Chi tiêu của người tiêu dùng tăng ở mức khiêm tốn trong khi lạm phát tiếp tục ở mức cao
Chi tiêu tiêu dùng – một động lực chính của nền kinh tế Hoa Kỳ – đã tăng nhẹ trong tháng 9, ngay cả khi lạm phát vẫn bị mắc kẹt ở mức cao nhất trong 30 năm trong tháng thứ tư liên tiếp và chi phí lao động trong quý thứ ba tăng ở mức cao nhất trong 20 năm.
Bộ Thương mại cho biết hôm 29/10 rằng thước đo lạm phát ưa dùng của Fed, cái gọi là chỉ số giá PCE cốt lõi, đã tăng 3.6% trong 12 tháng tính đến tháng Chín. Đó là tháng thứ tư liên tiếp mà số liệu này đã bị mắc kẹt ở mức 3.6% hàng năm—con số cao nhất trong 30 năm và cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed.
Tính theo tháng, PCE cốt lõi tăng 0.2%, giảm nhẹ so với mức 0.3% của tháng trước và là một dấu hiệu cho thấy áp lực lạm phát có thể đang giảm nhẹ.
Ngược lại, chi phí lao động của Hoa Kỳ tăng cao nhất trong quý thứ ba kể từ năm 2001, khi các doanh nghiệp tăng lương để thu hút và giữ chân người lao động trong bối cảnh khủng hoảng tuyển dụng, cho thấy lạm phát có thể tiếp tục tăng trong một thời gian. Bộ Lao động cho biết hôm thứ Sáu, Chỉ số Chi phí Việc làm, thước đo rộng rãi nhất về chi phí lao động, đã tăng 1.3% trong quý từ tháng Bảy đến tháng Chín. Đó là mức tăng lớn nhất trong thước đo chi phí lao động này trong 20 năm.
Bà Veronica Clark, một nhà kinh tế tại Citigroup ở New York, cho biết: “Trong khi việc tăng lương ban đầu tập trung ở các ngành có mức lương thấp hơn, thì gần đây áp lực tiền lương ngày càng lan rộng trên các ngành.”
Bà nói thêm: “Áp lực tăng lương đối với các ngành có mức lương tương đối cao hơn sẽ cho thấy cơ hội lớn hơn là chi phí lao động tăng, cùng với giá các nguyên liệu đầu vào khác tăng lên thông qua giá tiêu dùng cao hơn.
Bộ Thương mại cũng báo cáo vào thứ Sáu rằng chi tiêu của người tiêu dùng – chiếm khoảng 70% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) – tăng tương đối mờ nhạt 0.6% so với tháng Chín, sau khi tăng 1.0% trong tháng Tám.
Theo một báo cáo riêng của Bộ Thương mại, tính theo quý, chi tiêu của người tiêu dùng đã giảm xuống 1.6% trong quý 3 sau khi tăng mạnh 12% trong quý 2. Báo cáo này cho thấy GDP trong quý từ tháng Bảy đến tháng Chín tăng trưởng 2.0%, do chi tiêu tiêu dùng yếu. Chi tiêu cho hàng hóa lâu bền – bao gồm xe có động cơ và phụ tùng – đã giảm 26.2% so với quý 2.
Đồng thời, tỷ lệ tiết kiệm cá nhân đã giảm xuống 7.5% trong tháng Chín, mức thấp nhất trong thời đại đại dịch, cho thấy người tiêu dùng đã sử dụng đến các khoản tiết kiệm của họ để hỗ trợ chi tiêu.
Tổng hợp lại, dữ liệu cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ đã gặp phải một giai đoạn tăng trưởng yếu, ngay cả khi lạm phát vẫn ở mức cao.
Hôm thứ Sáu (29/10), Bộ trưởng Ngân khố Janet Yellen cho biết bà tiếp tục coi lạm phát là một hiện tượng do [tác động] của nguồn cung gây ra trong tạm thời sẽ bình thường hóa vào năm tới và gói chi tiêu lớn của Tổng thống Joe Biden sẽ thực sự có tác dụng chống lạm phát bằng cách làm dịu một số lệch lạc từ phía cung và thanh toán giúp một số chi phí mà các gia đình Mỹ phải đối mặt.
Bà Yellen đưa ra nhận xét trong các cuộc phỏng vấn riêng biệt trên CNN, CNBC và CBS ở Rome, nơi bà đang tham dự hội nghị G-20 của các nhà lãnh đạo toàn cầu.
TNS. Tom Cotton (Cộng Hòa-Arkansas) đã lên Twitter để bình luận về nhận xét của bà Yellen: “Vào tháng 3, bà Janet Yellen nói rằng lạm phát ‘không phải là một rủi ro đáng kể.’ Vào tháng Năm, bà ấy nói rằng nó sẽ chỉ kéo dài trong ‘vài tháng nữa.’ Bây giờ, bà ấy nói chi tiêu của ông Biden bằng cách nào đó sẽ GIẢM lạm phát. Một lần nữa, bà Yellen đã sai. Và sự tín nhiệm của bà ấy bị ảnh hưởng.”
Với nhận xét của mình, bà Yellen nói rõ rằng bà tiếp tục đứng về [quan điểm] câu chuyện lạm phát là “nhất thời”, ngay cả khi ngày càng nhiều nhà kinh tế thách thức rằng việc hình thành các dấu hiệu của áp lực giá cả đang thay đổi hành vi trong các lĩnh vực như kỳ vọng lạm phát trong tương lai, cũng như nhu cầu tiền lương ngày càng tăng và sự sẵn sàng nâng lương của các doanh nghiệp để giữ và thu hút người lao động.
Ông Tom Ozimek là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực báo chí, bảo hiểm tiền gửi, tiếp thị và truyền thông cũng như đào tạo người trưởng thành. Lời khuyên về việc viết lách hay nhất mà ông từng nghe là từ Roy Peter Clark: ‘hãy nhắm trúng mục tiêu của quý vị’ và ‘hãy để lại điều thú vị nhất ở sau cùng.’
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: