Chi tiết vụ cựu Phó Bí thư Đảng ủy Phòng Tư pháp Hồ Bắc Trình Dĩnh bị phanh phui
Gần đây, văn bản phán quyết của phiên tòa sơ thẩm xử Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp chế và Chính trị Hiệp thương Tỉnh Hồ Bắc, Cựu Phó Bí thư Đảng ủy Phòng tư pháp Hồ Bắc, Cựu Bí thư Đảng ủy Cục quản lý Trại giam tỉnh Hồ Bắc, Trình Dĩnh, đã được công bố.
Ông này bị buộc tội nhận hối lộ 29 lần, và bị xử 10 năm tù. Trong thời gian ông Trình làm việc ở các nơi như Thành phố Hàm Ninh, Phòng tư pháp tỉnh Hồ Bắc, Cục quản lý trại giam, thì đều tích cực tham gia bức hại học viên Pháp Luân Công.
Ngày 2/10, trang mạng Tài liệu [Tòa án] Xét xử của Trung Quốc công bố bản án cho phiên sơ thẩm. Ông Trình bị buộc tội, từ đầu năm 2006 đến đầu năm 2015, khi nhậm chức Phó Bí thư Thành ủy Hàm Ninh, Cục trưởng – Bí thư Đảng ủy Cục quản lý Trại giam tỉnh Hồ Bắc, lợi dụng chức vụ để kiếm lợi cho bản thân từ việc thăng tiến chức vụ, nhận công trình và điều động công tác của người khác, tổng cộng đã nhận tiền phi pháp 29 lần với tổng số tiền là 3.95 triệu Nhân dân tệ (NDT) và 20 nghìn USD. Vì tội nhận hối lộ mà ông Trình bị xử 10 năm tù, phạt tiền 500 nghìn NDT.
Ông Trình năm nay 65 tuổi, từ tháng 11/2008 nhậm chức Phó trưởng phòng – Phó Bí thư Đảng ủy Phòng tư pháp Hồ Bắc, Cục trưởng – Bí thư Đảng ủy Cục quản lý trại giam tỉnh (tháng 12/2011 chính thức lên cấp trưởng phòng); từ tháng 1/2015, nhậm chức Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp chế và Chính trị Hiệp thương tỉnh Hồ Bắc. Ngày 5/9/2017, ông này bị thông báo là đã ngã ngựa; ngày 30/11 cùng năm, do bị nghi nhận hối lộ và tạm giam; ngày 2/12 cùng năm, lại một lần nữa có thông báo, và bị bắt giữ ngày 14/12; ngày 9/1/2019 bị khởi tố và bị khai trừ khỏi đảng [ĐCSTQ] và tước bỏ chức vụ.
Lúc đó trong thông báo chỉ ra, sau khi ông Trình được biết sẽ bị điều tra, thì thông đồng với những người có liên quan để che đậy lời khai; ông này nhận một lượng lớn tiền và quà; chiếm nhiều nhà ở và phúc lợi, dung túng cho vợ làm các việc kiếm lợi trong phạm vi quản hạt của mình; che đậy không báo cáo nhiều ngôi nhà của gia đình mình; vì bản thân ông vi phạm kỷ luật và pháp luật một cách nghiêm trọng, khiến việc vi phạm pháp luật tại hệ thống quản lý trại giam tỉnh Hồ Bắc diễn ra thường xuyên.
Trình Dĩnh và vợ cùng nhận hối lộ
Trong phán quyết nêu trên còn nhiều lần nhắc đến người vợ họ Triệu của ông Trình.
Tháng 10/2011, bà Triệu và một người họ Tiêu cùng nhau thành lập Công ty TNHH Công nghệ Trí Đạt Sâm (gọi tắt là Công ty Trí Đạt Sâm), bà Triệu là người trực tiếp trả tiền và quản lý trên thực tế; nửa cuối năm 2011, để được nhận dự án Nhà ở giá rẻ Nhà tù Tương Bắc, Tổng giám đốc [mang họ] Cung của Công ty TNHH bất động sản Vĩnh Lợi đã ủy thác cho bà Triệu giúp liên hệ với ông Trình. Ngày 26/12/2012, để cảm ơn, ông Cung chuyển khoản 1 triệu NDT qua ngân hàng cho một người họ Phó, rồi bà Triệu lại chuyển 1 triệu NDT này vào tài khoản ngân hàng của em gái mình, và dùng danh nghĩa của em gái mình để mua nhà.
Đầu năm 2012, để được nhận dự án công trình xây dựng hệ thống thông tin của một trại giam nào đó, Tổng giám đốc Du của Công ty TNHH Công nghệ Trường Sa Dực Kỳ đã thông qua người họ Tiêu nói ở trên giới thiệu để tìm đến bà Triệu, rồi lại đến làm quen với ông Trình. Để cảm ơn, Tổng giám đốc Du lại chuẩn bị tặng hai người 1 triệu NDT. Sau đó, bà Triệu lại mượn tài khoản của Công ty TNHH Thương mại Thông Đạt Bá An, Vũ Hán, dưới tên một người họ Uông, dùng lý do giả là cung cấp hàng hóa để thu nhận 1 triệu NDT của Công ty TNHH Cổ phần Ngân Giang.
Đầu năm đó, để được nhận dự án thông tin hóa trại giam Thiên Kiến Tương Bắc, Tổng giám đốc họ Bành của Công ty TNHH Cổ phần Sino Technology và một người họ Hồ, nhờ bà Triệu giới thiệu giúp làm quen ông Trình. Sau đó để cảm ơn, Công ty Sino Technology đã ký một hợp đồng giả với Công ty Trí Đạt Sâm, và gửi 800 nghìn NDT; trước tết năm mới 2012, để cảm ơn bà Triệu và ông Trình, Giám đốc nghiệp vụ của hệ thống thông tin Công ty Sino Technology đã tặng bà Triệu 200 nghìn NDT tiền mặt.
Nửa cuối năm 2015, ông Trình sợ sự việc bại lộ, nên bảo bà Triệu trả lại tiền, bà Triệu trả lại ông Hồ 200 nghìn NDT kể trên, và trả lại ông Bành 700 nghìn NDT.
Trình Dĩnh tích cực tham gia bức hại Pháp Luân Công
Trong thời gian ông Trình nhậm chức ở Phòng tư pháp tỉnh Hồ Bắc, Cục quản lý trại giam và Thành phố Hàm Ninh, thì đều tích cực tham gia bức hại Pháp Luân Công. Ông ta nhiều lần bị “Tổ chức quốc tế điều tra bức hại Pháp Luân Công” (gọi tắt là Tổ chức điều tra quốc tế) và Minh Huệ Net liệt vào một trong những người bị nghi ngờ là lãnh đạo chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc bức hại các học viên Pháp Luân Công.
Trong báo cáo của Tổ chức Điều tra Quốc tế, Cục Quản lý Trại giam tỉnh Hồ Bắc và Cục Lao động cưỡng bức của tỉnh (hệ thống trại lao động cưỡng bức đã bị giải thể năm 2013) thuộc Cục Tư pháp tỉnh Hồ Bắc, quản lý một số nhà tù lớn và những trại lao động cưỡng bức trước đây của tỉnh này, những nhà tù, trại lao động này và các và các bệnh viện nhà tù đều giam giữ phi pháp và bức hại rất nhiều học viên Pháp Luân Công. Ông Trình là cựu Cục trưởng Cục quản lý nhà tù tỉnh, nên đối với việc này trách nhiệm của ông này là không thể tránh khỏi.
Các cai ngục thuộc nhà tù Phạm Gia Đài, huyện Sa Dương bức hại tàn khốc học viên Pháp Luân Công dưới sự quản lý của ông Trình, Tổ chức điều tra quốc tế đã đưa ra thông cáo vào ngày 18/6/2013 và 24/2/2015, lập án điều tra trách nhiệm cầm đầu của ông Trình. Trong đó thông cáo ngày 24/2/2015 chỉ ra, 4 khu giam giữ của nhà tù Phạm Gia Đài, huyện Sa Dương là trại tập trung bức hại học viên Pháp Luân Công; kể từ khi thành lập vào tháng 4/2002 đến nay, 4 khu giam giữ này đã giam giữ phi pháp hơn 200 học viên Pháp Luân Công, ngoài việc tra tấn bạo lực và cưỡng chế tẩy não ra, còn tiến hành bức hại bằng [tiêm] thuốc.
Tháng 12/2009, Minh Huệ Net đưa tin, Công ty TNHH Tập đoàn Sở Viên trực thuộc Cục quản lý trại giam tỉnh Hồ Bắc là một nhà xưởng bóc lột nặng nề cưỡng ép các nhà tù bắt các học viên Pháp Luân Công làm việc như nô lệ, một lượng lớn các học viên Pháp Luân Công cả nam lẫn nữ (bao gồm cả những người 60, 70 tuổi) bị bắt làm không công các việc như đốt lò gạch, mài đồ ngọc, tết các nút dây Trung Quốc (một loại nút dây trang trí – đặc trưng của văn hóa Trung Hoa), làm đũa dùng một lần, v.v.
Ngày 1/7/2019 Minh Huệ Net đưa tin, trong thời gian ông Trình nhậm chức ở Thành phố Hàm Ninh, nhất là trong thời gian giữ chức Trưởng Ban tổ chức Thành phố Hàm Ninh, không lâu sau ngày 20/7/1999, ở khắp nơi trên toàn Trung Quốc vẫn còn chưa mở các lớp tẩy não bức hại Pháp Luân Công trên diện rộng, ông Trình đã lợi dụng quyền lực trong tay, chỉ huy và thao túng thành phố Hàm Ninh tổ chức cái gọi là “lớp học” (thực chất là lớp tẩy não) để bức hại Pháp Luân Công một cách điên cuồng. Lúc đó lớp tẩy não đều do Ban tổ chức của thành phố này cầm đầu tổ chức thực thi, lúc đó ông Trình là Trưởng Ban tổ chức đã khởi tác dụng then chốt trong đó.
Bản tin cho thấy, trong thời gian ông Trình nhậm chức ở thành phố Hàm Ninh, đã tiến hành cưỡng bức lao động tùy tiện đối với các học viên Pháp Luân Công. Trong đó các học viên Pháp Luân Công bị bắt lao động cưỡng bức gồm có:
Xích Bích: Trung Thủ Bang, Châu Quốc Cường, Trấn Vũ, Trịnh Ngọc Linh (đã bị bức hại qua đời), Lôi Thắng Bình, Trần Tài Vượng, Cung Phẩm Nam (đã bị bức hại qua đời), v.v.
Ôn Tuyền (Nội Mông Cổ): Dương Đông Hương, Thái Huệ Lan, Từ Trưởng Hồng, Trần Kiến Bình, Đào Tịch Trân, Lý Mẫn Tài, Lưu Ái Dân (đã bị bức hại qua đời), Uông Lễ Địch, Thạch U Yến, Trần Tân Hoa, Trần Khiêm, Châu Khắc Lợi (đã bị bức hại qua đời), Thái Xuân Chi, Trần Vệ Quần, Trần Ích Quần, Trần Lợi Quần, Chương Kỳ, Trần Tịch Dung, Hứa Hàn, Hồ Vỹ, Lý Học Hồng, Ngô Vệ Hoa, Tô Hiểu Liên, Lý Kiến Huy, Nhậm Huệ Phương, Cao Chí v.v.
Huyện Gia Ngư (Hàm Ninh): Hà Bình, Vương Quốc Bình, Vương Kim Yến.
Quận Hàm An (Hàm Ninh): Phùng Tiểu Mễ, La Anh, Lý Hồng Hà, Tăng Khánh Xuân, Hướng Đức Bân, Lưu Xã Hồng, v.v
Huyện Thông Thành: Hồng Hải Hoa, Hạ Thế , La Nhạc Phong, Trương Trực Lâm, v.v;
Huyện Sùng Dương: Uông Nghĩa Viên, Lý Thế Văn, v.v.;
Huyện Thông Sơn: Thẩm Nguyên Cát, v.v.
Theo thống kê không hoàn chỉnh của Minh Huệ Net, có 323 học viên Pháp Luân Công ở thành phố Hàm Ninh bị bắt lao động cưỡng bức, trong đó người nhỏ tuổi nhất là 21 tuổi, người lớn tuổi nhất là 67 tuổi.
Từ 11/10 đến 13/10 năm 2003, “Tết văn hóa trúc Trung Quốc đầu tiên”, Giang Trạch Huệ, em gái của Giang Trạch Dân, kẻ đầu sỏ bức hại Pháp Luân Công cũng đến, các học viên Pháp Luân Công treo các biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp Hảo”, “Chân Thiện Nhẫn Hảo”, “Toàn cầu xét xử Giang Trạch Dân” trên các cột điện dọc theo con đường tham quan du lịch, trên sườn dốc hai bên đường dùng sơn xịt vẽ các chữ lớn “Toàn cầu xét xử Giang Trạch Dân, chấm dứt bức bức hại Pháp Luân Công”. Từ ngày 9/10, chính quyền thành phố Hàm Ninh điều động một lượng lớn cảnh sát tiến hành khám nhà, bắt bớ một lượng lớn các học viên Pháp Luân Công ở địa phương, ngay hôm đó bắt giữ hơn 10 người. Trong đó, học viên Pháp Luân Công Từ Ngọc Phong đã bị bức hại qua đời trong đợt khám nhà, bắt giữ phi pháp quy mô lớn này, tội của Trình Diễn khó mà thoát được.
Thanh Phong biên dịch