Chiến tranh Ukraine thử nghiệm liên kết đối tác Trung-Nga
Việc chính quyền Trung Quốc không dứt khoát lên án cuộc xâm lược Ukraine của Nga, đồng thời nhắc lại sự ủng hộ của họ đối với các cuộc đàm phán, đã khiến một số nhà quan sát đặt câu hỏi liệu Trung Quốc có thể giúp Nga phá vỡ các lệnh trừng phạt khổng lồ và chưa từng có tiền lệ đối với quốc gia hiếu chiến này hay không.
Các chuyên gia về mối bang giao Nga-Trung cho biết, việc giúp đỡ Nga có thể làm suy yếu tham vọng chiến lược của chính Bắc Kinh, đặc biệt là đối với Đài Loan, và Bắc Kinh có thể đơn giản là không muốn có một phần hậu quả kinh tế tồi tệ và làm tê liệt các hành động gây hấn của Nga.
Nhiều người cho rằng thỏa thuận được công bố vào ngày 04/02, theo đó Nga đồng ý với hợp đồng 30 năm cung cấp khí đốt cho Trung Quốc thông qua một đường ống mới và Trung Quốc sẽ mua 117.5 tỷ USD dầu và khí đốt từ Nga, dự báo trước một kỷ nguyên kinh tế gần gũi hơn, và quan hệ chính trị giữa hai quốc gia và sẽ giúp tạo thế cân bằng có lợi cho Tổng thống Vladimir Putin khi Bắc Kinh phải chọn đứng về bên nào trong bất kỳ tranh chấp quốc tế nào liên quan đến Nga.
Hơn nữa, giới lãnh đạo chính trị cao cấp ở Moscow và ở Bắc Kinh xem xét tham vọng lãnh thổ của họ theo những điều kiện giống nhau, ông Stephen Ezell, phó chủ tịch phụ trách chính sách đổi mới toàn cầu tại Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn, lưu ý. Ông Putin coi việc xâm lược và sáp nhập Ukraine là một phần của quá trình khôi phục lại vinh quang trước đây của Liên Xô trong những năm trước khi những nhân vật như Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin chọn để xoa dịu phương Tây. Chế độ của ông Tập Cận Bình cũng tương tự nuôi dưỡng mục tiêu nuốt chửng Đài Loan tự trị.
Vì vậy, có vẻ như ông Putin hoàn toàn có thể mong đợi sự giúp đỡ và hỗ trợ từ Bắc Kinh khi ông tìm cách chinh phục Ukraine. Tuy nhiên, thực tế đã phức tạp hơn.
Ông Ezell nói, “Tại thời điểm này, ông Tập Cận Bình đã kiềm chế không viện trợ cho Moscow trong cuộc khủng hoảng này. Tôi nghĩ rằng họ có lẽ đã ngạc nhiên ở Bắc Kinh về cuộc xâm lược thực sự, và nó đặt Bắc Kinh vào một vị trí rất bấp bênh về chính sách ngoại giao. Đây chắc chắn là một thách thức đối với quan điểm của Bắc Kinh về chính sách ngoại giao.”
Ngôn từ ngoại giao
Hôm 04/02, chưa đầy ba tuần sau khi công bố thỏa thuận, Nga đã xâm lược Ukraine. Cùng ngày, Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã nhanh chóng công bố một loạt các biện pháp trừng phạt đối với Nga và Trung Quốc cho đến nay đã phần nào tuân thủ các biện pháp trừng phạt đó, ông Ezell lưu ý.
Cuộc xâm lược Ukraine của ông Putin đi ngược hẳn lại với “Năm nguyên tắc chung sống hòa bình” của chính quyền Trung Quốc có từ thời Hiệp định Trung-Ấn năm 1954, và ít nhất về lý thuyết đã là nền tảng cho triển vọng quốc tế của Bắc Kinh kể từ những năm đầu Đảng này cai trị Trung Quốc, ông Ezell lưu ý. Năm Nguyên tắc đó bao gồm sự tôn trọng lẫn nhau của các quốc gia có chủ quyền đối với lãnh thổ và chủ quyền của nhau, không xâm lược lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, và cùng nhau chung sống hòa bình.
Ông Ezell nói, “Vì vậy, về căn bản, Trung Quốc đã xây dựng chính sách ngoại giao của mình theo nguyên tắc rằng lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào đều là bất khả xâm phạm. Nguyên tắc thừa nhận chủ quyền, các quốc gia khác không can thiệp vào chính sách đối nội của nhau từ lâu đã trở thành một phần trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc.”
Các chiến lược của chế độ cộng sản ở Bắc Kinh về Đài Loan có thể không đưa ra bất kỳ mâu thuẫn nào ở đây theo quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bởi vì, theo Đảng, lãnh thổ này luôn là một phần của Trung Quốc. Do đó, từ quan điểm của ĐCSTQ, Bắc Kinh hoàn toàn có thể coi các hành động của ông Vladimir Putin ở Ukraine là vi phạm Năm Nguyên tắc trên mà không phải chịu bất kỳ cáo buộc đạo đức giả nào.
Làm phức tạp hơn nữa bức tranh này là tiến độ chậm chạp của cuộc xâm lược của quân đội Nga vào Ukraine và tình hình ngày càng xấu đi thành một vũng lầy.
Ông Ezell nói thêm: “Tôi nghĩ rằng cuộc khủng hoảng này sẽ làm suy yếu nước Nga. Tôi tin rằng Nga đã tự sa vào vũng lầy. Làm thế nào mà Nga có thể kìm hãm dân số 35 triệu người [ở Ukraine]?”
Ông nói tiếp: “Bức tranh nổi lên là Trung Quốc đang đi trên một đường thẳng, Trung Quốc không tán thành cuộc xâm lược và chỉ hỗ trợ khiêm tốn cho Nga.”
Trong khi chế độ Trung Quốc không công khai ủng hộ Nga, họ đã liên tục từ chối tố cáo các hành động của Moscow và coi hành động của họ là một cuộc xâm lược. Nó cũng đã từ chối tham gia vào các lệnh trừng phạt của phương Tây. Hôm thứ Hai, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố rằng Moscow là “đối tác chiến lược quan trọng nhất” của Bắc Kinh, nói rằng mối quan hệ của hai nước sẽ không bị “ảnh hưởng bởi các bên thứ ba”.
Ông Tony Saich, Giáo sư Daewoo về Các vấn đề Quốc tế tại Trường Harvard Kennedy và Giám đốc Trung tâm Ash về Quản trị Dân chủ và Đổi mới, đồng tình rằng Bắc Kinh đang cảnh giác với việc cam kết ủng hộ ông Putin ở Ukraine và rằng sự táo bạo của ông Putin đã làm cho giới lãnh đạo của ĐCSTQ bối rối.
“Chắc chắn, ông Tập muốn được bảo đảm rằng sẽ không có những hành động kịch tính gia tăng trước lễ bế mạc Thế vận hội Mùa đông,” ông Saich nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Ash Center.
“Mong muốn của Trung Quốc không bị lôi kéo trực tiếp ủng hộ một cuộc xâm lược được thể hiện qua phản ứng ban đầu và cuộc điện đàm giữa ông Tập và ông Putin vào ngày 25/02. Những bình luận của ông Tập cho thấy sự ủng hộ tiếp tục đối với ông Putin trong khi cố gắng khẳng định Trung Quốc là một tiếng nói hợp lý cho sự bình tĩnh,” ông tiếp tục.
Trong cuộc điện đàm với ông Putin, ông Tập đã nhấn mạnh đàm phán như một công cụ để giải quyết cuộc khủng hoảng và nhắc lại những điểm nhất định được tìm thấy trong Năm nguyên tắc liên quan đến tôn trọng chủ quyền của các quốc gia.
Thông điệp mà Putin đã thực hiện
Theo ông Dory Wiley, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Commerce Street Holdings và là một chuyên gia về thương mại và dòng vốn toàn cầu, điều có thể chứng tỏ là mang tính quyết định nhất trong việc ngăn cản Bắc Kinh cung cấp hỗ trợ cho Nga vào thời điểm này là hậu quả sâu rộng của tình trạng hỗn độn hiện tại của Nga đối với chính họ và thế giới.
Cuộc khủng hoảng hiện tại đã làm giảm bớt sự sẵn sàng đáp trả của thế giới bằng các biện pháp trừng phạt và viện trợ quân sự gián tiếp, và hậu quả đối với Nga sẽ không mất đi đối với Trung Quốc khi Bắc Kinh, gắng sức đối phó với các vấn đề kinh tế và xã hội phức tạp của riêng mình.
Ông Wiley nói: “Nga đã đưa ra lời cảnh tỉnh rằng không có chính phủ một thế giới, rằng có các quốc gia có chủ quyền và họ có những mục tiêu khác nhau. Giờ đây, quý vị có Liên minh Âu Châu gửi vũ khí và tiền bạc cho quốc phòng Ukraine và quý vị có Đức làm điều đó với tư cách cá nhân lần đầu tiên kể từ Đệ nhị Thế chiến.”
Ông nói thêm, “Và đó là những gì đang bị đánh giá thấp. Hãy nhìn vào Nga, chúng ta đã chứng kiến sự sụp đổ của đồng ruble, ngân hàng trung ương tăng gấp đôi tỷ giá và 70% hệ thống ngân hàng của họ bị loại khỏi SWIFT.”
Bắc Kinh có thể cảnh giác về việc các lệnh trừng phạt và lệnh cấm xuất nhập cảng có thể được đưa ra tiếp theo nếu Bắc Kinh xuất hiện như một người cộng tác hoặc ủng hộ cuộc xâm lược của Nga vốn đang bị chỉ trích gay gắt trên khắp thế giới.
Ông Wiley chia sẻ: “Tư bản đang đào thoát khỏi Trung Quốc. Cách Trung Quốc điều hành mọi thứ, họ đang đánh mất rất nhiều hoạt động kinh doanh và chuỗi cung ứng vào tay các nước khác ở Đông Nam Á. Và các nhà đầu tư có thể dừng lại và xem xét những gì họ đang làm. Chúng ta có các khoản đầu tư ở Trung Quốc hay ở Nga, không phải vì lợi ích của những người tham gia của chúng ta, mà vì lợi ích lớn hơn của xã hội chúng ta không?”
Ông Michael Washburn là một phóng viên tự do tại New York, chuyên viết về các chủ đề liên quan đến Trung Quốc. Ông có nền tảng về báo chí pháp luật và tài chính, đồng thời cũng viết về nghệ thuật và văn hóa. Ngoài ra, ông còn là người dẫn chương trình podcast hàng tuần Reading the Globe. Các cuốn sách của ông bao gồm “The Uprooted and Other Stories” (“Những Câu Chuyện Mất Gốc và Những Câu Chuyện Khác”), “When We’re Grownups” (“Khi Chúng Ta Trưởng Thành”), và “Stranger, Stranger” (“Người Lạ, Người Lạ”).
Tài Nguyễn biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: