CHUYÊN ĐỀ PROTEIN GAI: Tổn Thương & Điều trị (P.14)
Sự tồn tại của protein gai trong cơ thể có liên quan chặt chẽ đến hội chứng COVID kéo dài và hậu chích vaccine. Tác động của protein gai từ vaccine mRNA COVID-19 đối với sức khỏe con người đang là chủ đề ngày càng được quan tâm gần đây. Trân trọng giới thiệu với quý độc giả Chuyên đề 17 phần về Protein gai: Những tổn thương và những cập nhật về điều trị.
Phần 3: TIN ĐỘC QUYỀN: Protein gai có thể tạo ra huyết khối bất thường
Phần 4: TIN ĐỘC QUYỀN: Các dấu hiệu cho thấy bạn có huyết khối protein gai và bạn cần phải làm gì
Phần 6: Tự thực bào chữa lành những tổn thương do protein gai
Phần 7: Cách sử dụng Resveratrol cho các triệu chứng liên quan đến protein gai COVID
Phần 8: LDN điều trị các bệnh và các tổn thương do protein gai
Phần 9: Bác sĩ chia sẻ giải pháp thay thế khi liệu pháp điều trị protein gai thường quy gặp thất bại
Phần 10: Liệu pháp oxy cao áp trong điều trị tổn thương do vaccine và hội chứng COVID kéo dài
Phần 11: Tìm hiểu về sinh lý bệnh hội chứng COVID kéo dài
Phần 12: 6 yếu tố chính làm tăng nguy cơ tổn thương do vaccine COVID-19
Phần 13: Chích ngừa và 50% trường hợp COVID kéo dài có tổn thương tâm thần kinh – 2 cách đảo ngược
Phần 14: Liệu pháp âm nhạc giúp ích cho chứng rối loạn tâm thần do COVID-19 và vaccine
Các nghiên cứu khác nhau về bệnh nhân bị COVID, hội chứng COVID kéo dài, và tổn thương do vaccine COVID cho thấy rằng hàng triệu người phải đối mặt với các triệu chứng kéo dài sau khi nhiễm hoặc chích vaccine COVID. Trong đó, một nửa triệu chứng là về tâm thần kinh, dẫn đến số người bị trầm cảm, lo lắng, sương mù não, các vấn đề về trí nhớ, và các vấn đề khác tăng đột biến. Các nghiên cứu khác đã ghi nhận sự gia tăng chứng rối loạn tâm thần, vốn khó phân biệt đâu là thực, đâu là giả. Trước đây, chúng tôi đã đề cập đến những nghiên cứu này, và mục tiêu hiện tại là làm rõ cơ chế mà COVID-19 có thể gây ra những vấn đề như vậy, cũng như các cách giải quyết.
Hồi tháng 04/2020, một nhóm bác sĩ thuộc Bệnh viện Đại học Strasbourg tại Pháp đã đăng một bài viết trên Tập san Y khoa New England (NEJM) về một nghiên cứu gồm 58 bệnh nhân ICU nhiễm SARS-CoV-2 nặng trong khoảng thời gian từ ngày 03/03 đến ngày 04/03/2020.
Trong số 58 bệnh nhân ICU, 40 người có biểu hiện kích động, trong đó 26 bệnh nhân có biểu hiện lú lẫn theo Phương pháp Đánh giá Sảng trong ICU (đơn vị chăm sóc đặc biệt).
Nói chung, các bệnh nhân không chỉ biểu lộ các vấn đề hô hấp, mà còn rối loạn thần kinh, từ kích động, lú lẫn đến cơn thiếu máu não thoáng qua, động kinh cục bộ và suy giảm nhận thức nhẹ.
Tác giả chính của bài viết, Tiến sĩ Julie Helms, bác sĩ y khoa, cũng nói với BBC rằng điều đáng báo động hơn là nhiều bệnh nhân vẫn còn trẻ, ở độ tuổi 30 và 40.
Bài báo đăng ngày 28/12/2020 trên tờ New York Times nói về các triệu chứng rối loạn tâm thần ở người bị COVID-19. Một công nhân xây dựng 30 tuổi ở thành phố New York bị chứng hoang tưởng sau khi khỏi COVID-19. Do nghĩ rằng người thân sẽ giết mình, nên anh ta đã cố gắng siết cổ người thân trên giường.
Một người mẹ 42 tuổi có bốn con bị những triệu chứng thể chất nhẹ do COVID-19 đã phát triển các dấu hiệu rối loạn tâm thần hàng tháng sau đó. Cô luôn nghe thấy giọng nói bảo cô tự tử và giết các con mình, cũng như nhìn thấy nhiều cảnh tượng con mình bị sát hại một cách khủng khiếp.
Vào tháng 04/2020, trong suốt những tháng đầu của đại dịch, một nhóm các nhà tâm lý học, nhà nghiên cứu, và chuyên gia sức khỏe tâm thần từ khắp thế giới đã đưa ra lời kêu gọi hành động vì khoa học sức khỏe tâm thần trên The Lancet Psychiatry. Họ nói rằng cần nghiên cứu khẩn cấp để tìm cách giảm thiểu những hậu quả sức khỏe tâm thần với các nhóm người dễ tổn thương trong đại dịch.
Vào tháng 06/2020, ông Robert Stevens, phó giáo sư gây mê học và y học chăm sóc đặc biệt thuộc Khoa y học Johns Hopkins tại Baltimore, Maryland nói rằng phần lớn bệnh nhân COVID-19 chỉ bị một triệu chứng – lú lẫn. Ông Steven cảnh báo rằng “chúng ta đang đối mặt với đại dịch thứ hai là bệnh thần kinh.”
Đây không chỉ là [vấn đề của] một bệnh thần kinh. Điều thậm chí có thể tệ hơn là tỷ lệ gia tăng các bệnh thần kinh.
Sự khác biệt giữa vấn đề thần kinh và tâm thần kinh
Hệ thần kinh là hữu hình, có thể chạm đến và đo lường. Nhưng khía cạnh tâm thần là rất mơ hồ. Các vấn đề thần kinh như đau, xỉu, tê bì và suy giảm nhận thức có thể là [do] cả hai.
Tâm thần liên quan đến các dây thần kinh nhưng phức tạp hơn hệ thần kinh. Nó không thể thấy bằng đôi mắt bình thường mặc dù có thể nhận biết và đo lường. Các vấn đề tâm thần kinh như ảo giác liên quan trực tiếp với cấp độ dưới phân tử.
Vào tháng 06/2020, Tập san Lancet Psychiatry đã công bố một nghiên cứu theo dõi khắp Anh Quốc về những biến chứng thần kinh và tâm thần kinh ở các bệnh nhân COVID-19. Bài báo định nghĩa “thay đổi trạng thái tinh thần là thay đổi cấp tính về tính cách, hành vi, nhận thức, hay ý thức.” Họ báo cáo rằng 31% bệnh nhân COVID-19 có thay đổi trạng thái tinh thần. 49% bệnh nhân thay đổi trạng thái tinh thần dưới 60 tuổi.
Một nghiên cứu gần đây được đăng trên Tập san Lancet Psychiatry hồi tháng 08/2022 đã khảo sát hơn 1 triệu bệnh nhân trong hai năm qua.
Đây là một nghiên cứu thuần tập hồi cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học từ Đại học Oxford và Đại học Cambridge, do giáo sư Paul Harrison hướng dẫn.
Dữ liệu lấy từ 62 tổ chức y khoa tại tám quốc gia ở bốn châu lục, từ tháng 01/2020 đến tháng 04/2022. Dữ liệu chủ yếu đến từ Hoa Kỳ, ngoài ra còn có Úc, Anh Quốc, Tây Ban Nha, Bulgaria, Ấn Độ, Malaysia, và Đài Loan.
Nghiên cứu so sánh 1,28 triệu bệnh nhân COVID-19 với những bệnh nhân nhiễm khuẩn hô hấp khác trong cùng khoảng thời gian. Các chỉ số để so sánh bao gồm tuổi, giới, nghề nghiệp, nguy cơ bị bệnh, và tình trạng chích vaccine.
Bên cạnh nguy cơ suy giảm nhận thức dai dẳng, bao gồm sương mù não và sa sút trí tuệ, nguy cơ rối loạn tâm thần vẫn còn tồn tại đến hai năm sau lây nhiễm.
Rối loạn tâm thần làm bệnh thêm trầm trọng và tăng nguy cơ bị COVID kéo dài 30% đến 50%
COVID-19 có thể gây rối loạn tâm thần. Những tình trạng tâm lý tiêu cực có thể làm tăng tỷ lệ mắc mới của hội chứng COVID kéo dài.
Một nghiên cứu thuần tập được đăng trên Tập san Psychiatry JAMA vào ngày 07/09/2022, báo cáo rằng tình trạng tâm lý trước lây nhiễm có thể tăng nguy cơ nhiễm COVID kéo dài 1.3 đến 1.5 lần. Nghiên cứu đã theo dõi 3,193 người từ tháng 04/2020 đến tháng 04/2021. Họ báo cáo rằng không nhiễm COVID-19 trước tháng 04/2020 nhưng bị lây nhiễm trong một năm sau đó. Các vấn đề tâm lý trước lây nhiễm bao gồm trầm cảm, lo âu, căng thẳng nhận thức, cô đơn, và lo lắng về COVID-19.
Những vấn đề này vượt trội hơn những yếu tố rủi ro phổ biến đã biết là có thể gây ra COVID kéo dài, bao gồm tuổi già, hút thuốc lá, tiểu đường, cholesterol cao, cao huyết áp, hen suyễn, ung thư, và béo phì.
Những căng thẳng tâm lý có nguy cơ cao đã bị phớt lờ trong lịch sử. Khoa học hiện nay đã cung cấp bằng chứng cho châm ngôn xưa rằng bệnh tật bắt nguồn từ nguyên nhân tâm lý hơn là thể chất.
Vì sao COVID-19 gây ra các vấn đề tâm lý
Từ quan điểm tế bào, virus SARS-CoV-2 có thể gây tổn hại trực tiếp đến tế bào não, cũng như cấu trúc và chức năng ty thể ở não. Điều này tương đương với việc phá hủy hệ thống cung cấp điện của bộ não, khiến bộ não tự hỏng.
Phân tích tổng hợp sự thay đổi cytokine máu ở những bệnh nhân tâm thần, được đăng trên Tập san Psychiatry Molecular hồi năm 2016, cho thấy rằng đặc trưng phổ biến ở những bệnh nhân tâm thần cấp tính là sự tăng trưởng cytokine interleukin-6 (IL-6).
Theo nghiên cứu này, SARS-CoV-2 có thể gây ra phản ứng miễn dịch quá mức ở người và bài tiết lượng lớn cytokines, bao gồm IL-6. Những cytokines này có thể phá hủy cấu trúc, chức năng tế bào thần kinh và tăng nguy cơ rối loạn tâm thần.
Theo nghiên cứu này, một protein gai trong SARS-CoV-2 có thể làm tăng IL6 trong các bạch cầu đơn nhân và đại thực bào. Đa số các vaccine COVID-19 hiện tại có protein gai. Vậy nên, chích vaccine cũng có thể gây ra các vấn đề tâm thần.
Vaccine COVID-19 gây ra rối loạn tâm lý
Một bài báo trên Tập san Nghiên cứu Tâm thần tháng 10/2021 mô tả một ca lâm sàng được thực hiện bởi các chuyên gia Khoa Sức khỏe hành vi và Tâm thần thuộc Đại học Stony Brook ở New York và Trung tâm Y khoa Hành chính Cựu chiến binh Northport tại New York.
Báo cáo mô tả một nam thanh niên Tây Ban Nha độc thân 31 tuổi không có tiền sử rối loạn tâm thần. Sau khi chích liều vaccine mRNA COVID-19 đầu tiên, anh có hành vi kỳ lạ và khó hiểu. Đặc biệt, anh trở nên sợ hãi, cảnh giác, tự cao, và xuất hiện ảo giác (về những người đánh trống bên ngoài). Thậm chí anh nhìn nhầm đồng nghiệp với người yêu và độc thoại trong phòng bệnh khi cho rằng máy EEG trong bệnh viện đang giao tiếp với anh ta.
Ba tuần sau, anh được chích liều vaccine thứ hai, và các triệu chứng xấu đi một cách đáng kể.
Anh được điều trị ngoại trú tại phòng bệnh tâm thần, chứng hoang tưởng và ảo giác đã biến mất sau hai ngày. Điều trị ngoại trú bao gồm dùng nhiều viễn cảnh hàng ngày để giúp bệnh nhân tương tác trong bối cảnh cộng đồng. Sau khi được xuất viện, anh có thể quay lại làm việc như bình thường.
Một bài tổng quan về 11 báo cáo được đăng trên Tập san Tâm thần học Á Châu vào tháng 05/2022, mô tả 14 trường hợp phản ứng tâm thần sau chích vaccine COVID-19. Trong đó, 11 trường hợp được chẩn đoán là rối loạn thần kinh, với độ tuổi trung bình là 40, gồm 4 phụ nữ, 6 đàn ông và một không xác định. Hầu hết những người này là trẻ tuổi và trung niên.
Năm trường hợp rối loạn thần kinh xảy ra trong vài giờ đến 10 ngày sau khi chích vaccine. Ba trường hợp mất ý thức phương hướng, ảo giác và kích động. Hai trường hợp có cơn hưng cảm. Một trường hợp trầm cảm. Hơn 2/3 số trường hợp xảy ra sau liều vaccine đầu tiên.
Cảm xúc và tinh thần là gì? Những điều này gây ra ảnh hưởng lớn đến cơ thể con người như thế nào?
Con người là một thực thể phức tạp và huyền bí bao gồm cơ thể, tâm trí và tinh thần. Khoa học hiện đại có nhiều kiến thức và hiểu biết về cơ quan, tế bào và phân tử, nhưng hiểu biết về bộ não con người vẫn còn hạn chế. Nhiều nhà khoa học miễn cưỡng thậm chí thừa nhận con người tồn tại ở nhiều thể trừ cơ thể [ở cấp độ] phân tử.
Trong cấy ghép tim, đặc điểm tâm thần bao gồm nhân cách và ưu tiên của người hiến thậm chí được cho là đã truyền qua người nhận.
Ví dụ như ca phẫu thuật ghép tim đầu tiên vào năm 1967. Vào năm 1988, Tiến sĩ Paul Pearsall, giáo sư điều dưỡng tại Đại học Hawaii, lần đầu báo cáo về thay đổi nhân cách ở người nhận tim sau cấy ghép. Những thay đổi bao gồm sự ưa thích thực phẩm, âm nhạc và nghệ thuật, thay đổi cảm xúc và tính khí, thậm chí thay đổi cá tính.
Trường hợp nghiên cứu khác được báo cáo trong Tập san EXPLORE: The Journal of Science and Healing của Tiến sĩ Larry Dossey hồi năm 2008. Carter là cậu bé 9 tuổi được chẩn đoán bị bệnh tim bẩm sinh, nhận tim từ cậu bé 16 tháng tuổi tên Jerry, tử vong do tai nạn. Sau khi cấy ghép tim, Carter trải qua sự thay đổi đáng ngạc nhiên về ngôn ngữ và hành vi, hành xử gần như giống với Jerry.
Vào năm 2019, bác sĩ y khoa Mitchell Liester tại Khoa Tâm thần, Trường Y thuộc Đại học Colorado đã công bố bài phân tích những thay đổi tính cách ở người nhận nội tạng theo Giả thuyết Y khoa. Phân tích kết luận rằng thay đổi tính cách và các đặc điểm nhận dạng là kết quả của tế bào trí nhớ.
Chúng tôi tin rằng tinh thần có thể là hạt vật chất vi quan, có khả năng được bảo tồn trong cấu trúc vi mô của trái tim con người (và có lẽ trong tất cả các mô). Cấy ghép tim không chỉ ghép trái tim vật lý, mà còn cả tính cách, bản chất tự nhiên, hay tinh thần. Những thành phần vi quan khác có thể cũng được truyền từ người cho sang người nhận.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu những trải nghiệm cận tử ở nhiều người sống sót trong động đất Đường Sơn (Trung Hoa, năm 1976) và phát hiện thấy rằng cơ thể con người có thể cảm nhận sự tách biệt tâm trí khỏi vật chất tại thời điểm tử vong. Bản chất tâm linh con người là có thể tồn tại bên ngoài cơ thể vật lý và vẫn hiện diện dù không có cơ thể vật lý phân tử. Những trải nghiệm cận tử, bao gồm trải nghiệm chi tiết về việc không có cơ thể vật lý của những người sống sót trong trận động đất Đường Sơn dường như có thể xác minh sự thật này. Nhiều người cho biết có cảm giác nhẹ nhàng. 68% số người có cảm giác lạ lẫm với cơ thể, và 43% cảm thấy ý thức rời khỏi cơ thể.
Nếu tâm trí và tinh thần là vật chất, và cả hai liên kết với cơ thể vật lý, chúng có thể bị ảnh hưởng bởi virus và thậm chí trở thành bệnh.
Liệu pháp âm nhạc giúp ích cho chứng rối loạn tâm thần sau nhiễm COVID-19 và sau chích ngừa
Những biểu hiện đặc trưng của bệnh nhân tâm thần bao gồm rối loạn suy nghĩ, cảm giác, niềm tin và nhận thức. Thường có hai nhóm triệu chứng chính: triệu chứng dương tính và triệu chứng âm tính. Những triệu chứng dương tính bao gồm nghe thấy giọng nói hay nhìn thấy thứ gì đó (ảo giác), và sự khởi phát cấp tính của những niềm tin kỳ lạ (hoang tưởng). Những triệu chứng âm tính bao gồm cảm thấy chán nản, trầm cảm, cô lập xã hội và các vấn đề trí nhớ.
Thuốc điều trị không giúp giải quyết những nguyên nhân căn bản. Thuốc chống loạn thần ngăn ngừa các triệu chứng bằng cách ức chế các thụ thể nhận cảm một cách mạnh mẽ. Phát triển thuốc theo lý thuyết nhắm mục tiêu sẽ dễ gây ra mệt mỏi thụ thể và kháng thuốc, làm cho chứng bệnh tâm thần càng khó chữa trị hơn.
Nếu tinh thần là ở cấp độ hiển vi, thuộc tầng hạt nhỏ hơn thế giới con người đang tồn tại, chúng ta cần cởi mở hơn về cách nuôi dưỡng khía cạnh này và khám phá những giải pháp cho vấn đề tâm thần.
Một trong số đó là liệu pháp làm vườn, có tác dụng hữu ích cho việc giảm căng thẳng tinh thần. Tôi đã thăm bệnh viện tâm thần tại Hoa Kỳ. Ở đây, các bệnh nhân được trồng cây, và điều này đem lại tác dụng trị liệu đáng chú ý. Đó là nguyên do vì sao các bệnh viện thần kinh thường nằm ở nơi có nhiều cây cối và gần gũi với thiên nhiên.
Phương thức trị liệu khác cho các bệnh tâm thần là liệu pháp âm nhạc.
Liệu pháp âm nhạc là một lĩnh vực mới và đang phát triển. Vào giữa thế kỷ 20, một số trường đại học ở Hoa Kỳ đã thiết lập các chương trình liệu pháp âm nhạc.
Từ quan điểm y học hiện đại, các cơ quan của con người rung động ở tần số nhất định. Âm nhạc có thể cộng hưởng với các nội tạng qua sóng âm và bằng cách truyền vật chất năng lượng rung động, từ đó điều hòa các chức năng và cải thiện sức khỏe của các cơ quan.
Nhiều người cảm thấy lỗ chân lông mở ra khi lắng nghe âm nhạc. Điều này có liên quan với sự thay đổi chức năng của tế bào thần kinh da.
Các nhà khoa học phát hiện thấy rằng âm nhạc giúp nuôi dưỡng trí óc. Âm nhạc chứa đầy năng lượng, tạo ra những chuyển động trong không khí với sự vang dội vật lý. Âm nhạc mỹ diệu giúp giảm căng thẳng, tăng chức năng miễn dịch, cân bằng hoạt động sóng não, tăng mức endorphin, và đem lại cảm giác bình yên nội tại.
Tuy nhiên không phải tất cả loại âm nhạc đều có hiệu ứng này. Chỉ có âm nhạc khiến chúng ta trầm tĩnh và tốt cho sức khỏe tinh thần và thể chất mới có thể có tác dụng chữa lành.
Âm nhạc mỹ diệu cũng có thể giúp cơ thể điều hòa nồng độ corticosteroid, kiểm soát mức độ nặng của chứng run cơ co cứng, giảm đau do ung thư, và giảm căng thẳng.
Âm nhạc cổ điển có thể làm giảm trầm cảm
Trong một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên được đăng trên Tập san Applied Psychophysiology and Biofeedback, 56 sinh viên cao đẳng bao gồm 15 nam và 41 nữ lắng nghe các loại nhạc khác nhau sau khi trải qua bài kiểm tra căng thẳng. Việc lắng nghe âm nhạc thư giãn và cổ điển theo lựa chọn đã làm giảm lo lắng, giận dữ một cách đáng kể và kích thích hệ thần kinh giao cảm so với những người ngồi yên lặng hoặc nghe nhạc rock.
Do đó, việc lắng nghe ít nhạc rock hơn và nhiều nhạc cổ điển hơn sẽ giúp chúng ta vui vẻ hơn, thư giãn hơn và ít lo âu hơn.
Liệu pháp âm nhạc có thể cải thiện loạn tâm thần
Một bài đánh giá trên Cochrane đã xem xét 176 nghiên cứu trên những người bị tâm thần phân liệt hoặc các rối loạn như tâm thần phân liệt tiếp nhận trị liệu bằng âm nhạc hoặc trị liệu tiêu chuẩn. Bài đánh giá bao gồm mười tám thử nghiệm với 1,215 người tham gia.
So với sự chăm sóc tiêu chuẩn, liệu pháp âm nhạc cho thấy sự cải thiện tích cực về tổng thể, gồm cả các triệu chứng dương tính và âm tính, cũng như trạng thái tinh thần, chức năng xã hội, và chất lượng cuộc sống.
Liệu pháp âm nhạc có thể giảm liều thuốc cho bệnh nhân tâm thần
Vào năm 2016, 27 bệnh nhân bị tâm thần phân liệt, rối loạn phân liệt cảm xúc, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm, và rối loạn tính cách đặc trưng được điều trị bằng liệu pháp âm nhạc và chăm sóc tiêu chuẩn (48 buổi kéo dài 2 tiếng mỗi tuần) hay chỉ chăm sóc tiêu chuẩn một cách ngẫu nhiên.
[Sau đó,] nghiên cứu tiến hành đo lường liều thuốc an thần, benzodiazepines (thuốc an thần gây ngủ), thuốc ổn định tâm trạng, và thuốc chống trầm cảm.
Nhóm không dùng liệu pháp âm nhạc đã tăng liều thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần. Nhóm dùng liệu pháp âm nhạc và thuốc cho thấy sự cải thiện đáng kể về liều thuốc an thần chống loạn thần và tăng vừa phải liều thuốc chống trầm cảm.
Đại dịch COVID-19 đã gây ra những căn bệnh tinh thần và thể chất cho con người. Tinh thần thường được xem là phi vật chất, nhưng có vẻ hợp lý hơn khi thừa nhận rằng có thể có nhân tố tồn tại mà chúng ta không thể đo lượng trực tiếp vào lúc này. Con người trên khắp thế giới và trong mọi thời đại đã cảm nhận, trải nghiệm hay tin tưởng vào thế giới tinh thần vượt khỏi giới hạn vật chất. Gần như tất cả chúng ta đều tin rằng có điều gì đó trong cơ thể vẫn còn tồn tại sau khi qua đời. Nếu chúng ta luôn mang theo điều gì đó, bên thân người lúc còn sống và khi không còn thân thể lúc qua đời, rất có thể nó cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về cảm xúc, thể chất và tinh thần. Với sự khám phá liên tục các hiện tượng tâm linh, tôi tin rằng sự hiểu biết về bản chất cuộc đời con người sẽ tiến đến một tầm cao mới trong tương lai.
Ngọc Thuần biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times