Chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu năm 2022 biến động mạnh do các lệnh cấm xuất cảng
Vào đầu năm 2022, các nhà nhập cảng thực phẩm và năng lượng đang bị ảnh hưởng bởi các lệnh cấm và các hạn chế xuất cảng tại một số quốc gia: lệnh cấm 2 năm của Argentina đối với thịt bò, lệnh cấm của Indonesia đối với than đá, lệnh cấm của Mali đối với ngũ cốc và các sản phẩm liên quan, và tiếp tục giới hạn xuất cảng lúa mì của Nga và Ukraine.
Trong một nỗ lực để kiềm chế giá cả tăng cao trong nước, chính phủ Argentina đã ban hành sắc lệnh số 911 hôm 03/01, gia hạn lệnh cấm xuất cảng đối với bảy loại thịt bò khúc cho đến hôm 31/12/2023.
Năm 2021, Argentina đã tạm ngừng xuất cảng thịt bò để điều chỉnh giá thịt bò trong nước. Tổng thống Argentina Alberto Fernandez từng cho biết lý do chính khiến giá thịt bò Argentina tăng vọt là do xuất cảng sang Trung Quốc, quốc gia đã vượt Mỹ trở thành nhà nhập cảng thịt bò lớn nhất thế giới vào năm 2019.
Ngoài thịt bò, chính phủ Argentina đã công bố hạn chế xuất cảng ngô và lúa mì hôm 17/12/2021. Năm 2022, Argentina đã hạn chế xuất cảng ngô ở mức 41.6 triệu tấn và lúa mì là 12.5 triệu tấn trong nỗ lực bảo đảm nguồn cung cấp lương thực trong nước. Argentina là nước xuất cảng ngô lớn thứ hai thế giới, xuất cảng 39.8 triệu tấn trong giai đoạn 2020–21, chỉ sau Hoa Kỳ. Đây cũng là nhà cung cấp lúa mì chính cho Nam Mỹ, xuất cảng 11.2 triệu tấn vào năm 2021.
Ông Mike Sun, một nhà tư vấn đầu tư tư nhân ở Bắc Mỹ, nói với The Epoch Times, “Argentina là một nước xuất cảng thực phẩm. Việc hạn chế hoặc cấm xuất cảng thực phẩm [ở đây] không phải là điều lạc quan đối với chuỗi cung ứng thực phẩm của thế giới.”
Năm 2021, do đại dịch và thời tiết khắc nghiệt, ít nhất 13 quốc gia đã áp dụng các biện pháp hạn chế xuất cảng để bảo đảm nguồn cung lương thực trong nước. Với nguồn cung thắt chặt và nhu cầu mạnh, giá lúa mì quốc tế đã tăng trong vài tháng. Uzbekistan, quốc gia phải nhập cảng 35% lúa mì của mình, đã xóa bỏ thuế nhập cảng đối với bột mì, dầu thực vật, và các sản phẩm khác hôm 30/12/2021. Việc miễn trừ này sẽ vẫn có hiệu lực cho đến hôm 30/12/2022.
Ngoài thực phẩm, ông Sun tin rằng chuỗi cung ứng toàn cầu về khoáng sản cũng “đầy sự không chắc chắn”. Một ví dụ là tổng thống mới của nước láng giềng của Argentina, Chile, người đã đề nghị quốc hữu hóa các nguồn tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là nguồn đất hiếm đang gây tranh cãi trên toàn cầu.
Ông nói: “Quyết định của Chile theo đuổi đất hiếm, một trong những nguồn năng lượng sạch quan trọng nhất thế giới, thay vì đồng truyền thống, là một dấu hiệu cho thấy các quốc gia đang ghi nhận giá trị của hàng hóa khô rời (nguyên liệu chưa qua chế biến được sử dụng trong quá trình sản xuất toàn cầu), thứ có thể ảnh hưởng đến nguồn cung toàn cầu.”
Chile là nhà sản xuất đồng số một và nhà sản xuất đất hiếm số hai trên thế giới. Hôm 04/01, (các) nhà lập pháp Chile đã đưa ra một dự luật cho Hạ viện nhằm tìm kiếm một lệnh cấm để ngăn chặn kế hoạch của chính phủ sắp mãn nhiệm đối với hợp đồng mỏ đất hiếm 400,000 tấn ở quốc gia này.
Chuỗi cung ứng năng lượng biến động mạnh
Chile không phải là quốc gia đầu tiên ở Mỹ Latinh hạn chế xuất cảng khoáng sản. Tại một cuộc họp báo ngày 28/12, ông Octavio Romero Oropeza, Giám đốc điều hành của Công ty Dầu khí Quốc gia Mexico Petroleos Mexicanos (Pemex) cho biết rằng do công ty này tăng công suất lọc dầu để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu trong nước, họ có kế hoạch giảm xuất cảng dầu thô sang Hoa Kỳ xuống 435,000 thùng/ngày vào năm 2022 và dừng hoàn toàn vào năm 2023.
Tại Đông Á, các lệnh hạn chế xuất cảng than của Indonesia đã ảnh hưởng đến Nhật Bản, quốc gia cho biết lệnh cấm này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và đời sống của người dân, và đã kêu gọi Indonesia nối lại xuất cảng càng sớm càng tốt. Vào ngày cuối cùng của năm 2021, chính phủ Indonesia đã công bố lệnh cấm xuất cảng than vào tháng 01/2022. Ngay cả những con tàu đang tải than cũng được yêu cầu cung cấp cho các nhà máy điện trong nước.
Trong khi Chính phủ Indonesia đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm xuất cảng than trước thời hạn, họ lại có kế hoạch hạn chế xuất cảng Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) vào năm 2022.
Theo tiết lộ của S&P Global Platts hôm 14/01, để chống lại tình trạng thiếu năng lượng, chính phủ Indonesia có kế hoạch yêu cầu Pertamina, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia của nước này và các nhà sản xuất LNG tư nhân ưu tiên nhu cầu nội địa vào năm 2022. Kế hoạch này có thể ảnh hưởng đến cam kết của Indonesia đối với xuất cảng LNG.
Trong một tuyên bố vào đầu tháng Giêng, Lực lượng Đặc nhiệm về Hoạt động Kinh doanh Dầu khí Thượng nguồn (SKK Migas) cho biết, “Hiện tại, tất cả các bên liên quan đang bảo đảm cung cấp năng lượng cho điện, đặc biệt là trong quý đầu tiên của năm 2022.”
Các công ty Trung Quốc có thể đi bao xa trong đấu thầu đất hiếm (lithium) ở ngoại quốc
Hôm 14/01, một tòa án Chile đã chấp nhận một yêu cầu của thống đốc vùng Atacama và các cộng đồng bản địa về việc đình chỉ hai hợp đồng sản xuất đất hiếm do chính phủ Chile trao hôm 05/01. Công ty Trách nhiệm hữu hạn BYD, một công ty xe năng lượng mới của Trung Quốc, là một trong những các bên nhận hợp đồng, trong khi bên kia là một công ty địa phương của Chile. Hai công ty từng được cấp hạn ngạch 80,000 tấn quặng đất hiếm với tổng giá trị mua là 120 triệu USD.
Huaxi Securities bình luận trong báo cáo ngành hàng tuần của công ty này hôm 17/01, lo ngại rằng thỏa thuận mua lại được Zijin Mining ký vào tháng 10/2021 có thể không tốt như mong đợi trong việc mua lại các nguồn đất hiếm trong tương lai. Hiện tại, nhiều quốc gia đang nâng cấp đất hiếm thành nguồn tài nguyên chiến lược quan trọng của quốc gia, biện pháp này khiến việc mua lại thâu tóm ở ngoại quốc trở nên phức tạp. Theo Huaxi Securities, mặc dù chính phủ Canada Tự do hôm 12/01 đã cho phép Zijin Mining đấu giá mua Neo Lithium Corp của Canada mà không bắt đầu một cuộc đánh giá an ninh quốc gia chính thức, sự chấp thuận ban đầu của chính phủ Canada không bảo đảm rằng việc đấu giá sẽ không được xem xét lại một cách chính thức trong tương lai.
Đảng Bảo thủ Canada đang kêu gọi chính phủ tiến hành rà soát an ninh quốc gia đối với việc thâu tóm này. Các nghị sĩ Đảng Bảo thủ Michelle Rempel Garner và Ed Fast đã viết trong một tuyên bố: “Việc rà soát này liên quan đến việc ngoại quốc tiếp quản công ty khai thác đất hiếm Neo Lithium của Canada mà chính phủ của Đảng Tự Do đã không xem xét về mặt an ninh quốc gia ngay lập tức.”
Trong những năm gần đây, khi sản lượng toàn cầu của các phương tiện năng lượng mới tăng trưởng nhanh chóng và nhu cầu về pin điện mở rộng, giá quặng đất hiếm thượng nguồn cũng đang tăng lên. Do nguồn cung và nhu cầu thắt chặt, tinh bột cô đặc Spodumene (6%, CIF Trung Quốc) đạt trung bình 1,900 USD/tấn hôm 02/12/2021, tăng hơn 150% từ tháng Tám đến tháng 12/2021. Giá CIF đề cập đến giá của chi phí cộng với bảo hiểm và cước phí.
Mặc dù Trung Quốc đã xác định được khoảng 13.8% nguồn đất hiếm trên thế giới, xếp sau Bolivia, Chile, Argentina, và Hoa Kỳ, nhưng phần lớn tài nguyên đất hiếm của Trung Quốc nằm ở các khu vực sinh thái mong manh trên Cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, nơi có môi trường tự nhiên khắc nghiệt và điều kiện phát triển kém.
Bị hạn chế bởi điều kiện này, các công ty Trung Quốc đã bắt đầu khai thác tài nguyên đất hiếm trên khắp thế giới. Cụ thể, vào tháng Chín và tháng Mười năm 2021, Zijin Mining, Ganfeng Lithium, và Contemporary Amperex Technology Co., Limited (CATL) đều mua quyền phát triển các mỏ đất hiếm ở Argentina thông qua việc mua lại cổ phần với tổng chi phí 1.335 tỷ USD.
Trong số đó, Zijin Mining đã mua lại Neo Lithium Corp. bằng tiền mặt và nếu được chuyển giao, sẽ nhận được 13 quyền khai thác tại Argentina. Hôm 11/10/2021, Zijin Mining thông báo rằng công ty này đã ký một thỏa thuận để mua lại tất cả cổ phiếu phổ thông đã phát hành đang lưu hành của Neo Lithium Corp. với giá khoảng 5.1 USD/cổ phiếu. Số tiền giao dịch là khoảng 758 triệu USD.
Tài sản cốt lõi của Neo Lithium Corp. là dự án hồ muối đất hiếm Tres Quebradas Salar (3Q) do Tres Quebradas Salar (3Q) sở hữu hoàn toàn nằm ở tỉnh Catamarca, tây bắc Argentina. Dự án 3Q này có 13 quyền khai thác, với nguồn tài nguyên lớn, chất lượng cao, ít tạp chất, và điều kiện phát triển tốt. Luật pháp Argentina quy định rằng quyền khai thác có thể được giữ trong khoảng thời gian không giới hạn miễn là chủ sở hữu đáp ứng các quy định của luật khai thác quốc gia của Argentina, bao gồm các khoản thanh toán tiêu chuẩn hàng năm và cam kết đầu tư tối thiểu.
Hôm 11/01, Neo Lithium Corp cho biết họ đã nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường từ chính quyền tỉnh Catamarca về việc xây dựng và phát triển dự án 3Q, đây là một điều kiện để thương vụ của Zijin Mining kết thúc.
Bà Kathleen Li đã đóng góp cho The Epoch Times từ năm 2009 và tập trung vào các chủ đề liên quan đến Trung Quốc. Bà là một kỹ sư, làm việc trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và kết cấu tại Úc.
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: