CHUYÊN ĐỀ PROTEIN GAI: Tổn thương & Điều trị (P.12)
Sự tồn tại của protein gai trong cơ thể có liên quan chặt chẽ đến hội chứng COVID kéo dài và hậu chích vaccine. Tác động của protein gai từ vaccine mRNA COVID-19 đối với sức khỏe con người đang là chủ đề ngày càng được quan tâm gần đây. Trân trọng giới thiệu với quý độc giả Chuyên đề 17 phần về Protein gai: Những tổn thương và những cập nhật về điều trị.
Phần 3: TIN ĐỘC QUYỀN: Protein gai có thể tạo ra huyết khối bất thường
Phần 4: TIN ĐỘC QUYỀN: Các dấu hiệu cho thấy bạn có huyết khối protein gai và bạn cần phải làm gì
Phần 6: Tự thực bào chữa lành những tổn thương do protein gai
Phần 7: Cách sử dụng Resveratrol cho các triệu chứng liên quan đến protein gai COVID
Phần 8: LDN điều trị các bệnh và các tổn thương do protein gai
Phần 9: Bác sĩ chia sẻ giải pháp thay thế khi liệu pháp điều trị protein gai thường quy gặp thất bại
Phần 10: Liệu pháp oxy cao áp trong điều trị tổn thương do vaccine và hội chứng COVID kéo dài
Phần 11: Tìm hiểu về sinh lý bệnh hội chứng COVID kéo dài
Phần 12: 6 yếu tố chính làm tăng nguy cơ tổn thương do vaccine COVID-19
Vì sao một số người bị các tác dụng phụ sau khi chích vaccine COVID-19 trong khi một số khác thì không? Câu hỏi này là trọng tâm trong cuộc tranh luận về tác dụng phụ của vaccine COVID-19.
Các bác sĩ đã xác định được một số yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ bị bệnh do protein gai, hay cụ thể hơn là tổn thương sau khi chích vaccine COVID-19.
Tiến sĩ Paul Marik, người đồng sáng lập Front Line COVID-19 Critical Care Alliance (Liên minh FLCCC – đưa ra Phác đồ Phòng ngừa & Điều trị cho COVID-19) đã trình bày tại một hội nghị của FLCCC hôm 15/10 rằng có nhiều điểm trùng lặp về triệu chứng và cơ chế bệnh sinh của hội chứng COVID kéo dài và tổn thương do vaccine COVID-19.
Cả hai vấn đề này đều có tính hệ thống, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, mô, và đều do lượng protein gai cao. Những protein tăng gai này kích hoạt tình trạng viêm, rối loạn chức năng ty thể, và khả năng tự miễn dịch.
Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ gặp những triệu chứng này.
Việc một người có bị tổn thương do protein gai hay không phụ thuộc vào cả các yếu tố tạm thời và các yếu tố không thể thay đổi.
Phơi nhiễm với protein gai làm tăng nguy cơ, mức độ trầm trọng của bệnh
Cách tốt nhất để giảm tổn thương do protein gai là giảm khả năng phơi nhiễm với protein này do nhiễm virus hoặc chích ngừa.
Mặc dù điều trị sớm thường có thể ngăn chặn sự phơi nhiễm bằng cách loại bỏ protein gai khỏi phổi và ngăn protein gai xâm nhập vào máu. Tuy nhiên vaccine bỏ qua phổi bằng cách đưa trực tiếp vật liệu di truyền của protein gai vào cơ và mạch máu.
Đáp ứng tùy thuộc vào liều vaccine, chẳng hạn như liều vaccine càng cao thì nguy cơ tổn thương do protein gai càng cao.
Tiến sĩ Marik cho biết: “Bệnh nhân càng tiếp xúc nhiều với [protein] gai thì bệnh càng trầm trọng.”
Tiến sĩ Flavio Cadegianni đưa ra giả thuyết rằng việc chích vaccine COVID-19 sau khi nhiễm COVID-19 càng làm tăng nguy cơ tổn thương do protein gai. Điều này là do vaccine có khả năng gây ra tải lượng protein gai trong máu cao hơn so với nhiễm COVID-19 thông thường.
Trong trường hợp nhiễm COVID-19 thông thường, virus khó xâm nhập vào máu qua phổi, nhưng việc chích vaccine sẽ giúp mRNA và DNA của protein gai vào thẳng cơ delta rồi vào máu.
Tiếp theo, vaccine mRNA và DNA sẽ xâm nhập vào mạch máu và tế bào nội mô. Những tế bào này sau đó tạo ra protein gai và trình diện lên bề mặt tế bào, dẫn đến một cuộc tấn công miễn dịch chống lại chính các tế bào này.
Protein gai từ vaccine cũng có thể trôi nổi tự do trong máu và dịch ngoại bào (dịch bạch huyết). Những protein này có thể kích hoạt các phản ứng gây viêm bằng cách liên kết và làm giảm các thụ thể ACE2, tạo thành phức hợp với kháng thể, và kích hoạt các con đường miễn dịch dẫn đến phản ứng tiền viêm.
Theo quan sát, các protein gai do chích vaccine hiện hữu ngay cả sau khi chích vaccine 9 tháng (pdf). Vì vậy các mũi chích tiếp theo và mũi chích bổ sung có thể dẫn đến sản xuất nhiều protein gai hơn, và do đó làm tăng nguy cơ bị bệnh.
Tiến sĩ Pierre Kory, người đồng sáng lập FLCCC, hiện có một phòng khám điều trị tổn thương do hội chứng COVID kéo dài và vaccine, cho biết ông nhận thấy các bệnh nhân bị một trong hai tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn với lần phơi nhiễm kế tiếp với protein gai.
Do đó, ông khuyến nghị các bệnh nhân nên tránh các nguy cơ có thể dẫn đến phơi nhiễm với protein gai khiến các triệu chứng vượt khỏi tầm kiểm soát.
Các thành phần khác nhau giữa các loại vaccine
Không phải mọi vaccine đều sản xuất như nhau.
Trang web How Bad is My Batch thu thập thông tin về các tác dụng phụ liên quan đến chích ngừa COVID-19 từ Hệ thống Báo cáo Biến cố Bất lợi của Vaccine (VAERS).
Bằng cách phân loại từng biến cố bất lợi tương ứng với các lô vaccine, trang web đã cho thấy một số lô có thể khác với những lô khác, vì có liên quan đến nhiều phản ứng bất lợi, tử vong và tàn tật hơn.
Điều này có thể là do tạp chất trong vaccine.
Các thư điện tử bị rò rỉ từ nhân viên của Cơ quan Dược phẩm Âu Châu (EMA) cho thấy cơ quan này chỉ yêu cầu tính toàn vẹn của 50% mRNA trong vaccine Pfizer.
Tuy nhiên, các vấn đề tiềm ẩn cũng có thể là do liều lượng; một số lọ có thể có hàm lượng mRNA hoặc DNA protein gai cao hơn những lọ khác.
Hiện tại, các bác sĩ không có cách nào để xác minh những gì có trong các lọ vaccine.
Cô Merryl Nass, chuyên gia nội khoa thuộc FLCCC cho biết tại hội nghị FLCCC: “Về cơ bản, chúng tôi không biết những gì có trong những lọ vaccine này.” Các bác sĩ chỉ biết rằng một số người bị tổn thương và không phải tất cả các lọ thuốc đều được sản xuất giống nhau.
Cô Nass đã bị đình chỉ giấy phép hành nghề y tế bởi Hội đồng Cấp phép Y tế (BOLIM), một cơ quan tiểu bang quản lý việc cấp phép y tế ở Maine. Hồi tháng 01/2022, cô ấy nhận được yêu cầu nộp bản đánh giá tâm lý học thần kinh bởi một nhà tâm lý học do BOLIM lựa chọn để xác định xem cô có đủ năng lực để hành nghề y hay không, vì những lời chỉ trích online của cô đối với các chính sách COVID-19. Cô đã đệ đơn kiện và gần đây đã có một phiên điều trần.
Các yếu tố gene
“Có khuynh hướng di truyền ở đây,” Tiến sĩ Marik nói. “Nếu ai đó trong gia đình bị tổn thương do vaccine, một hiện tượng rất phổ biến là anh em của người đó … [cũng sẽ bị] tổn thương do vaccine. Vì vậy có những yếu tố di truyền mà chúng ta không biết.”
Tiến sĩ Marik đã quan sát thấy một số đột biến gene nhất định cũng có thể khiến họ có nguy cơ bị tổn thương do vaccine COVID-19 cao hơn, bao gồm đột biến gen methylenetetrahydrofolate reductase (MTHFR) và hội chứng loại Ehlers-Danlos.
Khoảng 40% người dân ở Hoa Kỳ mang hoặc bị ảnh hưởng bởi đột biến MTHFR. Đây là một loại enzyme chịu trách nhiệm chuyển folate (vitamin B9) thành dạng hoạt động. Folate đóng vai trò phá vỡ homocysteine – một amino acid gây độc hại ở nồng độ cao hơn – thành methionine, một amino acid hữu ích.
Tùy thuộc vào loại đột biến MTHFR và số lượng bản sao, chức năng của enzyme MTHFR có thể bị giảm vừa phải hoặc trầm trọng.
Điều này có thể gây ra nguy cơ thiếu hụt folate cao hơn, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ bị COVID-19 nặng. Do vậy nồng độ homocysteine đã được dùng để dự báo trực tiếp cho kết cục xấu do COVID-19.
Lời khai (pdf 1, pdf 2) từ những người có họ hàng mang đột biến MTHFR đã cho thấy các biến cố bất lợi sau khi chích ngừa. Tuy nhiên, cơ chế thực sự đằng sau khuynh hướng di truyền này vẫn chưa được hiểu rõ.
Những người có đột biến MTHFR thường được báo cáo là có nguy cơ cao bị các bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn đông máu, sảy thai và một số loại ung thư.
Hội chứng loại Ehlers-Danlos là một rối loạn mô liên kết chủ yếu ảnh hưởng đến da, khớp và mạch máu. Những người bị các bệnh này thường cho biết bị trật khớp, đau kinh niên và mệt mỏi kinh niên. Tình trạng này cũng thường liên quan đến chứng viêm – tác nhân chính gây ra COVID kéo dài và bệnh do protein gai.
Các bệnh nền kinh niên và suy giảm miễn dịch
Các bệnh chuyển hóa, đặc biệt là cao huyết áp và tiểu đường type 2, có liên quan đến các triệu chứng nặng khi nhiễm COVID-19 và chích vaccine.
Tiến sĩ Aseem Malhotra, một bác sĩ tim mạch nổi tiếng, đã viết trong bài báo của mình rằng ngay cả “chỉ số đường huyết cao đơn độc ở những người không bị bệnh tiểu đường nhập viện [vì COVID-19] đã được chứng minh là có liên quan đến kết cục tồi tệ hơn.”
Nhiều bệnh chuyển hóa bao gồm béo phì, tiểu đường, cao huyết áp và bệnh tim mạch là do chứng viêm. Các protein gai cũng kích hoạt nhiều phản ứng gây viêm, đó có thể là lý do vì sao những người bị các bệnh kinh niên này có nguy cơ cao hơn.
Các protein gai cả từ virus và vaccine đều có thể liên kết với các thụ thể ACE2 trên các tế bào của bất kỳ mô nào mà nó tiếp xúc. ACE2 có tác dụng giảm viêm. Sự gắn kết này làm giảm các thụ thể ACE2 và do đó làm tăng tình trạng viêm ở khắp các mô.
Tiến sĩ Marik nói: “Chúng ta đang nói về các tế bào đơn nhân trong não, tim, gan, lá lách, buồng trứng, vì vậy đây là một căn bệnh toàn thân.”
Protein gai cũng có khả năng tự miễn dịch cao, nghĩa là nó có thể kích hoạt hệ miễn dịch tấn công các mô của cơ thể.
Các nghiên cứu do Tiến sĩ Aristo Vojdani đứng đầu phát hiện thấy những kháng thể được tạo ra để chống lại các protein gai của SARS-CoV-2 đã phản ứng “với các kháng nguyên mô khác nhau bao gồm cơ, khớp, tuyến giáp, não, da, đường tiêu hóa, hầu hết mọi kháng nguyên từ các bộ phận khác nhau của cơ thể,” Tiến sĩ Vojdani nói với The Epoch Times.
Một phát hiện quan trọng mà Tiến sĩ Marik và Kory đã quan sát thấy là những người bị tổn thương do vaccine có nồng độ tự kháng thể cao hơn những người bị hội chứng COVID kéo dài.
Nhiều nghiên cứu đã quan sát thấy sự khởi phát hoặc tái phát của các bệnh tự miễn dịch sau khi chích vaccine COVID-19. Các trường hợp được ghi nhận bao gồm bệnh đa xơ cứng, viêm cơ thần kinh, viêm khớp, tiểu đường type 1, v.v.
Những người bị tái phát các bệnh tự miễn dịch thường có các triệu chứng trầm trọng hơn.
Tất cả những điều này đều gợi ý rằng những người bị các bệnh nền kinh niên gây tổn hại đến sức khỏe và hệ miễn dịch, sẽ có nguy cơ bị tổn thương do vaccine cao hơn.
Thiếu hụt vitamin
Sự thiếu hụt folate, cobalamin (vitamin B12) và vitamin D có liên quan đến nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn.
Một nghiên chưa qua bình duyệt (pdf) của các nhà nghiên cứu Vương quốc Anh do Dịch vụ Y tế Quốc gia tài trợ đã phát hiện ra rằng bổ sung vitamin D và vitamin B12 làm giảm các triệu chứng thần kinh do chích vaccine COVID-19.
Vitamin D có tác dụng chống viêm và tăng hoạt động miễn dịch. Vitamin B12 rất quan trọng đối với sức khỏe thần kinh vì giúp sản xuất myeline – một lớp chất béo bao quanh tế bào thần kinh giúp ngăn ngừa sẹo hóa và cải thiện khả năng truyền tín hiệu.
Các tác giả nghiên cứu viết: “Vaccine, bao gồm cả vaccine COVID-19, được biết là gây ra các phản ứng thần kinh trầm trọng và/hoặc kinh niên trong một số trường hợp hiếm gặp. Chúng tôi ủng hộ sàng lọc tình trạng thiếu vitamin B12 trước khi chích ngừa ở những nhóm có nguy cơ cao.”
Thiếu hụt folate cũng gặp ở những bệnh nhân nhập viện vì COVID-19. Vitamin này đóng vai trò hình thành DNA và RNA để tổng hợp protein tế bào.
Tuổi và Giới tính
Tiến sĩ Marik nói rằng phụ nữ thường có nguy cơ bị tổn thương cao hơn sau khi chích vaccine COVID-19.
Ông đưa ra tuyên bố này dựa trên kết quả từ một cuộc khảo sát vào tháng 10/2021 được thực hiện bởi React19 (pdf), một trang web cung cấp lời khuyên về tổn thương do vaccine và cách điều trị sớm. Một phần của bảng câu hỏi được dùng để đánh giá 508 bệnh nhân bị tổn thương sau chích ngừa.
Cuộc khảo sát cho thấy 81% báo cáo tổn thương do vaccine là phụ nữ. Ở cả hai giới, bệnh nhân ở độ tuổi từ 30 đến 50 là phổ biến nhất.
Dữ liệu từ VAERS cũng cho thấy phụ nữ chiếm khoảng 65% các báo cáo về biến cố bất lợi; trong đó 41% ở độ tuổi từ 18 đến 49 tại thời điểm báo cáo.
Phụ nữ trong độ tuổi từ 50 đến 59 và 65 đến 79 cũng chiếm một phần lớn các báo cáo về biến cố bất lợi, gần 35% tổng số nữ giới.
Protein gai kích hoạt quá trình viêm bằng nhiều con đường. Một con đường là thông qua liên kết với các thụ thể ACE2 trên bề mặt tế bào. Thụ thể này rất quan trọng để giảm viêm. Vì vậy, việc giảm ACE2 do protein gai sẽ làm tăng viêm.
Mặc dù được tìm thấy trên nhiều cơ quan, các nghiên cứu cho thấy thụ thể ACE2 đặc biệt có nhiều ở buồng trứng và trứng.
Kể từ khi khai triển vaccine, nhiều phụ nữ đã báo cáo tình trạng kinh nguyệt không đều.
Một nghiên cứu được công bố (pdf) trên My Cycle Story đã tổng hợp kết quả khảo sát từ hơn 6,000 phụ nữ. Nghiên cứu đã phát hiện thấy những kết quả đáng báo động: trong khi có ít hơn 40 trường hợp bị đau bụng kinh do bong màng rụng [một biến cố phụ khoa hiếm gặp, trong đó màng rụng hay màng nhầy lót trong tử cung bị bong ra ở dạng nguyên vẹn] đã được ghi nhận trong hơn 100 năm qua, sau khi khai triển chích vaccine COVID-19, con số này là 292.
Đại Hải biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times