Chi tiết về Omicron BA.5: Mô hình mới tiết lộ nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm cao
Khoa Y Li Ka Shing của Đại học Hồng Kông (HKUMed) đã sử dụng các mô hình cơ quan hô hấp của con người để nghiên cứu về khả năng lây nhiễm và nhân lên của COVID-19 Omicron BA.5 và các biến thể khác trong đường hô hấp của con người.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy cơ chế đằng sau khả năng lây nhiễm và lây truyền cao của các biến thể BA.5.
Nghiên cứu đã được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.
So với các biến thể coronavirus trước đó, khả năng lây truyền của biến thể Omicron COVID-19 có khả năng lây nhiễm cao được cho là do sự trung hòa của các kháng thể, dẫn đến sự trốn thoát miễn dịch. Trốn thoát miễn dịch xảy ra khi miễn dịch không thể nhận biết đầy đủ và loại bỏ mầm bệnh. Do đó, biến thể Omicron có nguy cơ nhiễm trùng đột ngột hoặc tái nhiễm trùng tăng lên.
Các nhà khoa học đã xem xét liệu quá trình tiến hóa của virus COVID-19 có làm tăng khả năng phát triển và nhân lên trong tế bào hô hấp của con người hay không, dẫn đến khả năng lây truyền cao hơn hay liệu các biến thể Omicron đã thích nghi tốt với tế bào hô hấp của con người hay chưa.
Để mở khóa bí ẩn, Giáo sư Hans Clevers từ Viện Hubrecht, Tiến sĩ Zhou Jie và nhóm nghiên cứu của Giáo sư Yuen Kwok-yung đã cùng nhau nghiên cứu. Họ đã tạo ra cơ chế nuôi cấy cơ quan hô hấp (organoid) đầu tiên trên thế giới trực tiếp từ mô phổi và tế bào mũi ban đầu.
Organoid là phiên bản 3D thu nhỏ và đơn giản hóa của một cơ quan được tạo ra trong phòng thí nghiệm bằng cách dùng các tế bào lấy từ mô người, tế bào gốc, v.v. Mô hình này nhằm mục đích nghiên cứu cách một cơ quan sẽ phản ứng và hoạt động.
Sự phát triển dạng cơ quan như vậy đã trở thành công cụ tốt nhất để nghiên cứu sinh học của đường hô hấp và các bệnh, bao gồm cả COVID-19.
Bằng cách phát triển các cơ quan hô hấp trưởng thành và ổn định với cùng các thuộc tính chính của đường hô hấp ở người, nhóm nghiên cứu đã có thể quan sát sự lây nhiễm và sao chép của chủng virus tổ tiên của hai biến thể Omicron SARS-CoV-2 (WT): B .1.1.529 và BA.5 trong đường hô hấp và niêm mạc mũi được nuôi cấy.
Họ phát hiện ra rằng nồng độ virus được tạo ra sau khi các cơ quan người bị nhiễm BA.5 cao hơn đáng kể so với chủng SARS-CoV-2 (WT) và B.1.1.529 của chủng tổ tiên.
Khả năng sao chép đạt tương đương virus cúm H1N1 (H1N1pdm) đã gây ra đại dịch cúm.
Nhóm nghiên cứu y tế cũng đã nhuộm màu miễn dịch cơ quan nhiễm bệnh và quan sát bằng kính hiển vi đồng tiêu.
Số lượng tế bào lây truyền virus trong các cơ quan đường thở và mũi bị nhiễm BA.5 đã gia tăng đáng kể so với số lượng các cơ quan bị nhiễm WT và B.1.1.529.
Kết quả cho thấy rằng các tế bào biểu mô đường thở và mũi của người bị nhiễm BA.5 đã hình thành hợp bào dễ dàng quan sát thấy, trong khi các tế bào bị nhiễm WT và B.1.1.529 không thể hình thành hợp bào. Hiện tượng hợp bào xảy ra khi hai hoặc nhiều tế bào hợp nhất với nhau để tạo thành một tế bào khổng lồ.
Tóm lại, nghiên cứu HKUMed đã tiết lộ một cơ chế mới về khả năng lây nhiễm cao của Omicron BA.5. Sự phát triển của cơ quan hô hấp nuôi cấy đã cung cấp một công cụ mạnh mẽ để nghiên cứu sinh học hô hấp và bệnh tật với bằng chứng khoa học sẽ giúp hướng dẫn các quyết định chính sách y tế công cộng trong tương lai.
Tú Liên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times.