[Chương trình trực tiếp của Tần Bằng]: Vụ án nữ cảnh sát tống tiền là án oan? Xét lại 9 điểm nghi vấn lớn
Vụ án của cô Hứa Diễm, một nữ cảnh sát ở thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô tống tiền bảy nhân viên công chức, đã gây ra chấn động trên internet sau một đêm. Trong vòng vài phút sau khi đăng bài, cảnh sát địa phương đã yêu cầu luật sư xóa bỏ bài đăng về bản án, đồng thời bản án đăng trên trang web cũng bị gỡ xuống. Sự kiện này còn kinh động đến giới cao tầng của Ban Tuyên truyền Trung ương và Tân Hoa Xã. Như vậy, cuối cùng là đã có chuyện gì xảy ra?
Một luật sư nổi tiếng nói rằng đây là vụ án oan, như vậy rốt cuộc là oan ở đâu? Ngày hôm nay chúng tôi điểm lại một số vấn đề liên quan còn nhiều nghi ngờ trong vụ án này cho quý vị. Hơn nữa, khi xem xét tỉ mỉ cách dùng từ trong bản án của tòa án thì thấy rất kỳ lạ, phải chăng cho thấy quy tắc ngầm đen tối trong giới quan chức Trung Cộng?
Bản án gây rung động trên mạng internet
Một phần bản án đã gây rung động trên mạng internet Trung Quốc. Bản phán quyết của tòa án huyện Quán Nam, thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô ngày 29/12/2020, cho thấy: một nữ cảnh sát thuộc thế hệ 9x trong thời gian năm năm, liên tục hoặc đồng thời phát sinh quan hệ với chín vị viên chức bao gồm một vị Phó cục trưởng Cục Cảnh sát, ba Đồn trưởng Đồn Cảnh sát, Phó viện trưởng Viện Y tế, Hiệu trưởng trường tiểu học… và còn liên lụy đến nhiều quan chức và viên chức địa phương, sau đó đã đòi đối phương 4 triệu NDT và bị kết tội uy hiếp tống tiền. Bình quân mỗi người gần 400 ngàn NDT, trong đó có hai vị Đồn trưởng Đồn Cảnh sát, một người giao cho cô ta 1 triệu NDT, một người giao 1.28 triệu NDT, khiến dân mạng chửi rủa: Một Trưởng đồn Cảnh sát nho nhỏ, có nhiều tiền như vậy sao?
Mặc dù không nói ra tên của những người liên quan nhưng có tên đơn vị công tác của họ cho nên mọi người liền biết. Đối với giới quan chức nơi đó thì vụ việc này là một vụ bê bối cực lớn. Hơn nữa, mỗi một người đều đưa ra mấy trăm ngàn NDT, bọn họ lấy đâu ra nhiều tiền như vậy? Đây cũng là một vụ án về hối lộ. Cho nên nơi đó phải nhanh chóng dập tắt vụ này.
Phía chính quyền yêu cầu xóa bài đăng gấp
Vị nữ cảnh sát trẻ sinh năm 1994 bị phán quyết 13 năm tù, và bị phạt 5 triệu NDT.
Bản án được luật sư nổi tiếng Trương Tân Niên đăng tải lên mạng hôm 11/03/2021, trong vòng 5 phút, các ban ngành liên quan của địa phương đã liên hệ với ông, đồng thời yêu cầu ông phối hợp xóa bỏ bài đăng. Những người truyền phát bài đăng cũng liên tục nhận được điện thoại của giới chức tỉnh Giang Tô gọi đến.
Luật sư Trương Tân Niên đã nói với tờ “Tin tức Đại Bạch” của truyền thông Đại lục hôm 12/03 rằng, người gọi điện đến tự xưng là ở thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, cho biết bài đăng này đã gây “xôn xao dư luận,” hy vọng luật sư Trương xóa bỏ bài đăng và người này cũng cho biết bản án đã được gỡ bỏ trên trang web tài liệu phán quyết. Luật sư Trương trả lời rằng, “Đăng lên mạng là tài liệu thuộc về tư pháp công khai, làm sao có thể tùy ý xóa bỏ?” Vụ án này vừa không liên quan đến bí mật, vừa không liên quan đến quyền riêng tư. Nếu như liên quan đến bí mật hoặc quyền riêng tư, thì lúc đó [trang web của Tòa án] cũng không nên đăng tải lên mạng internet.
Đài Á Châu Tự do cũng đưa tin nói rằng, cảnh sát thành phố Liên Vân Cảng trực tiếp gọi điện thoại cho những dân mạng ở khắp các nơi yêu cầu xóa bài đăng, có nhiều người còn đăng tải đoạn ghi âm nội dung nói chuyện với cảnh sát, điều này càng gây chú ý cho dân mạng, khiến cho giới lãnh đạo địa phương càng thêm khó xử .
Chính quyền Trung Cộng có một quy tắc, khi có tin tức bất lợi đối với nơi nào đó, thì yêu cầu xóa bỏ tin tức đó đi. Cho nên, kể cả Baidu, cùng với rất nhiều trang web lớn khác, hàng năm đều nhận được một lượng chi phí khổng lồ để xóa tin tức của chính quyền các nơi. Nhưng bởi vì cảnh sát đứng ra tạo áp lực với những người có liên quan sẽ tương đối dễ hơn, cho nên có đôi khi những sự việc tai tiếng như thế này để cảnh sát tới làm cho thuận tiện hơn mà thôi.
Phía chính quyền thông báo: Bảy viên chức liên quan đã bị xử phạt, bản án vẫn chưa có hiệu lực
Sự việc xóa bỏ bài đăng đã khiến cho dư luận chỉ trích, trang “Quan điểm Tân Hoa” trên nền tảng truyền thông Sina Weibo của Tân Hoa Xã cũng đưa ra tuyên bố rằng: “Công chúng chất vấn: Sau khi sự việc xảy ra, những viên chức này có bị điều tra và trừng trị hay không? Đối mặt với những chất vấn của công chúng, các ban ngành liên quan của địa phương quyết không được xóa bỏ bài đăng này, trả lời công khai mới là đúng đắn.”
Trước khi yêu cầu luật sư xóa bài đăng, các quan chức địa phương còn gỡ bỏ bản tuyên án đăng trên trang web của Tòa án tối cao của Trung Cộng. Ngày 12/03, Tòa án huyện Quán Nam đã đưa ra lời giải thích đối với việc gỡ bỏ này, nói là vì bản án chưa có hiệu lực, cho nên gỡ bỏ.
Điều 3 Luật tối cao ban bố “Quy định về công bố bản án của Tòa án Nhân dân lên mạng” đã quy định rõ rằng, các phán quyết của tòa án về các bản án hình sự, dân sự, hành chính nhất định phải được công bố lên trang mạng internet, trừ những tình huống ngoại lệ được quy định ở Điều 4:
(1) Liên quan đến bí mật quốc gia; (2) Trẻ vị thành niên phạm tội; (3) Kết thúc vụ án bằng hòa giải hoặc là xác nhận hiệu lực của thỏa thuận hòa giải của nhân dân, nhưng trừ khi vì bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác xác thực cần phải công khai; (4) Tố tụng ly hôn hoặc là tố tụng liên quan đến nuôi dưỡng, giám hộ con cái tuổi vị thành niên; (5) Các trường hợp khác do Tòa án Nhân dân cho rằng không nên công bố lên mạng internet.
Rõ ràng, bản tuyên án của vụ án nữ cảnh sát tống tiền này không thuộc trường hợp không thể công bố lên mạng internet.
Như vậy, theo lời giải thích của Tòa án huyện Quán Nam rằng vụ án này hiện đang thẩm tra xét xử phúc thẩm, bản tuyên án sơ thẩm chưa có hiệu lực, cho nên dựa theo những quy định liên quan là có thể gỡ bỏ, vậy có đúng hay không? Cần xem xét một chút:
Theo điều 7, văn bản phán quyết phát sinh hiệu lực pháp luật, cần phải công bố lên mạng internet trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày bản tuyên án có hiệu lực. Theo luật đề ra, bản tuyên án, bản phán quyết sơ thẩm của kháng nghị tố tụng hoặc kháng án cần phải được công bố lên mạng internet trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi phán quyết của phiên phúc thẩm có hiệu lực.
Cho nên, xét theo khía cạnh pháp luật thì đúng, nhưng rõ ràng còn là bởi vì vụ án quá hoang đường, ảnh hưởng quá tiêu cực, khiến cho giới quan chức của vùng đó quá mất mặt, nên họ mới gỡ bỏ nó. Còn nếu đường đường chính chính thì cũng không phải lén lút gọi điện thoại.
Ngày 12/03/2021, tài khoản Wechat chính thức của “Quán Vân ngày nay,” cổng thông tin truyền thông hỗn hợp của huyện Quán Vân, tỉnh Giang Tô đăng thông tin, Ban Tuyên giáo huyện Quán Vân tỉnh Giang Tô thông báo về “vụ án nữ cảnh sát tống tiền”: Bảy viên chức có liên quan đến vụ án đã lần lượt bị xử lý vào cuối năm 2019. Đây là lời nói dối. Phóng viên của kênh Chính Quan Tin tức nhận thấy rằng, người duy nhất trong vụ án bị điều tra xử phạt là Phó cục trưởng Lưu. Vào tháng 01/2020 ông ta bị Tòa án huyện Quán Nam xử tội nhận hối lộ và phạt tù có thời hạn 2 năm 6 tháng, đồng thời phạt tiền 200 ngàn NDT.
Bản án của phiên phúc thẩm Tòa án hình sự về tội nhận hối lộ của ông Lưu được công bố trên trang web, văn bản phán quyết cho thấy, theo cáo buộc của cơ quan công tố, từ tháng 07/2013 đến tháng 04/2019, ông Lưu lợi dụng chức vụ Đồn trưởng Đồn Cảnh sát Lộ Nam, chi nhánh Hải Châu (chi nhánh Tân Phổ) thuộc Sở Cảnh sát thành phố Liên Vân Cảng, và chức Phó Cục trưởng chi nhánh Hải Châu, đã thu nhận tiền và vật của ông Trần, ông Cố, ông Tào… cả thảy là 26 người, tổng cộng quy ra Nhân dân tệ là 746 ngàn NDT, tạo điều kiện thuận lợi cho các khách sạn, câu lạc bộ giải trí (KTV), hiệu làm móng, các cửa hàng bán pháo hoa (vật liệu làm pháo) hoạt động kinh doanh; giúp đỡ những người như ông Cố, ông Doãn, ông Từ… giải quyết trong những vụ án kiện, tra xét.
Rất rõ ràng, xử phạt những việc này không hề liên quan chút nào đến vụ án tống tiền của nữ cảnh sát. Hơn nữa, dựa theo luật ngầm của giới quan chức Trung Cộng, loại chuyện này đã trôi qua rồi liền cho qua luôn, không bao giờ thực sự xử phạt những người này, thậm chí trong bản tuyên án của vụ án vị nữ cảnh sát Hứa Diễm chúng ta còn thấy bảy viên chức kia là người bị hại.
Tối ngày 12/03 trang Weibo “Tân Hoa tiêu điểm” của Tân Hoa Xã đã đăng tin tức nói rằng “cuối năm 2019, bảy vị viên chức liên quan đến vụ án ở huyện Quán Nam đã bị đảng bộ kỷ luật bãi bỏ chức vụ trong đảng, cách chức hành chính v.v.”
Thông tin thật đáng nghi ngờ, trong các sự kiện xã hội lớn, sau khi các vụ bê bối bị vạch trần, Trung Cộng luôn đưa ra những lời dối trá, đặc biệt là khi những tin tức như thế này được đưa ra từ các cơ quan tuyên truyền thì càng là dối trá. Nếu quả thực là như vậy, thì sao không tiến thêm một bước nữa là công bố cụ thể từng người rốt cuộc là bị xử phạt như thế nào, chẳng phải là nhìn một cái là biết được ngay hay sao? Tại sao lại dùng v.v. mơ hồ qua loa cho xong chuyện? Án oan ư?
Nữ cảnh sát trẻ là nhân viên tạm thời, bị xem như “tình nhân chung”?
Đầu tiên, người bị kết án là một nữ cảnh sát phụ (auxiliary police) nhỏ bé trẻ tuổi. Trên thực tế, loại chức vụ này chính là nhân viên tạm thời, ở trong ngành cảnh sát, có thể không bao giờ được nhận chính thức vào ngành cảnh sát, như vậy bất kỳ cảnh sát chính thức nào cũng đều là cấp trên của cô ấy. Thời điểm cô phát sinh quan quan hệ lần thứ nhất với Đồn trưởng Đồn Cảnh sát thì cô chỉ mới 20 tuổi, đây là tự nguyện sao? Gần như có thể xác định là không có khả năng, trừ khi đối phương đồng ý nhận cô vào chính thức, hoặc là trả tiền cho cô. Cho dù là như vậy, thì Đồn trưởng Đồn Cảnh sát là người phạm tội, hoặc ít nhất đó là trái pháp luật.
Tiếp theo, cô Hứa Diễm (nữ cảnh sát) còn có quan hệ bất chính với nhiều vị Đồn trưởng Đồn Cảnh sát khác và một vị Phó Cục trưởng. Như vậy vấn đề ở đây là quy tắc ngầm sử dụng “tình nhân chung” trong giới quan chức Trung Cộng, hay là dâng nạp cho cấp trên? Chúng ta đều biết về mặt trái xấu xa này của Trung Cộng. Ví như người đẹp quân đội Thang Xán, chính là tình nhân chung của Từ Tài Hậu, Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang … Như vậy, số tiền đưa ra rốt cuộc là tiền bồi thường của các quan chức đùa bỡn phụ nữ, hay là tiền uy hiếp tống tiền thì cũng rất khó nói.
Lần này dư luận trên mạng dấy lên mạnh mẽ như vậy, cũng là bởi vì những thứ quy tắc ngầm và thông lệ thối nát của giới quan chức Trung Cộng đã khiến cho dân chúng kích động phẫn nộ. Ông Chu Học Đông, một người có thâm niên trong ngành truyền thông cho rằng, những vị lãnh đạo ngủ với nữ cảnh sát, và cho là bị cô ấy tống tiền đó, có người nào là thứ tốt? Còn không biết xấu hổ gọi mình là người bị hại?
Bản án dùng từ rất kỳ lạ
Đầu tiên, từ trong bản án mà chúng ta có thể thấy được dùng một cách kỳ dị, “Bị cáo Hứa đồng thời hoặc là không gián đoạn cùng nhiều viên chức phát sinh quan hệ nam nữ bất chính,” cái gì gọi là cùng lúc đây? Là một mình cô ấy cùng lúc với hai quan chức Trung Cộng, thì mới gọi là cùng lúc? Bởi vì nếu không phải như vậy, pháp luật sử dụng từ ngữ rất chặt chẽ cẩn thận, nên sẽ không lại xuất hiện “không gián đoạn.”
Không cấu thành tội uy hiếp tống tiền
Tiếp theo, bên trong bản án liệt kê ra chín người có liên quan. Trong đó, từ người số một đến số năm và người số chín, sáu người này bao gồm tất cả các quan chức cảnh sát, đều bị nữ cảnh sát lấy lý do mang thai để uy hiếp. Đối với vấn đề này, một luật sư có kinh nghiệm với nickname @Lão Oai Luật Sư đã có phân tích cụ thể, cho rằng không cấu thành tội uy hiếp tống tiền, mà là đòi tiền bồi thường, hoặc là tội lừa gạt.
@Lão Oai Luật Sư nói:
- Nếu như thực sự bị cáo xác thực có mang thai và sinh non, người được gọi là bị hại kia ắt phải có nghĩa vụ đền bù hoặc bồi thường, mà đòi bồi thường quá mức cũng không cấu thành tội uy hiếp tống tiền.
- Mẹ của cô gái sau khi biết sự thật con gái của mình bị cấp trên đùa bỡn, mang thai và sinh non, cũng có quyền yêu cầu người được gọi là bị hại kia bồi thường, yêu cầu bồi thường quá mức cũng không cấu thành tội uy hiếp tống tiền.
- Loại thiệt hại này không phải tổn thất vật chất đơn thuần, không thể hoặc không cách nào nhận định là bồi thường quá mức.
- Nếu như hai loại trường hợp đầu cũng không tồn tại, mà là do bị cáo bịa đặt chuyện hoặc là làm giả chứng cứ, thì có thể cấu thành tội lừa gạt, cũng không phải là tội uy hiếp tống tiền.
- Giải quyết đối với tài sản phi pháp, tòa sơ thẩm phán quyết là “giao nộp tài sản phi pháp,” phán quyết như vậy là mơ hồ nói không rõ ràng. Đúng ra phán quyết phải là cưỡng chế giao nộp của phi pháp vào ngân quỹ nhà nước theo luật pháp, hoặc là phán quyết cưỡng chế giao nộp của phi pháp trả về cho người bị hại theo luật (như vậy há không phải là quá hời cho những “kẻ bị hại” này sao, nằm mơ ban ngày cũng trở thành sự thật?); nhưng mà cũng cần phải điều tra rõ sự thật liệu bị cáo có mang thai và sinh non không, để bị cáo nhận được bồi thường hợp lý.
- Trong số người bị hại có ba người là Trưởng đồn Cảnh sát, một Phó cục trưởng Cục Cảnh sát, bản thân những người này là cảnh sát nhân dân, có chức trách điều tra tội phạm theo luật định. Đối với tội phạm uy hiếp tống tiền đang diễn ra trước mắt, lại không theo luật lập chuyên án điều tra xử lý, mà là phối hợp để bị cáo phạm tội thành công, những người này hoặc là cấu thành tội lờ đi nhiệm vụ, hoặc là chính là đồng phạm với bị cáo trong tội danh uy hiếp tống tiền.
Ít nhất không thuộc về tội uy hiếp tống tiền
Mặt khác, trong lời khai của người bị hại thứ tám liên quan đến vụ án chúng ta có thể thấy được rằng ít nhất đây không thuộc về tội uy hiếp tống tiền, “với lý do cần tiền đặt cọc cho việc mua nhà, yêu cầu ông [Lâm] giao 140 ngàn NDT.” Không hề uy hiếp gì với ông Lâm, chính là “yêu cầu,” điều này không thể tính là uy hiếp tống tiền.
Nghi ngờ quan chức bao che cho nhau
Ngoài những vấn đề mà chúng ta đưa ra ở trên, thì còn có những nghi vấn như: những ban ngành chấp pháp liên quan ở nơi đó có bị thế lực khác can thiệp vào hay không? Có xét xử công khai, công bằng và công chính hay không? Có thể công khai các chi tiết cụ thể để cho công chúng một câu trả lời hay không?
Trong vụ án này, trước khi sự việc phát sinh thì bị cáo là cảnh sát của chi nhánh Cảnh sát thành phố Liên Vân Cảng, những người bị hại trong vụ án đa số là cấp trên trực tiếp hoặc là Đồn trưởng Đồn Cảnh sát có liên hệ công tác với bị cáo. Cân nhắc tới vấn đề công bằng trong quá trình thẩm tra giải quyết vụ án, đầu tiên cần phải loại bỏ nghi ngờ về việc quản lý các cơ quan điều tra, cần giao vụ án cho một cơ quan điều tra khác ở ngoài Liên Vân Cảng đến thụ lý. Nhưng trong vụ án này không đưa ra trình tự để tránh gây nghi ngờ tranh cãi, như vậy là không thuyết phục.
Vì sao xử phạt với số tiền cao như vậy
Căn cứ theo luật định để giải thích, người phạm tội uy hiếp tống tiền, sẽ bị phạt từ 2,000 NDT trở lên, mức tiền phạt không vượt quá gấp đôi số tiền tống tiền. Như vậy, xử phạt với mức tiền cao như vậy, 5 triệu NDT, một cảnh sát nhỏ bé lấy đâu ra số tiền lớn ấy.
Có phân tích cho rằng, theo cáo buộc, cô Hứa lừa gạt 3.72 triệu NDT, phạt tiền 5 triệu NDT tuy là trong khoảng từ 2 nghìn NDT đến không vượt quá gấp đôi số tiền tống tiền, tức là vẫn dưới con số 7.48 triệu NDT, nhưng suy xét tổng hợp khả năng chi trả của cô Hứa khi làm một cảnh sát trước khi vụ án xảy ra, số tiền phạm pháp bị cưỡng chế giao nộp, nếu như trong vòng 1 tháng cô Hứa không thể giao nộp số tiền bị xử phạt, thì không những sẽ ảnh hưởng đến việc xin giảm hình phạt sau khi cô chịu cải tạo, mà còn khiến cho cô trở thành kẻ thất tín suốt cuộc đời còn lại sau khi cô ra tù. Với việc pháp luật trừng phạt vì mục đích giáo dục uốn nắn thì xử phạt cô Hứa khoảng mấy trăm ngàn NDT sẽ phù hợp hơn.
Tuy nhiên, cư dân mạng phân tích cho rằng, có hai khả năng giải thích cho lý do số tiền phạt cao như vậy:
Thứ nhất, số tiền công khai kia là do chính cô Hứa đòi hỏi, có thể đối phương chủ động cho cô Hứa còn nhiều hơn nữa, có thể lên đến hàng triệu NDT. Thứ hai, có thể còn có nhiều người khác liên quan đến vụ án, có thể là quan chức cao cấp hơn, cho nên tòa án huyện không dám đưa vào vụ án. Nhưng tòa án vẫn phải giúp những quan chức cao cấp đó hả hận.
Người tố cáo là ai?
Theo tình huống bốn vị cảnh sát bị uy hiếp mà vẫn ngoan ngoãn đưa tiền ra, thì người tố cáo không thể nào là bốn người này được, cũng không có khả năng là các viên chức của Trung Cộng. Hiện tại có hai phân tích. Thứ nhất là: Cô gái trẻ này bị lật thuyền, chính là nói cô ta uy hiếp đến vị viên chức còn cao hơn kia, nên mới bị trả thù. Thứ hai là: bản án công bố tổng cộng có chín người bị hại, nhưng chính quyền huyện Quán Nam thông báo: Bảy vị viên chức đã bị xử lý. Như vậy trừ đi Phó cục trưởng, vị công tác ở khoa Dược Viện Y tế kia hẳn là cũng tính là viên chức, chỉ có người bị hại thứ tám là không đề cập đến tên đơn vị công tác và chức danh, mà chỉ ghi là ông Lâm. Cho nên rất có thể người này là một nhân viên công ty bình thường hoặc là một người làm kinh doanh.
Hơn nữa có phân tích nói rằng, “ngay sau khi gặp ông Lâm, nữ cảnh sát thay đổi ý định, muốn có gia đình. Về mặt lý luận, thì người họ Lâm này hẳn là một người ‘ba không’ (không chức vụ, không đơn vị công tác, không sợ hãi). Nếu không, hồ sơ vụ án đã ghi rõ chức nghiệp của ông ta.” Từ chuyện muốn có tiền đặt cọc cho việc mua nhà mà xét, việc cần tiền mua nhà có thể là thật, nghĩa là lúc ấy cô Hứa Diễm có thể muốn cùng với người họ Lâm này nói chuyện yêu đương. Bản án cũng đã nói, “lấy lý do cần tiền đặt cọc mua nhà, đã yêu cầu ông [Lâm] đưa 140 ngàn NDT,” đối với văn bản pháp luật dùng từ cẩn thận cặt chẽ mà nói, thì đây cũng là một chứng cứ.
Vì vậy mới phân tích rằng, “chỉ có ông Lâm không chức vụ, không đơn vị công tác, không có gì để lo sợ, cho nên mới đem vụ án phơi bày cho thiên hạ biết.” Điều này rất có lý.
Tuy nhiên, Quý vị khán giả nhận định như thế nào? Quý vị có thể nói đáp án của Quý vị ở phần bình luận nhé.
Do Li Hao thực hiện
Tiểu Minh biên dịch
Epoch Time TV biên tập
Xem thêm: