Chi tiêu của người tiêu dùng Hoa Kỳ tăng 2.1% trong tháng Một, vượt qua các dự đoán
Theo báo cáo hôm 25/02 của Cục Phân tích Kinh tế, chi tiêu của người tiêu dùng Hoa Kỳ đã tăng 2.1% trong tháng Một, bất chấp áp lực giá cả gia tăng, tỷ lệ lạm phát hàng năm ở mức cao nhất trong 40 năm, và khi người Mỹ đối phó với sự lan rộng của biến thể Omicron.
Các con số này là một sự cải thiện lớn kể từ tháng 12 /2021, khi chi tiêu tăng trở lại sau mức giảm 0.8% đã điều chỉnh vào cuối năm.
Dữ liệu gần đây cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu năm mới trên một bước tiến vững chắc, với việc các nhà tuyển dụng có thêm 467,000 việc làm vào tháng Một và doanh số bán lẻ tăng lên mức 3.8% được điều chỉnh theo mùa so với tháng 12/2021.
Thu nhập cá nhân không thay đổi trong tháng, sau khi khoản tín thuế trẻ em hàng tháng của chính phủ liên bang hết hạn, bù lại mức lương tăng 0.5%.
Chi tiêu của người tiêu dùng đang được hỗ trợ bởi tiết kiệm lớn và tăng trưởng tiền lương mạnh mẽ trong bối cảnh thị trường lao động thắt chặt, bù đắp cho việc giảm trợ cấp của chính phủ cho các hộ gia đình vào tháng Một.
Chi tiêu của người tiêu dùng thực tế đã tăng trở lại 1.5% trong tháng Một, với các con số được điều chỉnh theo lạm phát.
Chi tiêu được dẫn dắt bởi việc mua xe cộ, hàng hóa không lâu bền, và hàng hóa giải trí, cũng như chi tiêu cho việc sưởi ấm trong bối cảnh nhiệt độ ở mức đóng băng trên khắp các vùng của đất nước.
Tuy nhiên, lạm phát gia tăng đang khiến người tiêu dùng phải đắn đo về việc rời khỏi nhà hoặc mua sắm lớn. Nhưng các nhà kinh tế vẫn lạc quan rằng chi tiêu của người tiêu dùng sẽ tăng trong năm nay khi nỗi lo về đại dịch giảm dần và các hộ gia đình chi tiêu hết khoản tiết kiệm tích lũy của họ.
Chi tiêu gia đình tăng trong quý này có thể cho thấy dấu hiệu tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, vì ở Hoa Kỳ, chi tiêu tiêu dùng chiếm khoảng 2/3 nền kinh tế.
Chỉ số giá chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân (PCE), mà cơ quan này sử dụng để đo lường lạm phát, đã tăng lên 6.1% trong tháng Một. Mức tăng là lớn nhất kể từ tháng 02/1982 và theo sau mức tăng 5.8% so với cùng thời kỳ năm trước vào tháng 12.
Loại trừ các thành phần thực phẩm và năng lượng dễ biến động giá, chỉ số giá PCE đã tăng 0.5% sau khi tăng 0.5% trong tháng 12.
Chỉ số giá PCE cốt lõi tăng 5.2% so với cùng thời kỳ năm 2021 vào tháng 01/2022, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 04/1983, sau khi năm 2021 tăng 4.9% trong 12 tháng đến tháng 12/2021.
Bộ Thương mại đã cho thấy sự thúc đẩy nền kinh tế hơn nữa, với một báo cáo hôm 25/02— cho thấy các đơn đặt hàng đối với hàng hóa tư liệu sản xuất phi quốc phòng, không bao gồm máy bay, được nhiều người coi là một dự báo tốt cho tăng trưởng — tăng 0.9% vào tháng trước.
Đơn đặt hàng của các hàng hóa tư liệu sản xuất đã tăng 0.4% trong tháng 12/2021, thấp hơn mức dự báo trước đó là tăng 0.5%.
Các lô hàng tư liệu sản xuất cốt lõi, được sử dụng để tính toán chi tiêu thiết bị trong các phép đo GDP, đã tăng 1.9% vào tháng trước sau khi tăng 1.6% trong tháng 12.
Chi tiêu kinh doanh cho thiết bị tăng trở lại trong quý IV năm 2021 sau khi bị cản trở bởi tình trạng thiếu xe hơi trong quý III năm 2021, do sự thiếu hụt toàn cầu về chất bán dẫn được sử dụng trong sản xuất xe.
Đơn đặt hàng xe hơi và xe tải giảm 0.4% sau khi tăng 1.8% trong tháng 12/2021.
Đơn đặt hàng máy bay dân dụng tăng 15.6% trong tháng Một sau khi tăng 23.9% trong tháng 12/2021.
Đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền, bao gồm các mặt hàng như máy bay đến máy nướng bánh mì kéo dài từ 3 năm trở lên, đã tăng 1.6% vào tháng trước sau khi tăng 1.2% trong tháng 12, thúc đẩy bởi mức tăng 3.4% trong đơn đặt hàng thiết bị giao thông, tiếp theo mức tăng 1.7% vào tháng 12/2021.
Tuy nhiên, mối đe dọa về một cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine trong bối cảnh đang gây ra sự gián đoạn trên thị trường năng lượng toàn cầu và có thể đẩy giá xăng của Hoa Kỳ lên cao hơn nữa.
Các biện pháp trừng phạt gần đây của Hoa Kỳ và Âu Châu đối với Nga vì cuộc xâm lược Ukraine đang ảnh hưởng đến giá nhiên liệu trên toàn thế giới trong bối cảnh nguồn cung không chắc chắn.
Dự án đường ống Nordstream 2 nối Đức và Nga để cung cấp khí đốt tự nhiên cho Âu Châu, cũng đã bị đình chỉ trong thời điểm hiện tại.
Hôm 24/02, lần đầu tiên sau gần 8 năm, giá dầu thô Brent, tiêu chuẩn quốc tế, tăng trên 100 USD/thùng, trước khi giảm xuống khoảng 98,7 USD/thùng hôm 25/02 do xung đột Ukraine.
Theo Moody’s Analytics, giá dầu ở mức 100 USD/thùng sẽ cắt giảm 0.1% so với tăng trưởng GDP trong quý II và cắt giảm 0.5% trong quý III năm 2021.
Lạm phát, vốn đã cao hơn mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang, có thể tiếp tục tăng lên do cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Báo cáo hàng hóa vốn cốt lõi tích cực tháng trước có thể là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ có thể duy trì đà mở rộng khi Fed bắt đầu tăng lãi suất vào tháng tới để dập tắt lạm phát và cung cấp một vùng đệm tài chính khỏi cuộc xung đột ở nước ngoài.
Lần tăng lãi suất đầu tiên từ ngân hàng trung ương dự kiến vào tháng Ba và có thể là lần đầu tiên trong số 7 lần tăng lãi suất được dự đoán trong năm nay.
Ông Bryan S. Jung là người bản xứ và cư trú tại Thành phố New York với kiến thức chuyên sâu về chính trị và pháp luật. Ông tốt nghiệp Đại học Binghamton.
Vân Du biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: