Chiến tranh Ukraine kết thúc và sự tàn phá trên toàn thế giới
Cuộc chiến ở Ukraine sẽ kết thúc như thế nào, vẫn còn là biến số, nhưng xu thế chung dường như đã được định sẵn. Hôm 10/02, tác giả Tạ Điền đã từng dự đoán rằng một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được vào khoảng cuối tháng Ba sau khi cuộc chiến diễn ra trong khoảng một tháng; muộn nhất là khả năng kéo dài sau hai tháng, khoảng cuối tháng Tư, mới có thể kết thúc hoàn toàn. Hôm 14/02, cố vấn Tổng thống Ukraine, ông Oleksiy Arestovich, cũng đưa ra suy đoán cho rằng cuộc chiến Nga-Ukraine có khả năng sẽ kết thúc muộn nhất vào đầu tháng Năm.
Tuy nhiên, ngay cả khi cuộc chiến này kết thúc, những gì chiến tranh để lại cho thế giới là những gia đình ly tán và nỗi lòng tan nát, những mối quan hệ cá nhân cũng như mối quan hệ quốc gia đổ vỡ, và đầy rẫy những vết thương tàn phá trên mảnh đất Ukraine màu mỡ.
Những người lương thiện khi nhìn thấy Nga xâm lược Ukraine, đã bày tỏ thái độ lên án mạnh mẽ bên xâm lược. Sự biểu đạt này xứng đáng được đánh giá cao, và cũng rất dễ lý giải. Thế nhưng, sau những cuộc tấn công và tuyên truyền một chiều của giới truyền thông thiên kiến, điều đáng tiếc là họ vẫn chưa thể bình tĩnh để nhìn nhận lại về tình hình chiến sự, cũng như nguyên nhân và diễn biến của cuộc chiến theo hướng mới hơn, sâu sắc hơn.
Do có những quan điểm khác nhau về việc lý giải và phân tích tình hình cuộc chiến, nên họ bị cuốn vào các cuộc tranh luận bất đồng, thậm chí là chia rẽ sắc tộc. Vì thế mà sự nhận biết đối với Trung Cộng, đối với kẻ thù thực sự của thế giới trở nên mơ hồ, từ đó họ ngoảnh mặt làm ngơ trước những mối nguy hiểm thực sự mà nhân loại đang phải đối mặt, xem như không quan trọng.
Cho đến nay, từ sau cuộc tổng tuyển cử [ở Hoa Kỳ], bỏ phiếu, đại dịch, virus, khẩu trang, vaccine, … chẳng lẽ chúng ta vẫn không thể rút ra được bài học để thoát khỏi đau thương và sự thù địch? Khi con người trên thế giới bài xích lẫn nhau, tấn công và tàn sát lẫn nhau chỉ vì bất đồng quan điểm, thì kẻ ở sau lưng đang hả hê cười, chính là ma quỷ và đám người bị ma quỷ thao túng.
Tại sao tác giả lại cho rằng cuối cùng thì có khả năng Ukraine không thể không nhân nhượng vì lợi ích toàn cục (“ủy khúc cầu toàn”), ký kết một hiệp ước cầu hòa, và đạt được một thỏa thuận ngừng bắn? Đó là vì tình hình nghiêm trọng mà Ukraine đang phải đối mặt, bi kịch trò chơi của các cường quốc và lập trường không rõ ràng của các quốc gia trên thế giới.
Kỳ thực các cuộc đàm phán và trao đổi song phương liên tục giữa hai phái đoàn Nga và Ukraine đã diễn ra từ đầu cuộc chiến. Ba tuần sau khi cuộc chiến bắt đầu, hôm 16/03, Điện Kremlin cho biết họ đang xem xét phương án do Kyiv đề nghị về việc đưa Ukraine trở thành một quốc gia trung lập có quân đội hạn chế tương tự như Áo hoặc Thụy Điển, ngụ ý rằng những tiến triển có thể xảy ra trong các cuộc đàm phán hòa bình.
Trong quá trình vừa giao chiến vừa đàm phán, phía Nga tiếp tục cho lực lượng quân sự áp sát phía đông và phía nam Ukraine, trong khi vẫn bao vây mà không tiến vào Kyiv. Ukraine vừa kiên quyết kháng cự vừa đồng thời biểu thị rằng họ sẵn sàng kết thúc chiến tranh thông qua đàm phán, nhưng sẽ không “đầu hàng” hoặc chấp nhận “tối hậu thư” từ Nga. Tuy nhiên, có thể Ukraine không có nhiều sự lựa chọn như mọi người mong đợi.
Điều đáng tiếc là Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vẫn không ý thức được phản ứng đa cực của cộng đồng quốc tế: sự nhiệt tình của dân chúng, sự kích động của giới truyền thông, sự phấn khích của những kẻ buôn bán vũ khí, và sự thờ ơ của các chính phủ, … Ông tiếp tục nuôi hy vọng rằng hiệp định hòa bình sẽ bảo vệ đất nước của mình khỏi các mối đe dọa trong tương lai. Trong một bài diễn văn qua video, ông nói: “Chúng ta có thể và nhất định phải đàm phán về một nền hòa bình hợp pháp lớn hơn cho Ukraine – một bảo đảm an ninh thực sự hiệu quả”.
Ông Mykhaylo Podolyak, nhà đàm phán Ukraine và là cố vấn của tổng thống, cho biết Kyiv chỉ có thể chấp nhận một mô hình “Ukraine” với các bảo đảm an ninh có thể thực thi, “trong trường hợp xảy ra một cuộc công kích vào Ukraine, các bên ký cam kết sẽ không khoanh tay đứng nhìn như hiện nay, mà sẽ tích cực đứng về phía Ukraine trong cuộc xung đột, và lập tức cung cấp cho chúng tôi số lượng vũ khí cần thiết”.
[Các lãnh đạo Ukraine] gửi gắm hy vọng về an ninh quốc gia của họ vào sự “cam đoan” và “ký kết” của các quốc gia khác. Sau khi 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân, nhưng lại không thực hiện; các nước láng giềng Đông Âu và các quốc gia NATO khoanh tay đứng nhìn, các cường quốc phương Tây chỉ hứa mà không thực hiện, họ vẫn tiếp tục ảo tưởng. Có thể nói đó là nỗi bi ai của người dân Ukraine khi chính phủ của họ ôm giữ sự cố chấp này.
Hôm 16/03, ông Zelensky đã có bài diễn văn qua video trước các dân biểu Hoa Kỳ, đề cập đến Núi Rushmore và các sự kiện như Trân Châu Cảng, vụ tấn công khủng bố ngày 11/09, thúc giục Hoa Kỳ cung cấp cho Ukraine nhiều viện trợ quân sự và hỗ trợ nhân đạo, đồng thời gia tăng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Ông nói: “Trong thời khắc đen tối nhất của đất nước chúng tôi và của toàn Âu Châu, tôi kêu gọi quý vị hãy làm nhiều hơn nữa”; “Ngay bây giờ, chúng tôi cần quý vị”.
Mặc dù các dân biểu Hoa Kỳ đã đứng lên dành cho tổng thống Ukraine sự chào đón nồng nhiệt, nhưng trước yêu cầu của vị tổng thống này về việc Hoa Kỳ thực hiện vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine để ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga, các thành viên lưỡng đảng của quốc hội Hoa Kỳ đều lịch sự từ chối, biểu thị thái độ cẩn trọng đối với khu vực cấm bay, vì họ cho rằng điều này sẽ khiến Hoa Kỳ đối đầu trực tiếp với Nga về vấn đề Ukraine.
Tổng thống Biden cũng từ chối yêu cầu của ông Zelensky về việc vận chuyển chiến đấu cơ đến Ukraine, mặc dù đã cung cấp thêm khoản viện trợ an ninh trị giá 800 triệu USD. Nếu không có sự hỗ trợ mạnh mẽ của Hoa Kỳ, khả năng Ukraine phản công toàn diện nhắm vào quân đội Nga gần như là bằng không, và một thỏa thuận đạt được thông qua đàm phán sẽ trở thành lối thoát duy nhất.
Tính đến nay, cuộc chiến tại Ukraine đã phá hủy ít nhất 100 tỷ USD cơ sở hạ tầng. Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo rằng, nếu cuộc xung đột tiếp tục kéo dài, thì gần 20 năm thành tựu kinh tế-xã hội ở Ukraine có thể bị đánh mất, với gần 1/3 dân số sống dưới mức nghèo khổ và 62% dân số có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói trong 12 tháng tới.
Sau khi phỏng vấn những người tham gia một cuộc hội thảo, tờ Financial Times cho biết, đa số các quan chức và các nhà phân tích phương Tây vẫn tin tưởng rằng kết quả có nhiều khả năng xảy ra nhất là Nga sẽ giành được thắng lợi toàn diện, mặc dù bước tiến của quân đội họ không nhanh như mong muốn. Các chuyên gia dự đoán rằng, sau khi quân đội Nga nắm quyền kiểm soát, chính phủ Nga sẽ thay thế chính phủ ông Zelensky, người dân Ukraine sẽ thành lập một chính phủ lưu vong do các quốc gia phương Tây hậu thuẫn, và sẽ xảy ra xung đột phản kháng lâu dài ở Ukraine.
Mặc dù một kết quả như vậy sẽ khiến những người đồng tình với bên yếu thế và phẫn nộ bên xâm lược cảm thấy buồn lòng, nhưng trong tình hình quốc tế hiện nay, với việc ma quỷ đang thống trị thế giới của chúng ta, có lẽ Ukraine không thể không “ủy khúc cầu toàn”, chấp nhận một kết cục như vậy, để tránh đổ máu nhiều hơn. Cho dù không có hỏa lực chiến tranh thì thế giới của chúng ta cũng đã chịu nhiều đau thương với cảnh hoang tàn đổ nát ở khắp mọi nơi.
Chiến tranh sẽ kết thúc ra sao, và cuộc đàm phán sẽ diễn biến như thế nào? Được và mất giữa Nga và Ukraine có thể sẽ khác nhau do kết quả của trận chiến giành Kyiv. Nhưng có thể chắc chắn rằng cần phải thừa nhận về sức mạnh quân sự tổng thể của Ukraine, toàn bộ nhiên liệu hạt nhân của các nhà máy điện hạt nhân, Cộng hòa Donetsk, Cộng hòa Luhansk, địa vị trung lập của Ukraine và vị thế của Crimea. Một kết cục tồi tệ hơn đối với Ukraine sẽ là mất một phần lãnh thổ phía nam, bao gồm cả căn cứ quân sự-công nghiệp và các bến cảng, cũng như dải đất nối liền phía nam và phía đông.
Đối với thế giới thời hậu chiến, một số xu hướng đáng sợ đã bắt đầu xuất hiện. Việc phổ biến vũ khí hạt nhân có thể sẽ tăng tốc, cuộc chạy đua vũ trang trong không gian sẽ leo thang, dòng người di cư và tị nạn sẽ mang đến những rắc rối mới cho Âu Châu, những rạn nứt trong hệ thống tài chính thế giới sẽ xuất hiện, nền kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, và nhiều cuộc chiến tranh khu vực có thể đang hình thành.
Vào thời điểm xảy ra cuộc chiến ở Ukraine, Nhật Bản đã nhấn mạnh lại chủ quyền của mình đối với bốn hòn đảo phía bắc, đồng thời đưa ra những quan điểm mới về chiếc ô hạt nhân của Hoa Kỳ và vũ khí hạt nhân của chính Nhật Bản. Mối đe dọa hạt nhân của ông Putin đã khiến phương Tây lùi bước, nhưng sẽ thúc đẩy các quốc gia khác cân nhắc chiến lược vũ khí hạt nhân của họ.
Cuộc chiến tranh Ukraine là nơi thử nghiệm công nghệ quân sự mới của phương Tây. Hỏa tiễn Stinger thân kinh bách chiến, hỏa tiễn Javelin nhiều lần lập kỳ công, vũ khí chống tăng hạng nhẹ NLAW thế hệ mới của Anh và AeroVironment Switchblade của Hoa Kỳ vừa ra mắt, tất cả đều là những địch thủ không đội trời chung của xe tăng, xe bọc thép, và chiến đấu cơ của Nga.
Trong chiến tranh Ukraine, công nghệ cao của Hoa Kỳ đã thực sự khởi tác dụng hiệu quả chống lại quân đội Nga xâm lược, bao gồm vũ khí chống tăng cá nhân, vũ khí phòng không cá nhân và do thám không gian tối tân, phi cơ do thám điện tử và phi cơ không người lái để do thám và tấn công tại hiện trường. Các thiết bị quân sự của Nga được chế tạo để đối phó với các thiết bị cũ và lạc hậu của Ukraine, nhưng không thể đối phó với các thiết bị tối tân của Hoa Kỳ. Các trang thiết bị do quân đội Hoa Kỳ cung cấp không nằm ngoài phạm vi của vũ khí phòng thủ, bởi vậy quân đội Nga chỉ biết “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Tuy nhiên, sức mạnh không gian và vũ khí chiến lược của Nga không bị ảnh hưởng, và cuộc khủng hoảng lần này sẽ khiến ông Putin càng trân quý con át chủ bài của mình hơn. Gần đây, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Hoa Kỳ đã đăng tải một video thông báo rằng quân đội Hoa Kỳ có kế hoạch tăng phạm vi không gian mà họ tuần tra lên hơn một ngàn lần so với hiện tại, khoảng cách mở rộng lên tới Mặt Trăng. Điều này đồng nghĩa với việc cuộc chạy đua vũ trang trong không gian sẽ bước sang một giai đoạn mới.
Kết quả cuối cùng của cuộc chiến này, đối với Ukraine và Nga, hai quốc gia thuộc chủng tộc Slav, một lần nữa dưới sự quan sát của thế giới, lại trở thành thù địch và sát hại lẫn nhau.
Nga và Ukraine lưỡng bại câu thương, thì thế lực cũng như sức ảnh hưởng của người Slav trên thế giới sẽ bị suy giảm đáng kể. Cuộc chiến tranh trên thực tế đã bắt đầu trước khi quân đội Nga xâm lược Ukraine hôm 24/02, khi xung đột vũ trang giữa quân đội chính phủ Ukraine và lực lượng dân quân ở hai khu vực phía đông bắc Nga ngày càng gay gắt và leo thang nhanh chóng.
Cuộc xâm lược chính thức của quân đội Nga đã khiến mối quan hệ rạn nứt giữa hai quốc gia thêm phần bế tắc. Ukraine đã mất đi phần lớn quân lực, một số lãnh thổ, cơ hội chung sống hòa bình với những người Ukraine gốc Nga, và khả năng tự quyết định vận mệnh của mình. Còn Nga đã mất đi sức mạnh răn đe, số lượng lớn vũ khí thông thường, cơ hội chung sống hòa bình với con cháu của tổ tiên Nga Kiev (Kiev Rus), đồng thời cũng bộc lộ những điểm yếu của chính nước Nga.
Kết quả cuối cùng của cuộc chiến này là một sự hổ thẹn và mất uy tín sâu sắc đối với Hoa Kỳ và Âu Châu. Hoa Kỳ và Âu Châu có thể mang lại cơ hội kinh doanh và lợi ích to lớn cho những người buôn bán vũ khí nhờ vào việc phô trương và quảng bá miễn phí vũ khí mới tại cuộc chiến. Tuy nhiên, thế giới sẽ thấy rõ hơn những “lý tưởng cao cả” được các chính trị gia quảng bá trước đây trở nên mong manh và dễ vỡ như thế nào. Khi đối mặt với lợi ích, lương tâm trở nên không đáng một đồng, những lời hứa cũng trở nên vô giá trị. Trật tự quốc tế, hòa bình thế giới, các hiệp ước và công ước quốc tế đều có thể bị lãng quên trong một sớm một chiều. Phương Tây có thể nhìn thấy sự suy yếu đáng kể của lực lượng Nga, nhưng cũng cần nhận ra rằng sức mạnh chiến lược của Nga đã trở nên càng nguy hiểm và có tính uy hiếp hơn.
Đối với Trung Quốc, dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), kết cục cuối cùng của cuộc chiến này là sự suy yếu của hai nguồn vũ khí của ĐCSTQ. Từ đây, ĐCSTQ sẽ không thể có được công nghệ quân sự và các thiết bị vũ khí của Ukraine, và họ cũng sắp phải chịu rủi ro bởi các lệnh trừng phạt đối với Nga của cộng đồng quốc tế có thể mở rộng sang Trung Quốc. Nói cách khác, khả năng uy hiếp thế giới của ĐCSTQ, từ sức mạnh quân sự đến sức mạnh kinh tế, từ quyền lực mềm ngoại giao đến ảnh hưởng chính trị, đã bị suy yếu rất nhiều; nhà cầm quyền Trung Cộng đang tiến gần đến sự diệt vong hoàn toàn.
Trong cuộc chiến này, thế lực chủ nghĩa cộng sản ở phương Đông và Trung Quốc đã bị vây quét gần như hoàn toàn; cục diện ở phương Tây, nơi ma quỷ đang thống trị thế giới, các chính sách của chủ nghĩa xã hội và Nhà nước ngầm cùng với thế lực hậu trường của họ, bộ mặt thật của họ, sự khát máu, “cách sơn quan hổ đấu” [đứng bên kia núi xem hổ đánh nhau; để cho hai phe đánh nhau kiệt sức rồi mới nhảy vào đánh cả hai bên giành lợi thế – dịch giả], lửa cháy đổ thêm dầu… cũng được người dân thế giới nhìn thấy rõ ràng. Tương lai của thế giới chúng ta, [nếu có thể] rút ra [bài học] từ cuộc chiến ở Ukraine, thì nhất định sẽ hoàn toàn khác biệt.
Tạ Điền
Tiến sĩ Tạ Điền (Xie Tian) là Giáo sư tại Trường Kinh doanh Aiken, Đại học Nam Carolina, Hoa Kỳ.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times Hoa ngữ.
Chu Dĩnh biên tập
Mai Thanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: