Tôi thực sự sợ mình sẽ chết.”

Bác sĩ giúp cô làm xét nghiệm máu khoảng một tuần sau khi nhận mũi chích thứ hai, và rất lo ngại về kết quả xét nghiệm.

Trước đây bệnh nhân này đã có chẩn đoán bị suy giáp (tuyến giáp suy chức năng). Mặc dù vậy, hormone kích thích tuyến giáp của cô tăng cao đến mức ngay cả đối với tình trạng của cô cũng rất bất thường.

Bác sĩ đa khoa của cô khuyên rằng nên báo cáo các tác dụng phụ của mình lên Hệ thống Báo cáo các tác dụng bất lợi của vaccine tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC).

Ông Ealy nói: “Tôi nghi ngờ rằng chuỗi mRNA vẫn tồn tại và tạo ra protein gai.”

Mặc dù CDC tuyên bố rằng vaccine mRNA sẽ không thay đổi DNA của người, nhưng một nghiên cứu gần đây từ trường Đại học Lund tại Thụy Điển lại phát hiện ra những điều ngược lại: Nghiên cứu in vitro cho thấy vaccine mRNA nhanh chóng được đưa vào dòng tế bào gan, nơi mRNA tự sao chép lên DNA của dòng tế bào này.

Ông Ealy tin rằng các triệu chứng của bệnh nhân, bao gồm đau khớp, yếu cơ và tim đập nhanh, là bởi vì cơ thể cô ấy vẫn còn sản xuất protein gai của virus SARS-CoV-2, do vaccine mRNA mã hóa.

“Nhịn ăn chính là nhấn nút tắt các công tắc này,” ông nói.

Sau khi nghiên cứu về hóa sinh tế bào, ông Ealy tin rằng nhịn ăn trong ba ngày sẽ buộc các tế bào phải tham gia vào quá trình tự thực bào, từ đó có thể giúp cho cơ thể loại bỏ protein gai, bất kể là do nhiễm virus SARS-CoV-2 hay do vaccine mRNA.

Sau ba ngày nhịn ăn, ông kê đơn bổ sung chất dinh dưỡng và enzyme cần thiết trong 11 ngày giúp bệnh nhân phá hủy bất kỳ protein gai nào đang lưu hành.

Bệnh nhân phải nhịn ăn ba chu kỳ như vậy, sau đó được bổ sung chất dinh dưỡng trước khi bắt đầu cảm thấy tốt hơn. Kết quả thực đáng kinh ngạc. Sau những chu kỳ cô đã làm xét nghiệm máu, bác sĩ của cô đã rất ngạc nhiên về nồng độ hormone của cô. Trên thực tế, các con số rất bình thường đến nỗi bác sĩ của cô ấy tự hỏi liệu quy trình [nhịn ăn] này có đảo ngược tình trạng tự miễn dịch của cô ấy hay không.

Bệnh nhân của ông Ealy cho biết: “Mỗi lần nhịn ăn trong ba ngày, tôi luôn cảm thấy rất dễ chịu.”

Nhịn ăn không phải là thứ mà bệnh nhân thường liên tưởng đến hạnh phúc. Và nhịn ăn trong ba ngày không phải là điều nên xem nhẹ và không có sự giám sát y tế.

Nhưng khi nói đến sức khỏe ở cấp độ tế bào, Ealy nhấn mạnh rằng nhịn ăn —để khởi phát tự thực bào— là một cách quan trọng để giúp cơ thể chữa lành.

Vân Hi biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Jennifer Margulis
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Tiến sĩ Jennifer Margulis là một ký giả từng đạt giải thưởng và là tác giả của cuốn sách “Con của bạn, theo cách của bạn: Chịu trách nhiệm về các quyết định mang thai, sinh con, và nuôi dạy con của bạn để có một gia đình hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn.” Bà từng đạt giải thưởng Fulbright và là mẹ của bốn đứa con, bà đã làm việc trong một chiến dịch nhằm giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ em ở Tây Phi, ủng hộ việc chấm dứt tình trạng nô lệ trẻ em ở Pakistan trên chương trình truyền hình vào khung giờ vàng ở Pháp, và dạy văn học hậu thuộc địa cho các sinh viên phi truyền thống ở nội thành Atlanta. Quý vị có thể tìm hiểu thêm về bà tại trang JenniferMargulis.net
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn