Chính sách Trung Quốc của chính phủ Trump đã cải thiện an ninh khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
Có lẽ trong 5 năm nữa, một nhà sử học công bằng sẽ công bố một lịch sử trung thực trong đó đánh giá những tác động ngoại giao tích cực của quyết định của chính phủ Tổng thống Donald Trump thách thức hoạt động gián điệp tràn lan, thủ đoạn kinh tế và hoàn toàn coi thường luật pháp quốc tế của chế độ độc tài Trung Quốc.
Chính phủ TT Trump đã áp dụng các sáng kiến ngoại giao và pháp lý cứng rắn, đồng thời thực hiện các chính sách kinh tế và quân sự làm giảm sự tự do hành động của Trung Quốc. Họ đã bác bỏ các yêu sách lãnh thổ bành trướng của Trung Quốc.
Tôi nghĩ rằng phản ứng cụ thể của Hoa Kỳ đã có tác động đạo đức mạnh mẽ ở các quốc gia khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, những nước cảm thấy dễ bị tổn thương và trở thành nạn nhân của sự bắt nạt kinh tế và quân sự một chọi một (song phương) của Bắc Kinh. Nước lớn Trung Quốc chống lại một Nước láng giềng Nhỏ là cuộc chiến ưa thích của Trung Quốc.
Cuộc tập trận Malabar 2020 của Hải quân Ấn Độ, diễn ra trong tuần từ 2-8/11 ở Ấn Độ Dương, là một ví dụ sống động về sự thay đổi lớn trong thái độ công khai của Ấn Độ đối với Trung Quốc.
Các thủy thủ coi cuộc diễn tập hạm đội “Malabar” của Ấn Độ là cuộc tập trận hàng hải cao cấp. Cuộc tập trận Malabar đầu tiên được tổ chức vào năm 1992, khi Ấn Độ mời Hoa Kỳ tham gia huấn luyện hải quân song phương.
Các hoạt động chuẩn bị ngoại giao và chiến dịch thông tin của Ấn Độ cho thấy cuộc tập trận Malabar 2020 được thiết kế để gửi đi một thông điệp [tới Trung Quốc].
Tháng 10/2020, Bộ Quốc phòng Ấn Độ khẳng định rằng mọi người đều biết rằng, lần đầu tiên sau 13 năm, các tàu chiến của Úc sẽ tham gia một cuộc tập trận Malabar – cùng với Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Thông báo đó đã thu hút sự chú ý đến Bộ Tứ (the Quad), viết tắt của Đối thoại An ninh Bốn bên, bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Hoa Kỳ.
Năm 2007, được Nhật Bản thúc đẩy, 4 quốc gia này đã tổ chức một cuộc họp không chính thức. Tại cuộc họp, Nhật Bản cho rằng cả 4 quốc gia đều coi Trung Quốc là một tác nhân gây rối ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Để đối đầu hiệu quả với Trung Quốc cần có sự hợp tác. Lường trước các thỏa thuận kinh tế với Trung Quốc, Ấn Độ đã lưỡng lự. New Delhi đã không muốn làm mất lòng Bắc Kinh.
Ơn Chúa, những màn trình diễn của Hoa Kỳ chống lại sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông hiển nhiên có trước thời chính phủ ông Trump. Tuy nhiên, Trung Quốc lại có xu hướng hiểu những hành động này là những màn trình diễn trên các phương tiện truyền thông của Lầu Năm Góc, vốn không thể hiện ý chí chính trị của Hoa Kỳ trong việc chống lại Trung Quốc. Trong chính phủ của cựu Tổng thống Barack Obama, guồng quay và giao dịch kinh tế của Trung Quốc ở Hoa Kỳ và u Châu tiếp tục không suy giảm.
Năm 2015, gián điệp Trung Quốc đã thâm nhập vào Văn phòng Quản lý Nhân sự Hoa Kỳ và lấy đi thông tin cá nhân của 20 triệu nhân viên chính phủ, bao gồm cả quân nhân. [Tuy nhiên], chính phủ ông Obama đã phản ứng yếu ớt.
Vì vậy, Trung Quốc tiếp tục gây ra các cuộc xung đột tàu cá với Việt Nam và Philippines.
Trong thập kỷ qua, các tranh chấp lãnh thổ trên dãy Himalaya của Ấn Độ với Trung Quốc trở nên thường xuyên và gay gắt hơn. Không nghi ngờ gì nữa, những cuộc đụng độ đó đã định hình sâu sắc nhận thức của người Ấn Độ. Tương tự, việc Trung Quốc đều đặn mua lại các cơ sở cảng biển ở Ấn Độ Dương cũng vậy. Cảng Gwadar của Pakistan trông rất giống một căn cứ hải quân của Trung Quốc.
Tuy nhiên, sự hồi sinh nền kinh tế nội địa Hoa Kỳ của chính phủ TT Trump và các thỏa thuận thương mại không khoan nhượng của họ với Trung Quốc đã chứng minh rằng Hoa Kỳ có thể và sẽ chống lại quyền bá chủ kinh tế của Trung Quốc. Washington đã sử dụng các công cụ pháp lý, tài chính và ngoại giao để trừng phạt hành vi Trung Quốc trộm cắp tài sản trí tuệ. [Hoa Kỳ] cũng nhắm mục tiêu vào hoạt động gián điệp của Trung Quốc, dẫn đến trừng phạt các công ty Trung Quốc sinh lợi như Huawei, có liên quan đến hoạt động gián điệp.
Nền kinh tế Trung Quốc mua các loại vũ khí tăng cường khả năng mở rộng lãnh thổ và trả các khoản hối lộ để nâng cao vị thế thống trị kinh tế của mình.
Chính phủ TT Trump là chính quyền Hoa Kỳ đầu tiên chủ động và không ngừng đối đầu với Trung Quốc bằng cách sử dụng luật sư, súng và tiền – các biện pháp trừng phạt pháp lý, các chiến dịch quân sự và chính sách kinh tế.
Truyền thông Hoa Kỳ đã bỏ lỡ câu chuyện, nhưng những bộ óc hiểu biết trên khắp thế giới đã chú ý.
Điều này đưa chúng ta trở lại thông điệp của Malabar 2020. Các quan chức Ấn Độ không do dự gọi đây là “cuộc tập trận bốn bên” biểu dương “sức mạnh tổng hợp và sự phối hợp cao cấp” giữa hải quân Bộ Tứ. Truyền thông Ấn Độ đưa tin, các kịch bản tập trận phản ánh mục tiêu chung chống lại sự gia tăng gây hấn của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Chính phủ Ấn Độ đã lên kịch bản cho Malabar 2020 để gửi một thông điệp dứt khoát: Bộ Tứ đã trở thành một liên minh quân sự đang hoạt động, trong đó Ấn Độ là một thành viên cam kết.
Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và các đô đốc Trung Quốc đã hiểu rõ thông điệp này.
Ông Austin Bay là một đại tá (đã nghỉ hưu) trong Lực lượng Dự bị Quân đội Hoa Kỳ, là tác giả và nhà báo của chuyên mục tổng hợp, và là giảng viên về chiến lược và lý thuyết chiến lược tại Đại học Texas – Austin. Cuốn sách mới nhất của ông là “Cocktails from Hell: Five Wars Shaping the 21st Century” (tạm dịch: Năm Cuộc Chiến Định hình thế kỷ 21).