Chúng tôi tìm thấy giấc mơ Hoa Kỳ
Tình yêu Hoa Kỳ của tác giả khi mô tả đầy tự hào về lá cờ của đất nước mình. Bài viết của ông làm rung động tới trái tim yêu nước của bất kỳ công dân Hoa Kỳ nào. Những người đang cầu nguyện cho đất nước thân yêu của mình.
Gần đây tôi đọc về một người đàn ông nói về lá cờ của Hoa Kỳ: Nó chỉ là một biểu tượng.
Dù không cố tình, ý kiến của ông thật buồn cười. Các biểu tượng không bao giờ là “bất cứ điều gì”. Chúng có thể chuyển tải một thông điệp mạnh mẽ. Một chiếc nhẫn cưới gợi lên bao kỷ niệm về tình yêu và sự chung thủy; bộ chén gốm sứ Trung Quốc của bà tỏa ra những k̉ỷ niệm về bà mỗi khi chúng tôi dùng chúng trong những bữa ăn đặc biệt.
Từ điển trực tuyến của tôi định nghĩa một biểu tượng là một vật thể hiện hoặc đại diện cho một thứ khác, đặc biệt là một đối tượng vật chất đại diện cho một cái gì đó trừu tượng.
Ngôi sao và các đường sọc
Vì vậy, hãy thử tìm kiếm những điều trừu tượng gì được thể hiện trong Sao và Sọc.
Như chúng ta đã biết, 13 sọc trắng và đỏ của nó đại diện cho 13 thuộc địa ban đầu. Mỗi ngôi sao trắng trên một trường màu xanh tượng trưng cho một tiểu bang, tổng cộng 50. Các màu sắc cũng mang tính biểu tượng, với màu đỏ tượng trưng cho lòng can đảm và sự hài hước, màu trắng cho sự tinh khiết, và màu xanh cho sự cẩn trọng và công lý. Các sọc biểu thị mặt trời chiếu sáng mọi miền đất nước, còn các ngôi sao tụ họp thành chòm sao thì mãi mãi trường tồn.
Nhưng biểu tượng thực sự trong lá cờ tưởng như chỉ là vật chất này, lại là những ý nghĩa cao quí trừu tượng: lý tưởng, giá trị và công dân, sống và chết, của Hoa Kỳ.
Lá cờ đó bay ở Nhà Trắng và cổng trước của những ngôi nhà trong khu phố của tôi. Lá cờ đó đứng uy nghiêm tại cực Nam băng giá, và trên bề mặt của mặt trăng. Lá cờ đó phủ lên quan tài của người chiến binh để vinh danh họ đã hi sinh mạng sống bảo vệ đất nước. Những người biểu tình đốt lá cờ đó không chỉ đốt một mảnh vải, mà là chính nước Mỹ.
Cờ Iwo Jima
Lá cờ được giương lên trong Trận chiến Iwo Jima trong Thế chiến II được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Thủy quân lục chiến vào ngày 2 tháng 11 năm 2006, tại Triangle, Va. (Chip Somodevilla / Getty Images)
Trong những ngôi sao và sọc đó, chúng ta tìm thấy Giấc mơ Hoa Kỳ. Chúng ta là đất nước, đã từng thoát khỏi một vị vua, đã dành 244 năm qua để cố gắng biến mỗi người đàn ông của chúng ta thành một vị vua, mỗi người phụ nữ thành một nữ hoàng, quân vương chịu trách nhiệm về cuộc sống của họ. Chúng ta là những người mà Hiến pháp và Tuyên ngôn Nhân quyền đã cho chúng ta một nước Cộng Hòa, công nhận rằng một số quyền không đến từ bất kỳ chính phủ nào mà là tự nhiên đối với toàn nhân loại.
Khi đi qua lá cờ tung bay trên cột cờ bên bưu điện hoặc tòa án, chúng ta có cơ hội nhớ đến những người đàn ông và phụ nữ thông thái, chiến đấu và can đảm xây dựng nên một quốc gia tự do vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới. Đằng sau những ngôi sao và sọc đó là George Washington và Thomas Jefferson, Daniel Boone và Davy Crockett, Sojourner Truth và Susan B. Anthony, Theodore Roosevelt và Dwight Eisenhower và hàng ngàn người khác cư ngụ trong lịch sử quốc gia của chúng ta. Bên cạnh họ là hàng trăm triệu người khác nỗ lực phi thường để xây dựng một pháo đài tự do.
Khi chúng ta nhìn vào lá cờ đó, chúng ta sẽ thấy vẻ đẹp và sự hùng vĩ của vùng đất mà nó hiện diện: sự hùng vĩ của dãy núi Rocky, những bãi biển tuyệt vời của những con cá ngựa quốc gia của chúng ta, những thảo nguyên và sa mạc rộng lớn, yên tĩnh, những ngọn đồi thoai thoải Carolina, rừng Appalachia. Lá cờ đó sẽ truyền cảm hứng cho chúng ta nhìn bằng con mắt mới vào các tòa nhà chọc trời và công viên công cộng Manhattan, Chicago, hoặc Los Angeles, hoặc tại các đường phố và cửa hàng kỳ lạ của Flint Hill, Virginia.
Lá cờ tượng trưng cho sự tự do. Toàn bộ lịch sử của chúng ta là các quyền tự do ngày càng tăng cho công dân của chúng ta, những người da đen đã từng bị bắt làm nô lệ, phụ nữ đã từng bí cấm bỏ phiếu, quyền của tất cả công dân Hoa Kỳ đối với cuộc sống, tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Chúng ta đã thất bại trên hành trình này nhiều lần, chùn bước hoặc vấp ngã. Chúng ta là một lịch sử lâu dài và đầy rẫy những sai lầm, cơ hội bị mất, nhưng nếu chúng ta nhìn ngược thời gian, chúng ta có thể thấy chúng ta đã đi được biết bao dặm đường.
Chúng ta có xứng đáng không?
Chúng ta có xứng đáng với những người đi trước, những người tin vào Hoa Kỳ và đã hy sinh vì lá cờ ấy không? Chúng ta có thể làm được việc của những người tiên phong, đã dành nhiều tháng trên núi và thảo nguyên để tìm nhà cho mình không? hoặc có quyết tâm kiên định của người Hoa Kỳ gốc Phi dưới sự lãnh đạo của Martin Luther King Jr. để chấm dứt sự phân biệt màu da và giành được đầy đủ quyền công dân qua các cuộc biểu tình ôn hòa, với tinh thần năng động của công dân Hoa Kỳ luôn tin vào sự tiến bộ và tự do cơ hội?
Dưới lá cờ đó, công dân Hoa Kỳ thậm chí còn đi con đường khác người. Một số nhà văn mà tôi đã đọc cách đây rất lâu đã kể lại một cuộc trốn thoát khỏi nước cộng sản Đông Đức. Những người đào thoát đó nói tiếng Anh xuất sắc và đã được cung cấp hộ chiếu Hoa Kỳ giả và quần áo Hoa Kỳ. Ngày trước khi họ cố gắng đi qua một trạm kiểm soát được bảo vệ, một trong những người đàn ông nói, “Ngay bây giờ bạn phải dạy chúng tôi đi bộ như công dân Hoa Kỳ”.
So với những người cộng sản Đức và Nga, người dân Hoa Kỳ bước đi như thể họ sở hữu trái đất, làm chủ linh hồn và vận mệnh của họ.
Ngày nay, một số người trong chúng ta muốn hạn chế quyền tự do ngôn luận. Họ coi thường phong tục và thể chế của chúng ta, kêu gọi thay đổi triệt để luật pháp và chính phủ của chúng ta và khuyến khích sự thù hận, hy vọng chia chúng ta thành những bộ lạc không thể hòa giải như một chiến lược phá hủy lối sống của chúng ta.
Đáng tiếc, nhiều người khác trong chúng ta đã quá quen với sự tự do, đặc quyền và lợi thế mà chúng ta đã quên rằng đây là những phước lành độc nhất. Trong lúc nguy hiểm, chúng ta chấp nhận những gì người khác sẽ lấy đi.
Chúa phù hộ Hoa Kỳ Và Chúa phù hộ Old Glory.