Chúng ta học được gì từ những anh hùng giữa đời thường?
Lời nhắn của tác giả: Tôi nhận thức rõ rằng có nhiều phụ nữ xứng đáng để noi theo và khâm phục. Ở đây tôi đang viết về đàn ông, như tôi đã từng làm trong một vài dịp khác. Xin độc giả thân mến hiểu rằng tôi coi trọng phụ nữ và đàn ông như nhau.
Trong bộ phim “Chariots of Fire”, nói về hai vận động viên người Anh trong Thế vận hội Olympic năm 1924, anh Eric Liddell và Harold Abrahams, vận động viên Liddell đã chia sẻ suy nghĩ với một đám đông hâm mộ như sau: “Vậy sức mạnh để kiên trì chứng kiến cuộc đua đến hồi kết đến từ đâu? Đó là sức mạnh đến từ bên trong.”
Đối với anh Liddell, một tín đồ Cơ Đốc Giáo sùng đạo, người sau này phục vụ như một nhà truyền giáo ở Trung Quốc và qua đời trong trại thực tập của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai, sức mạnh mà anh ta ám chỉ là Chúa. Chắc chắn rằng niềm tin vào một sức mạnh cao hơn, như chúng ta sẽ thấy dưới đây, có thể mang lại cho một người đàn ông sự kiên cường phi thường khi đối mặt với nguy hiểm. Nhưng bất kể nguồn sức mạnh của họ là gì, luôn có một số người đàn ông kiên định tìm kiếm sự thật và công lý mà không vì lợi ích cá nhân, hoặc những người không chùn bước và chiến đấu vì chính nghĩa hơn là bỏ chạy.
Tại sao? Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa những con người phi thường và những người bình thường, hay tệ hơn, là kẻ hèn nhát? Tại sao một số người đàn ông kiên cường đứng thẳng trên đá trong khi những người khác lại run rẩy trên cát?
Tôi không chắc rằng tôi – hoặc bất kỳ ai khác – có thể trả lời đầy đủ câu hỏi đó. Mặc dù chúng ta có thể hiểu rõ về bản thân và những người khác, nhưng theo lời của tiểu thuyết gia Thomas Wolfe, “Mỗi người trong chúng ta là tổng hòa của những gì chúng ta không tính toán được.” Mỗi ngày trong cuộc sống của chúng ta hun đúc chúng ta; những ký ức của chúng ta về quá khứ, những hy vọng và nỗi sợ hãi của chúng ta về tương lai cũng tiếp nhiên liệu cho chiếc lò nung này, và chúng ta là những người xa lạ ngay cả với những người thân yêu, thậm chí ở một khía cạnh nào đó là xa lạ đối với chính chúng ta.
Nhưng chúng ta có thể được truyền cảm hứng từ những người sở hữu một sức mạnh nội lực “để chứng kiến cuộc đua đến hồi kết”.
Chúng ta vẫn tôn vinh các anh hùng?
Ngày nay, chúng ta thường phạm lỗi khi sử dụng sai từ anh hùng. Trong đại dịch, chúng ta đã gán cho nhiều người chỉ đơn giản là làm công việc của họ như những anh hùng. Tệ hơn nữa, chúng ta gạt những người hùng quá khứ sang một bên vì những chiếc mụn cóc và sự không hoàn hảo của họ, coi thường nhân cách xuất sắc hay những việc làm cao cả của họ. Ví dụ, danh tiếng của ông Charles Lindbergh đã bị hủy hoại trên nhiều lĩnh vực, nhưng sự thật, ông vẫn là người đầu tiên một mình bay qua Đại Tây Dương. Gia đình của ngài Robert E. Lee đã sở hữu nô lệ, nhưng ông cũng là một quý ông nhiều lần chiến đấu với các đối thủ Yankee của mình và khiến họ không thể chạy thoát; sau cuộc Nội chiến, ông đã ủng hộ hòa bình và hòa giải. Khi chúng ta không nhớ đến âm vang của lịch sử, chúng ta không thể hiểu được quá khứ.
Với những người đang sống, chúng ta gặp khó khăn hơn nữa trong việc tìm kiếm những nhân vật của công chúng để ngưỡng mộ. Thông thường, một số nhà bình luận của chúng ta cố gắng chỉ trích hoặc chê bai thành tích của họ, một phần vì quan điểm chính trị hoặc văn hóa của họ. Đưa ra một nhận xét thẳng thắn trên phương tiện truyền thông xã hội, như chúng ta sẽ thấy bên dưới, sẽ khiến sự nghiệp của bạn có thể bị hủy hoại.
Tuy nhiên, dưới đây là câu chuyện của ba người đàn ông khiến tôi muốn trở nên tốt hơn và mạnh mẽ hơn.
Vận động cho các cựu chiến binh
Anh Gary Sinise đã tham gia diễn xuất trong hơn 30 bộ phim, nhiều chương trình truyền hình và sân khấu. Anh ấy đã xuất hiện trong các bộ phim như “Apollo 13” và “The Green Mile” và giành được các giải thưởng lớn.
Tuy nhiên, nhiều khả năng anh Sinise sẽ được nhớ đến nhiều nhất với vai diễn Trung úy Dan trong bộ phim “Forrest Gump”.
Ở đây, anh Sinise vào vai một cựu chiến binh Việt Nam, người bị mất cả hai chân trong trận chiến và trở nên cay đắng, hoài nghi về chiến tranh cũng như cách đối xử của đất nước với mình, nhưng cuối cùng anh đã tìm thấy sự an yên với cuộc chiến, với bản thân và hoàn cảnh của mình. Vai diễn này khiến anh Sinise tham gia cùng các cựu chiến binh bị thương trong chiến đấu khi tổ chức Cựu chiến binh người Mỹ bị tàn tật mời anh Sinise xuất hiện tại hội nghị hàng năm của họ. Kể từ thời điểm đó, anh ấy đã cam kết giúp đỡ các cựu chiến binh bị thương của Mỹ.
Trong bài viết “Quỹ Gary Sinise kỷ niệm 10 năm giúp đỡ các quân nhân và cựu chiến binh tích cực”, Alex Parker kết hợp bình luận và video để cho độc giả thấy mối quan hệ hợp tác tuyệt vời này và vai trò của anh Sinise trong việc giúp đỡ các cựu chiến binh cùng gia đình họ. Anh Sinise đã thể hiện tinh thần tình nguyện, cam kết với người khác và hy sinh thời gian và tài vật để làm nên sự vĩ đại của Hoa Kỳ.
Đứng lên và đối mặt với những “kẻ hành quyết” bạn
Vào tháng 6 năm 2021, Tạp chí Quillette mở đầu câu chuyện, “Cuộc trò chuyện với Daniel Elder, nhà soạn nhạc bị tẩy chay vì phản đối Arson”, với đoạn này:
”Vào ngày 30/05/2020, giữa một cuộc biểu tình chống cảnh sát tàn bạo ở Nashville, TN, một số người biểu tình da trắng được cho là đã cố gắng đốt cháy Tòa án Metro của thành phố. Đáp lại, nhà soạn nhạc cho hợp xướng Daniel Elder sống gần đó đã viết một bài đăng trên Instagram có nội dung: ‘Hãy tận hưởng việc đốt cháy tất cả đi, các bạn, những người mù có thiện chí. Tôi đã xong.'”
Đối với bài đăng này, mà hầu hết chúng ta có thể coi là vô thưởng vô phạt, anh Elder đã bị đưa lên mạng xã hội và bị nhà xuất bản GIA Publications tố cáo. Đây là đơn vị phát hành chủ yếu âm nhạc tôn giáo. Nhân dịp này, những ông chủ của anh thậm chí đã viết lời xin lỗi và tin rằng anh Elder nên gửi những lời này đến những người anh gièm pha.
Anh Elder từ chối ghi tên mình vào lá thư và bị mất việc.
Như anh Elder chia sẻ với Quillette, “Ai đó khơi dậy sự chú ý của cư dân mạng hiếm khi thoát khỏi sự trừng phạt bằng cách bị đánh gục. Hãy đứng lên và đối mặt với đao phủ của bạn.” Anh kết thúc cuộc phỏng vấn với những lời sau: “Tôi nói điều này như một lời động viên đến đám đông thầm lặng xung quanh chúng ta: Nếu các bạn sẵn sàng chịu đựng thử thách đau đớn của bản thân, cuối cùng bạn sẽ trở nên tốt hơn. Và, có những người như chúng ta, thế giới cũng đủ tốt đẹp hơn.”
Anh Daniel Elder chọn là người chịu những cú đánh hơn là đối đầu với những kẻ bắt nạt.
Tỷ phú Hong Kong ngồi trong phòng giam
Cha ông chạy trốn khỏi Trung Cộng, chính phủ tống mẹ ông vào trại lao động, còn ông thì bán hàng rong trên đường phố và mang hành lý ở ga xe lửa. Năm 12 tuổi, ông lên tàu đến Hong Kong, tìm việc trong một xưởng may, trở thành một phần của ban quản trị, tiết kiệm tiền và cuối cùng mở công ty kinh doanh quần áo của riêng mình, và từ đây ông trở thành tỷ phú.
Sau vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 của Trung Quốc, ông Jimmy Lai bắt đầu xuất bản một tạp chí và tờ báo phản đối Trung Cộng. Ông đã dành những năm tháng kể từ đó để đấu tranh chống lại sự áp bức và tham nhũng của Đảng. Một phần được truyền cảm hứng bởi người vợ ngoan đạo của mình, ông đã trở thành một tín đồ Công Giáo nhiệt thành và được các giáo lý dẫn dắt trong tất cả lĩnh vực của cuộc sống.
Cuối tháng 6 năm nay, chính quyền bắt ông Lai. Ông ngồi trong một nhà tù Hong Kong như một tù nhân của Trung Cộng, tòa soạn của ông bị đóng cửa và phần lớn tài sản của ông bị tịch thu theo luật an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Trong bài báo của The Federalist “Tử vì đạo thời hiện đại: Gặp gỡ tỷ phú tự thân hy sinh tất cả vì Chúa” (Modern-Day Martyr: Meet The Self-Made Billionaire Who Is Sacrificing It All For God) mà tôi thực sự khuyến khích các bạn đọc, tác giả Christopher Bedford bày tỏ lòng kính trọng đối với lòng dũng cảm của người đàn ông có đức tin này. Anh ấy trích dẫn một số cuộc phỏng vấn của ông Lai trong nhiều năm. Phương châm điển hình của ông Lai là: “Cuộc sống không chỉ đơn thuần là kiếm miếng ăn hàng ngày; cuộc sống có một ý nghĩa vĩ đại hơn,” ông nói với Viện Napa Công Giáo trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 10/2020.
Những người biết ông Jimmy Lai đều ca ngợi ông ấy khi được Bedford liên lạc: “Ở các trường đại học phương Tây và phòng hội đồng, người ta rất hời hợt. Nhưng ông Lai thì không. Một người bạn trong một công ty tư vấn viết cho tôi: ‘Điều khiến Jimmy Lai khác biệt so với nhiều vị hoàng tử thời hiện đại là ông ấy quan tâm sâu sắc đến một thứ gì đó ngoài tiền bạc, quyền lực và địa vị của chính mình.’”
Có bao nhiêu người trong chúng ta làm được như vậy?
Khi con đường khó khăn là con đường đúng đắn
Trong bài thơ “Đừng nhẹ nhàng mà an giấc ngàn thu” (Do not go gentle into that good night), Dylan Thomas đã sáng tác câu thơ này:
“Good men, the last wave by, crying how bright
Their frail deeds might have danced in a green bay,
Rage, rage against the dying of the light.”
Tạm dịch:
“Những người đàn ông tốt đẹp, đứng trước con sóng cuối cùng, đã khóc thật ngon lành
Những hành động yếu đuối của họ nhảy múa trong một vịnh xanh,
Nhưng hãy vùng lên, vùng lên để cứu vãn ánh sáng đang tàn lụi.”
Những người đàn ông như Gary Sinise, Daniel Elder và Jimmy Lai sẽ không có lý do gì để thương tiếc những hành động yếu đuối. Họ là ngọn lửa trong bóng tối của thế giới này, chiến đấu với tinh thần và lòng dũng cảm.
Khi tôi đọc về những người đàn ông như vậy, tôi cũng như Christopher Bedford trong bài luận của mình tự hỏi, có bao nhiêu người trong chúng ta có ân sủng để chống lại sự đầu hàng của tinh thần thời đại, chiến đấu chống lại cám dỗ đánh đổi đức hạnh để đạt được thành tựu. Ví dụ, đối với Trung Quốc, Bedford hỏi có bao nhiêu quan chức chính phủ và người đứng đầu công ty của chúng ta “cúi đầu trước một quốc gia vô thần, giết người, dối trá, ăn trộm để đổi lấy quyền tiếp cận các thị trường đang phát triển?”
Chúng ta có thể thêm những câu hỏi sau: Có bao nhiêu người trong chúng ta giống như Daniel Elder, sẵn sàng đứng lên và đối mặt với những kẻ tấn công chúng ta? Có bao nhiêu người trong chúng ta hiến thân vì những mục đích xứng đáng như Gary Sinise?
Khi tôi đọc những câu chuyện về những người đàn ông tốt như vậy, hoặc ngay cả khi tôi gặp họ trong cuộc sống của mình, những người chồng và người cha tỏa sáng với đức hạnh, tôi xem xét bản thân mình và thường thấy rằng mình ao ước được như vậy.
Nhưng đây là tin tốt: những người đàn ông này khiến tôi muốn trở thành một người tốt hơn, trở thành người không cần phải “cứu vãn ánh sáng đang tàn lụi” mà thay vào đó là người có thể đối mặt cái chết với nụ cười trên môi.
Khi tôi nghĩ về những người đàn ông như vậy, khi tôi nghiên cứu về họ, họ khiến tôi tâm hồn tôi trở nên cao thượng.
Jeff Minick có bốn người con và một trung đội cháu đang lớn lên. Trong 20 năm, ông dạy lịch sử, văn học và tiếng Latinh cho các cuộc hội thảo của học sinh dạy tại nhà ở Asheville, N.C. Ông là tác giả của hai cuốn tiểu thuyết, “Amanda Bell” và “Dust On their Wings”, và hai tác phẩm phi hư cấu, “Learning as I Go” và “Movies Make the Man.” Ngày nay, ông sống và viết ở Front Royal, Va. Truy cập JeffMinick.com để theo dõi blog của ông ấy.
Trúc Đoàn và Tường Vi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: