Chung Nguyên: Phỏng đoán đại hội lần thứ 20 của Trung Cộng
Những tin tức được vạch trần gần đây tiết lộ rằng, thực ra thế lực luôn đứng phía sau Ant Group của Jack Ma thuộc phái Giang [Giang Trạch Dân] và đông đảo Thái Tử đảng, cho nên mới bị thanh trừng. Khi cuộc đấu đá nội bộ của Trung Cộng ngày càng kịch liệt, cũng có tin tức truyền ra rằng, Tập Cận Bình đang lên kế hoạch lớn cho Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Trung Cộng, chuẩn bị tiếp tục đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo đảng đến trọn đời. Có lẽ Tập Cận Bình quả thực có ý tưởng như vậy, nhưng Trung Cộng còn có Đại hội toàn quốc lần thứ 20 nữa sao?
Khả năng số mệnh của Thường ủy Bộ Chính trị đương nhiệm tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Trung Cộng
Theo thông lệ của Trung Cộng, Đại hội toàn quốc lần thứ 20 vào năm 2022 hẳn là sẽ bầu người lãnh đạo mới, Tập Cận Bình cần phải thoái vị. Nhưng hiện nay chưa đưa ra người kế tục. Trong Thường Ủy Bộ Chính trị Trung Cộng, thì ông Lịch Chiến Thư là người lớn tuổi nhất, ông sinh năm 1950, đến lúc đó sẽ là 72 tuổi và là người về hưu đầu tiên; ông Hàn Chính sinh năm 1957, đến lúc đó 68 tuổi, dựa theo nguyên tắc “trên 7 dưới 8,” cũng nên về hưu.
Những người còn lại thì thật khó nói. Ông Lý Khắc Cường, Uông Dương, Vương Hỗ Ninh đều sinh năm 1955, đến lúc đại hội là 67 tuổi, xem như có cơ hội tiếp tục ở lại; ông Triệu Nhạc Tế sinh năm 1957, là người nhỏ tuổi nhất, đến lúc đó mới 65 tuổi, và được cho là có cơ hội ở lại nhiều hơn.
Ông Tập Cận Bình sinh năm 1953, đến lúc đó là 69 tuổi. Nếu như Tập Cận Bình nhất quyết ở lại đương chức, thì những người khác cũng đều có lý do để ở lại. Tập Cận Bình muốn thay đổi toàn bộ thành người phe mình, thực tế rất khó khăn. Tất nhiên, bản thân ông Tập Cận Bình liệu có thể thực sự phá bỏ lệ thường, được nội bộ trong đảng tiếp nhận, thậm chí thực sự có thể nắm quyền đến trọn đời hay không, mới là vấn đề quan trọng nhất.
Bất kể ông Tập Cận Bình có thể toại nguyện hay không, hay là có người khác vì tranh đoạt địa vị người kế nhiệm mà liều mạng đánh cược một lần, hết thảy những giả thiết này, đều dựa vào việc Trung Cộng còn có thể tồn tại đến năm 2022.
Ít nhất 8 năm về trước Trung Cộng đã khó tìm ra lối thoát
Hiện nay, chính quyền Trung Cộng đang trên đường nhanh chóng suy sụp, đại đa số mọi người đều không phản đối với vấn đề này, nhưng có thể có những ý kiến và phỏng đoán khác nhau về việc Trung Cộng còn có thể duy trì bao lâu.
Hãy nhìn lại một chút, khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, chính quyền Trung Cộng đã bắt đầu không tìm ra lối thoát. Năm 2008, Bắc Kinh cử hành thế vận hội Olympic, kỳ thực năm đó chính là đỉnh cao nhất của chính quyền Trung Cộng. Cùng năm đó (2008), cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát, Trung Cộng lập tức xuất ra 4 nghìn tỷ cho các kế hoạch đầu tư. Sau đó tuyên bố Trung Quốc là nước đầu tiên thoát khỏi khủng hoảng. Thực tế chỉ là dùng nhiều khoản đầu tư hiệu suất thấp, tạm thời che giấu được những vấn đề cơ bản của nền kinh tế Trung Quốc.
Khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, nền kinh tế Trung Quốc đã xuất hiện nhiều vấn đề. Vào thời điểm đó, ông đã phát hiện ra vấn đề do đầu tư quá mức trong thời gian dài dẫn đến sản lượng dư thừa với số lượng lớn, đề nghị cái gọi là cải cách bên cung (cung cấp), nhưng hiệu quả rất ít. Trong thể chế Trung Cộng không có ai có thể đưa ra cách giải quyết thực sự, nên chỉ có thể liều mình bán phá giá để xuất cảng hàng với giá thấp. Vào lúc đó, cuộc đấu tranh chính trị thực tế đã đạt đến đỉnh cao nhất kể từ khi Trung Cộng xây dựng chính quyền cho đến nay.
Tập Cận Bình lên nhận chức, không những gặp nhiều điều không thuận lợi, mà còn suýt chút nữa bị rớt đài. Nếu không phải năm đó Phó tổng thống Hoa Kỳ là Biden không tiết lộ thông tin cơ mật về việc Vương Lập Quân phản bội chạy trốn đến Đại sứ quán Hoa Kỳ, thì liệu Tập Cận Bình có thể trở thành lãnh đạo cao nhất của Trung Cộng hay không có thể là một ẩn số. Mặc dù Bạc Hy Lai nhanh chóng bị bắt giữ, nhưng cuộc đảo chính của Chu Vĩnh Khang suýt chút nữa thì thành công, kể cả những hành động ám sát sau đó.
Những gì Tập Cận Bình gặp phải vào lúc đó, trên thực tế đó là lần mà các bên có lực lượng tương đồng nhất trong cuộc đấu tranh nội bộ lặp đi lặp lại của Trung Cộng từ năm 1949 đến nay. Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình tạm thời liên thủ, nhìn bề ngoài dường như áp đảo được phe của Giang, Tập Cận Bình cuối cùng lên làm lãnh đạo. Nhưng trong số 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị được bầu ở Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của Trung Cộng thì ít nhất có 3 người thuộc phe của Giang, gồm Trương Đức Giang, Trương Cao Lệ, Lưu Vân Sơn. Nếu như coi Du Chính Thanh thuộc phái trung lập, thì Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn cùng với Lý Khắc Cường liên kết với nhau, mới tạm thời tạo thành thế 3:3.
Năm 2014, Trương Đức Giang cưỡng chế thông qua phiên giải trình của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, một nhân vật gây ra phong trào ô dù (Phong trào Dù Vàng) ở Hồng Kông. Năm 2015, Trung Quốc xảy ra một sự sụp đổ lớn của thị trường chứng khoán, do phe phái Giang đứng đằng sau sử dụng lượng tiền khổng lồ thao túng. Giang cùng nhóm của ông ta còn gây ra nhiều sự kiện phạm tội bạo lực công khai, như chém người trên phố, cho xe quân đội xông vào Thiên An Môn v.v. nhằm gây hỗn loạn xã hội.
Tập Cận Bình không thể không thông qua các hoạt động chống tham nhũng quy mô lớn của Vương Kỳ Sơn, liên tiếp diệt trừ phe đối lập. Sau khi bắt giữ Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, lại tiếp tục bắt giữ mấy người Phòng Phong Huy, Trương Dương, mạnh mẽ cải tổ hoàn toàn quân đội, mới từng bước một nắm giữ quyền kiểm soát quân đội. Đồng thời, Tập Cận Bình lại bắt giữ Lệnh Kế Hoa, Tô Vinh, Tôn Chính Tài, Chu Bản Thuận… Nhưng đến nay, Tập Cận Bình vẫn cảm thấy có người đang rình rập Trung Nam Hải. Những người cầm nắm hệ thống chính trị và pháp luật càng hầu như được thanh tẩy sạch, đến nay cũng chưa dừng lại. Địa vị độc tôn của Tập Cận Bình có vẻ vững chắc, thực tế thì lại dễ lung lay nhất so với bất kỳ vị lãnh đạo nào trước đây.
Tập Cận Bình đương nhiên hiểu rõ điểm này, ngoài việc không ngừng thanh trừng và nắm chặt quyền kiểm soát ra, nhu cầu cấp bách cần phải có công lao và thành tích về cả bên trong lẫn bên ngoài để tạo lập uy quyền, cho nên mới có “những thay đổi lớn chưa từng có trong một thế kỷ,” “cộng đồng vì vận mệnh của nhân loại,” “một vành đai, một con đường,” quần đảo quân sự ở Biển Đông, tình hình Đài Loan nóng lên, sản xuất hàng không mẫu hạm và quân hạm như “làm bánh bao” v.v. Biết rõ thực lực không đủ, lãnh đạo cao tầng của Trung Cộng cũng chỉ có thể đánh bạc lấy ra tư thái công khai tranh bá toàn cầu, dùng phương thức vẽ bánh nướng, mưu đồ củng cố quyền lực không dễ kiếm.
Trung Cộng nhanh chóng suy sụp
Để lập công, lập uy với bên trong nước, bên trong cao tầng của Trung Cộng thi hành đủ các loại phương pháp. Chẳng những nhanh chóng tiêu hao hết nguồn tài lực của Trung Cộng, mà còn khơi dậy sự cảnh giác của Hoa Kỳ, dẫn đến mối bang giao Trung Quốc-Hoa Kỳ từng bước xuống dốc. Chính quyền Trung Cộng bắt đầu suy sụp nhanh chóng, chẳng qua Trung Cộng không muốn thừa nhận mà thôi, còn tiếp tục dựa vào việc không ngừng làm giả số liệu GDP để chống đỡ. Thể chế quan quyền của Trung Cộng thực sự trở thành chướng ngại to lớn nhất đối với việc phát triển kinh tế của Trung Quốc. Chính quyền Trung Cộng đã không còn lối thoát.
Giới lãnh đạo cao tầng Trung Cộng đưa ra “4 tự tin,” trên thực tế họ lại không tự tin chút nào. Chính sách không ngừng thay đổi, cải cách mở cửa ngày càng thụt lùi, tăng cường kiềm chế nội bộ. Không những tiếp tục chính sách bức hại Pháp Luân Công, mà việc mổ cướp nội tạng sống cũng tiếp tục sử dụng trong các cuộc đàn áp nhân quyền ngày càng mở rộng, bao gồm cả các trại tập trung Tân Cương.
Năm 2017, khi Tổng thống Trump phát động cuộc chiến tranh thương mại, vừa lúc Trung Cộng càng cần gấp một lượng lớn Mỹ kim, đương nhiên Trung Cộng cũng không chịu dễ dàng nhận thua với Tổng thống Trump. Kết quả đổi lấy chính sách tăng cao thuế nhập cảng của Trump. Huawei và ZTE bị trừng phạt, giấc mộng bá chủ kỹ thuật số của Trung Cộng tan tành.
Năm 2020, sau khi không cách nào giấu giếm dịch bệnh được nữa, âm mưu dùng dịch bệnh để giành quyền bá chủ thế giới của Trung Cộng chẳng những bị thất bại, mà còn bị quốc tế cô lập. Mối bang giao Hoa Kỳ-Trung Quốc chuyển biến xấu đi. Chính quyền Trung Cộng đang nhanh chóng trên con đường sụp đổ.
Cùng lúc đó, cuộc đấu tranh nội bộ của Trung Cộng vẫn chưa bao giờ ngừng nghỉ. Năm 2019, phong trào “Chống dự luật dẫn độ” ở Hồng Kông, rõ ràng đã trở thành chiến trường lớn của cuộc đấu tranh nội bộ Trung Cộng. Cho nên năm 2020, đối mặt với những vấn đề khó khăn chồng chất trong và ngoài nước, Tập Cận Bình lại muốn làm liều, nóng vội muốn khống chế Hồng Kông, nơi được xem là căn cứ của phái phản Tập, không ngại xé bỏ “Tuyên bố chung Trung-Anh,” cũng khiến cho liên hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ nhanh chóng tách rời.
Trung Cộng có thể tuyên truyền chống dịch thành công, nhưng nền kinh tế Trung Quốc nay đã hiện nguyên hình. Những dư luận nghi ngờ trong nội bộ ngày càng nghiêm trọng. Chính quyền Trung Cộng chưa bao giờ phải đối mặt với nguy cơ như rơi xuống đáy vực trong khoảng thời gian ngắn như thế.
Ai có thể ngăn chặn xu hướng cuối cùng
Thay đổi tổng thống Hoa Kỳ dường như là cơ hội để Trung Cộng thở phào, nhưng giới lãnh đạo cao tầng Trung Cộng lại không thể thoát khỏi cảm giác nguy cơ mãnh liệt, một lần nữa nóng lòng muốn Hoa Kỳ trở thành một phần của mình, trở lại tư thế tranh bá hung hăng chèn ép người khác, không ngừng tấn công tứ phía. Nếu Trung Cộng thực sự vững mạnh như vậy, thì cần gì phải để ý bang giao Trung Quốc-Hoa Kỳ như thế chứ?. Trên thực tế, chính Trung Cộng hoàn toàn đem mối bang giao này kết gắn liền với sự tồn vong của chính quyền Trung Cộng. Trung Cộng sợ hãi đánh mất thị trường, nguồn tài chính và kỹ thuật của Hoa Kỳ, càng sợ mất đi sự công nhận của Hoa Kỳ.
Không khó để dự đoán rằng, chính quyền Trung Cộng khó có thể thay đổi chính sách ngoại giao chiến lang, không những không cách nào thoát khỏi sự cô lập của quốc tế, mà ngược lại sẽ càng bị lún sâu hơn. Toàn cầu hóa đang rời xa Trung Quốc, dịch bệnh không thể nào che giấu một lần nữa, nền kinh tế Trung Quốc khó đổi mới, chính sách nội tuần hoàn chẳng qua chỉ là một câu khẩu hiệu mà thôi. Đấu tranh nội bộ của Trung Cộng vĩnh viễn sẽ không chấm dứt, thời điểm chính quyền Trung Cộng không ngừng suy yếu, cũng là lúc đấu tranh nội bộ lại sẽ càng kịch liệt hơn.
Đây chính là tình thế nguy hiểm trước thềm Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Trung Cộng. Tình thế nguy hiểm này cũng được xác định, Tập Cận Bình vì muốn bảo vệ chức vị, hoặc là nói vì bảo vệ tính mạng, gần như không còn đường lui nào, cần phải ra sức thực hiện làm lãnh đạo trọn đời. Tập Cận Bình không thể buông tay đối với cả bên trong lẫn bên ngoài, chỉ có thể không ngừng giả vờ giả vịt, điều khiển chiếc xe Trung Cộng mục nát tiếp tục lao nhanh về phía vực sâu.
Tập Cận Bình không ngừng chống tham nhũng và diệt trừ những người đối lập, đồng thời lại thiếu hụt những người có thể dùng được, khiến cho Trung Cộng tổn thương nặng nề. Tập Cận Bình lo lắng “Thiên nga đen” và “tê giác xám,” lại muốn giám sát những “người đứng đầu,” cho thấy trong đảng vẫn có những thế lực khác nhau thèm muốn vị trí của người lãnh đạo đảng, phải tìm mọi cách ngăn cản ý định làm lãnh đạo trọn đời của Tập Cận Bình. Đấu tranh nội bộ của Trung Cộng chỉ có thể ngày càng kịch liệt, cũng đương nhiên sẽ khiến cho chính quyền Trung Cộng càng tiêu hao nội lực. Từ 8 năm về trước, chính quyền Trung Cộng đã bắt đầu không tìm được lối thoát, hiện giờ như càng tăng ga trên đường lao nhanh xuống dốc, rốt cuộc còn có thể kéo dài đến Đại hội toàn quốc lần thứ 20 vào năm 2022 hay không, xem ra là một ẩn số.
Giống như virus Trung Cộng vô cớ mà đến, sự sụp đổ của chính quyền Trung Cộng hẳn cũng là tai nạn bất ngờ. Sự giải thể của các quốc gia Cộng sản như Liên Xô, Đông Âu cũng đã cho thấy qua, những vị chí sĩ nên sớm chuẩn bị cho thời kỳ hậu Trung Cộng, kỳ thực đã là vô cùng cấp bách rồi.
Do Gao Yi thực hiện
Tiểu Minh biên dịch
Xem thêm: