Chiến lược an ninh quốc gia mới của Ngũ Giác Đài tập trung vào vấn đề toàn cầu
Bàn về chiến lược an ninh quốc gia mới, một quan chức cao cấp của Ngũ Giác Đài cho biết, chiến lược quốc phòng tiếp theo của Hoa Kỳ sẽ không chỉ tập trung vào Trung Quốc mà sẽ tìm cách giải quyết một loạt các mối đe dọa thông qua việc tăng cường làm việc với các đồng minh.
Bà Mara Karlin, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về chiến lược, kế hoạch, và năng lực cho biết: “Chúng tôi công nhận Trung Quốc là ‘thách thức về tốc độ’, như Bộ trưởng [quốc phòng] đã nhấn mạnh, và vẫn quan tâm sâu sắc đến Nga, cũng như các vấn đề khác.”
“Theo nhiều cách, chúng tôi sẽ tập trung vào việc vượt qua thách thức từ phía Trung Quốc, đồng thời bảo đảm rằng chúng tôi đang làm việc có trách nhiệm với các đồng minh và đối tác thân cận nhất của mình để đối phó với nhiều thách thức khác mà chúng tôi cũng thấy đang di căn hoặc chuyển dịch và không biến mất.”
Chiến lược quốc phòng này dự kiến sẽ được xuất bản vào đầu năm 2022. Một tài liệu bốn năm một lần, ấn bản cuối cùng được biên soạn vào năm 2018 dưới thời Bộ trưởng Quốc phòng lúc bấy giờ là Tướng James Mattis. Chiến lược đó đã chuyển trọng tâm quốc phòng của Hoa Kỳ từ Chiến tranh Chống Khủng bố Toàn cầu sang cạnh tranh cường quốc với Trung Quốc và Nga.
Chiến lược an ninh quốc gia tiếp cận Trung Quốc và Nga này như một vấn đề chung, nhưng theo bà Karlin, chiến lược an ninh mới này sẽ phá vỡ điều đó phần nào để can dự với Trung Quốc và Nga như những vấn đề riêng của họ.
Việc đó sẽ giải quyết các khả năng xung đột vùng xám của Nga, xung đột tiềm tàng ở Ukraine, và củng cố vị trí ưu thế của sự hiện diện toàn cầu của Hoa Kỳ bằng cách tập trung vào vai trò của các đồng minh trong tư duy chiến lược của nước này.
“Chúng ta là một cường quốc toàn cầu,” bà Karlin nói. “Chúng ta tự hào là một cường quốc toàn cầu. Chúng tôi nghĩ rằng điều đó tốt cho chúng ta và tốt cho cộng đồng quốc tế.”
Chiến lược an ninh quốc gia này cũng sẽ có một yếu tố hoạch định lực lượng, mà bà Karlin cho biết sẽ tập trung vào việc đưa ra các khuyến nghị “đáng tin cậy” để phát triển quân đội hơn nữa dựa trên các mối đe dọa thực sự và hạn chế về nguồn lực.
“Thành thật mà nói, có thể hơi quá dễ dàng đối với chúng ta khi lập kế hoạch cho một thứ gì đó sẽ không trở thành hiện thực,” bà Karlin nói. “Tôi không nghĩ điều đó là công bằng đối với chúng ta. Tôi cũng không nghĩ điều đó là công bằng cho những người kế nhiệm của chúng ta và cho lực lượng sau này.”
“Chúng ta phải tỉnh táo và sáng suốt về những gì chúng ta sẽ yêu cầu lực lượng của mình làm và sau đó bảo đảm rằng lực lượng có khả năng thực sự làm điều đó.”
Bà Karlin cũng nói rằng chiến lược này sẽ tìm cách giải quyết “thách thức Trung Quốc” trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, và kinh tế, đồng thời sẽ tận dụng các công nghệ đột phá thông qua Khu Dự trữ Thử nghiệm Phòng thủ Nhanh được thành lập gần đây, một sáng kiến được thiết kế để khuyến khích việc tạo mẫu và thử nghiệm để hỗ trợ các khái niệm chiến đấu chung.
Bà Karlin cho rằng,“Nếu chúng ta chỉ ngồi trong bong bóng phòng thủ, hoặc bong bóng Ngũ Giác Đài, và không xem xét những công cụ khác trong bộ công cụ đó, thì chúng ta đơn giản là sẽ không đạt được hiệu quả trong việc giải quyết [những vấn đề này].”
Ông Andrew Thornebrooke là một phóng viên của The Epoch Times, chuyên đưa tin về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc với trọng tâm là quốc phòng, các vấn đề quân sự, và an ninh quốc gia. Ông có bằng Thạc sĩ lịch sử quân sự tại Đại học Norwich.
Thanh Tâm biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: