Chính trị Mỹ sẽ bớt phân cực bằng cách nào?
Đã đến lúc xem xét làm thế nào để thu hẹp sự chia rẽ sâu sắc trong đời sống công chúng Mỹ hiện nay về trạng thái giải quyết dân sự đối với những bất đồng.
Công luận Mỹ dường như đã diễn ra khá bình thường, khi được các Tổng thống Bill Clinton, George W. Bush, và Barack Obama chứng minh là bộ ba tổng thống thứ hai liên tiếp đắc cử hai nhiệm kỳ trong lịch sử Hoa Kỳ; bộ ba trước đó — ông Jefferson, ông Madison, và ông Monroe — cách đây 200 năm, và sự tái đắc cử của ông Monroe là không có ai tranh cử.
Sự yên bình trong đời sống công chúng Mỹ đã bị gián đoạn bởi ông Donald Trump, với tư cách là một người theo chủ nghĩa dân túy (cho dù ông là một tỷ phú) đã phát hiện ra rằng ngày càng có nhiều người bất mãn trong tầng lớp lao động và tầng lớp trung lưu thấp hơn, những người có thu nhập khả dụng thực tế không tăng, những người phải chịu đựng các thông lệ thương mại và nhập cư theo chủ nghĩa toàn cầu, và bị bà Hillary Clinton coi thường với ám chỉ rằng một nửa số người theo ông Trump là “một mớ những kẻ đáng thương” cũng như bị ứng cử viên Obama ví là những kẻ quá ám ảnh với súng ống và tôn giáo (phát ngôn đó là từ một người đã từng dành 20 năm trong nhà thờ của kẻ phân biệt chủng tộc đầy tức tối, Mục sư Jeremiah Wright).
Ông Trump đã chuyển đảng phái bảy lần trong suốt 13 năm chờ đợi khoảnh khắc của mình và đã khiến cả thế giới phải kinh ngạc và sửng sốt khi giành được sự đề cử của Đảng Cộng Hòa cùng nhiệm kỳ tổng thống vào năm 2016. Đảng Cộng Hòa thời ông Bush, ông McCain, và ông Romney (ngoại trừ ông Robert Dole) đã bác bỏ ông Trump vì một loạt các lý do gần như không bao giờ giải thích được: đố kỵ, hợm hĩnh, giả tạo, và lo ngại cả tính đứng đắn và kết tội rằng ông là một kẻ phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, và cực đoan, cũng như hư hỏng, độc đoán, thô lỗ, và không thể kiềm chế tính khí nóng nảy và xu hướng mắng nhiếc thô bạo của mình.
Vì việc đánh bại Đảng Cộng Hòa là đằng nào cũng là nhiệm vụ của phe Đảng Dân Chủ và họ có xu hướng coi thường phe kia, nên sự phản đối của họ đối với ông Trump ít điên cuồng hơn so với phe Đảng Cộng Hòa chống ông Trump, Những người Không Bao giờ theo Trump (Never Trumpers).
Sau khi ông Franklin D. Roosevelt lãnh đạo một liên minh rộng lớn của người Mỹ giành chiến thắng và vượt qua cuộc Đại suy thoái, ông cùng với người kế nhiệm được chỉ định của mình, ông Harry Truman, đã lãnh đạo đất nước vượt qua Đệ nhị Thế chiến và bước vào thời kỳ thịnh vượng sau chiến tranh trong năm nhiệm kỳ liên tiếp, họ đều từng là đảng tự nhiên của chính phủ, và Đảng Cộng Hòa chỉ có thể giành chiến thắng bằng cách sử dụng phương pháp hợp thời là tuyển dụng một anh hùng quân đội để lãnh đạo họ theo cách gần như phi đảng phái (ông Dwight Eisenhower), và khi ông Richard Nixon tận dụng Chiến tranh Việt Nam, cũng như khi ông Ronald Reagan khai thác những lỗ hổng chính trị của ông Jimmy Carter nhân từ nhưng thiếu quyết đoán và hơi kém hiệu quả.
Thời kỳ Nhà Bush hầu như không thể phân biệt được với Đảng Dân Chủ và đáp ứng một cách dễ dàng nhu cầu duy trì diện mạo của một hệ thống hai đảng; lưỡng đảng đã trở thành một quốc gia độc đảng. Một hoặc vài thành viên khác của gia đình Bush và Clinton từng là tổng thống, phó tổng thống, hoặc ngoại trưởng trong 32 năm liên tiếp (1981–2013).
Ông Obama không chỉ phá bỏ rào cản sắc tộc, mà ông còn đẩy Đảng Dân Chủ sang cánh tả một cách rõ rệt. Ông Trump đã không hưởng ứng bằng cách đẩy Đảng Cộng Hòa sang cánh hữu truyền thống; ông đã áp dụng sự tôn kính nguyên sơ của Đảng Cộng Hòa đối với chủ nghĩa tư bản để khuyến khích đầu tư vào các khu vực khó khăn và thực tế đã loại bỏ được tình trạng thất nghiệp và đã thó được một lượng lớn cử tri Đảng Dân Chủ truyền thống một cách nguy hiểm.
Sự ấm ức của những người thuộc Đảng Cộng Hòa thời kỳ trước ông Trump, nỗi sợ hãi của Đảng Dân Chủ về khả năng cứu vãn chủ nghĩa dân túy của ông Trump, và những phản ứng gay gắt của ông Trump đã gây ra bản chất xấu xí của cuộc tranh luận chính trị hiện tại. Những quan niệm cố hữu của cả hai đảng đã tạo ra sự hiếu chiến gần như ngang nhau giữa những người ghét ông Trump và những người ủng hộ ông Trump.
Câu hỏi về tính chính xác của kết quả bầu cử đã nảy sinh từ những thay đổi đáng ngờ về mặt hiến pháp đối với các quy tắc bỏ phiếu và kiểm phiếu, đặc biệt là ở các tiểu bang chiến trường như Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, Pennsylvania, và Wisconsin, bề ngoài là để tạo điều kiện cho việc bỏ phiếu trong thời kỳ đại dịch và giải quyết hàng triệu lá phiếu không thể được xác minh là đã được bỏ phiếu bởi một cử tri đã đăng ký có thể nhận dạng được, vì không rõ ai có quyền giám sát các lá phiếu đó trước khi gửi, tại các địa điểm bỏ phiếu hoặc các hộp bỏ phiếu ngẫu nhiên.
Sự tồn tại của những nghi ngờ này đã khiến những gì dường như là rào chắn cuối cùng của một mặt chính trị Hoa Kỳ đã bị khảo nghiệm. Điều này thể hiện trong quyết định của Tối cao Pháp viện và các quyết định ở các cấp tư pháp khác nhau không xét xử dựa trên giá trị của họ ở bất kỳ trường hợp nào trong số 19 trường hợp thách thức tính hợp hiến của các thay đổi quy tắc bỏ phiếu và kiểm phiếu, đáng chú ý nhất là của tổng chưởng lý Texas được 18 tiểu bang khác ủng hộ chống lại các tiểu bang chiến trường vì đã không thực hiện nghĩa vụ hiến pháp trong việc tiến hành các cuộc bầu cử tổng thống công bằng, vốn được tự động khởi xướng tại Tối cao Pháp viện vì đó là kiện tụng pháp lý liên tiểu bang.
Cơ quan tư pháp này đã cho thấy sự bảo tồn tính truyền thống về thể chế của mình khi đồng nhất từ chối chấp nhận các vụ kiện tụng mà có thể lật ngược kết quả của cuộc bầu cử tổng thống này. Đây cũng là một truyền thống của Mỹ có được từ khi ứng cử viên tổng thống Đảng Dân Chủ Samuel Tilden chấp nhận chiến thắng không thể tránh khỏi của đối thủ Rutherford B. Hayes vào năm 1876, để đổi lấy một số hành động hậu bầu cử nhằm đẩy nhanh quá trình tái hòa nhập của miền Nam vào Liên minh.
Ông Richard Nixon cũng từng có những suy nghĩ tương tự, mặc dù ông hiếm khi được ghi nhận với họ, khi ông chính thức từ chối việc thách thức kết quả đáng ngờ của cuộc bầu cử tổng thống năm 1960, như một điều sẽ gây tổn hại không thể sửa chữa được cho đất nước này. (Ông Trump có lẽ sẽ không bao giờ chấp thuận những thách thức bầu cử may rủi thiếu thận trọng của ông Rudolph Giuliani.)
Ông Trump đã không cẩn trọng lắm, nhưng ông cũng cảm thấy mình đã bị cướp một cách trắng trợn hơn nhiều. Đảng Dân Chủ và Những người Không Bao giờ Theo Trump sẽ tự mãn không quan tâm nếu chính phủ mà họ o bế có đủ năng lực. Thay vào đó, ông Obama đã đi lệch sang cánh tả, không có sự nghiêm khắc của tổng thống và nói chung là cũng không có nhận định đúng về tâm trạng của công chúng, đã trở thành một người đi chệch hướng về phía cực tả, mà không có bất cứ sắc lệnh nào và đã thất bại hoàn toàn.
Khi sự xáo trộn này trở nên rõ ràng hơn, thì cũng rõ ràng hơn rằng cách duy nhất để ngăn chặn sự trở lại của Trump đáng gờm là khiến ông không được bầu chọn. Đây là động cơ thực sự của tòa án kangaroo lố bịch và đáng hổ thẹn của ủy ban sự kiện 06/01 của quốc hội và các phong trào giống như kiến của luật sư quận ở Atlanta (bà Fani Willis) để tìm ra hành vi phạm tội của ông Trump trong vụ ông thách thức kết quả bầu cử của Georgia hồi năm 2020.
Tình huống này sẽ đưa chúng ta đến hàng rào bảo vệ khác của đời sống công chúng Mỹ: ông Trump không hề vi phạm luật nào trong cuộc bầu cử vừa qua và bất kỳ nỗ lực nào truy tố ông về những tội danh như vậy đều sẽ bị xem xét, đặc biệt là khi những tội danh đó được đưa ra bất chấp tỷ lệ chiến thắng bẩn thỉu của các công tố viên ở Mỹ là 98%, như một cuộc tấn công dã man và hủ hóa vào nền dân chủ. Nếu Chúa vẫn ban phước cho nước Mỹ, thì các công tố viên đó sẽ đứng cùng với các thẩm phán: Họ đã từ chối xem xét việc lật ngược một cuộc bầu cử và các công tố viên này sẽ mắc phải một sai lầm khủng khiếp nếu họ dùng cách bịa đặt để cố gắng loại bỏ một ứng cử viên tổng thống.
Bức tranh biếm họa phản cảm ghê tởm về ông Trump được tạo ra chỉ là thứ giả dối, nhưng giống như hầu hết các bức tranh biếm họa, đều có một yếu tố của sự thật. Tình trạng thiếu văn minh hiện nay của nền chính trị Mỹ sẽ được giải quyết bằng cách bầu cho ông Trump hoặc một ứng cử viên được ông ấy ủng hộ để thực hiện chương trình của ông Trump. Chương trình này đã có hiệu quả và được phê chuẩn bởi Đảng Cộng Hòa gồm có 20 dân biểu vào năm 2020, và nó sẽ được phê chuẩn lại vào tháng Mười Một tới đây.
Sự phản đối dai dẳng đối với một ứng cử viên cũng như sự kém cỏi không bền vững của chính phủ hiện tại sẽ không thể tiếp tục lâu hơn được nữa.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Conrad Black là một trong những chuyên gia tài chính nổi tiếng nhất ở Canada trong vòng 40 năm qua và là một trong những nhà xuất bản báo chí hàng đầu trên thế giới. Ông là tác giả của các cuốn tiểu sử đáng tin cậy về các Cựu Tổng thống Franklin D. Roosevelt và Richard Nixon, và gần đây nhất là tiểu sử “Donald J. Trump: A President Like No Other” (“Donald J. Trump: Một Vị Tổng Thống Chẳng Giống Ai”), đã được tái bản dưới dạng cập nhật. Quý vị có thể theo dõi ông Conrad Black cùng ông Bill Bennett và ông Victor Davis Hanson trên podcast Scholars and Sense của họ.