Chồng bà Pelosi đã mua tới 11 triệu USD cổ phiếu các công ty công nghệ lớn
Theo một bản công bố tài chính được nộp vào ngày 02/07/2021 và được ký bởi nhà lãnh đạo Đảng Dân Chủ, chồng của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (Dân Chủ-California) đã mua các cổ phiếu của các đại công ty công nghệ có trị giá lên tới 11 triệu USD vào tháng 05/2021 và tháng 06/2021.
Theo báo cáo này, ông Paul Pelosi, người sở hữu và điều hành một công ty tư vấn và bất động sản có trụ sở tại San Francisco, đã mua 4,000 cổ phiếu của Alphabet vào ngày 18/06 với mức giá thực hiện là 1,200 USD.
Bloomberg đưa tin, ông đã kiếm được 4.8 triệu USD ban đầu từ việc tăng giá cổ phiếu của Alphabet, khoản đầu tư này sau đó đã tăng lên 5.3 triệu USD.
Trước đó, vào ngày 21/05, ông Pelosi đã mua quyền chọn cổ phiếu Amazon trị giá tới 1 triệu USD, cùng với các quyền chọn cổ phiếu Apple lên tới 250,000 USD.
Theo bản công bố này, ông Pelosi đã mua 20 quyền chọn cổ phiếu Amazon với giá thực tế là 3,000 USD và ngày đáo hạn là 17/06/2022, cùng với 50 quyền chọn cổ phiếu Apple với giá thực tế là 100 USD và ngày đáo hạn là 17/06/2022.
Doanh nhân này đã mua cổ phiếu bằng cách thực hiện quyền chọn mua; một hợp đồng giữa người mua và người bán để mua một loại cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, hoặc tài sản nhất định khác ở một mức giá nhất định [có giá trị] cho đến một ngày đáo hạn xác định.
Quyền chọn mua thường được thực hiện nếu người giao dịch kỳ vọng giá cả [chứng khoán hoặc tài sản] gắn với nó tăng trong một khung thời gian nhất định, điều này cho thấy chồng của bà Pelosi hy vọng cổ phiếu Amazon và Apple sẽ tiếp tục tăng.
Việc mua cổ phiếu diễn ra ngay trước khi Ủy ban Tư pháp Hạ viện bỏ phiếu thông qua sáu dự luật chống độc quyền của lưỡng đảng nhằm trao cho Quốc hội quyền điều chỉnh các đại Công ty Công nghệ (Big Tech).
Vợ của ông Pelosi và Hạ viện hiện đang làm việc về luật chống độc quyền được thiết kế để kiềm chế quyền kiểm soát của các công ty Đại Công nghệ đối với diễn ngôn của công chúng và chấm dứt các hoạt động của các công ty này dẫn đến việc vi phạm quyền tự do ngôn luận của người Mỹ.
Các dự luật bao gồm một dự luật nhằm cấm các nền tảng trực tuyến lớn nhất tham gia vào các vụ sáp nhập có thể loại bỏ các đối thủ cạnh tranh. Một dự luật khác sẽ cho phép Ủy ban Thương mại Liên bang và Bộ Tư pháp thực hiện hành động để ngăn các nền tảng trực tuyến dẫn đầu tận dụng sức mạnh độc quyền của các nền tảng này để bóp méo hoặc phá hủy sự cạnh tranh của các thị trường dựa trên nền tảng đó.
Bà Pelosi nói với các phóng viên vào tháng trước (06/2021) rằng có mối lo ngại giữa cả Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa về những đại công ty công nghệ này.
Bà cho biết, “Sự ban hành luật pháp này cố gắng giải quyết vì lợi ích công bằng, vì lợi ích cạnh tranh, và lợi ích đáp ứng nhu cầu của những người có quyền riêng tư, mà dữ liệu của họ và tất cả những thứ còn lại phó mặc cho các công ty công nghệ này.”
Trong bối cảnh cuộc chiến chống lại các đại công ty công nghệ đang diễn ra, hôm 06/07 Ngũ Giác Đài cũng tuyên bố sẽ không thông qua một dự án điện toán đám mây trị giá hàng tỷ dollar đã được trao cho Microsoft.
Cơ quan này cho biết họ đã hủy bỏ dự án Cơ sở Hạ tầng Phòng thủ Doanh nghiệp Chung (JEDI) và hiện đã bắt đầu chấm dứt hợp đồng với Microsoft, vì “hợp đồng không còn đáp ứng nhu cầu của họ nữa.”
Ngũ Giác Đài cho biết hợp đồng mới, được gọi là Joint Warfighter Cloud Capability hoặc JWCC, sẽ là “đa-nhà cung cấp” và “đa-đám mây” và rằng họ dự định tìm kiếm các đề nghị từ một số nguồn hạn chế, cụ thể là Tập đoàn Microsoft (Microsoft) và Amazon Web Services (AWS), vì đây là những đấu thủ duy nhất “có khả năng đáp ứng các yêu cầu của cơ quan này.”
The Epoch Times đã liên hệ với phát ngôn viên của bà Nancy Pelosi để yêu cầu bình luận.
Do Katabella Roberts thực hiện
Kim Liên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: