Charles Dickens: Cuộc đời được ‘tiểu thuyết hóa’ sau khi tác giả qua đời
Charles Dickens là một nhà văn và nhà phê bình xã hội người Anh. Ông đã tạo ra một số nhân vật hư cấu nổi tiếng nhất thế giới và được nhiều người coi là tiểu thuyết gia vĩ đại nhất của thời đại Victoria với những tác phẩm bất hủ: “Oliver Twist”, “David Copperfield”, “A Christmas Carol”… Tuy nhiên, những năm sau khi ông qua đời, người ta đã càng ngày càng hư cấu nhân vật Dicken, cả trong các tác phẩm được xuất bản công khai lẫn trong các tác phẩm được lưu hành riêng trong cộng đồng những người hâm mộ.
Khi Charles Dickens qua đời vào ngày 06/09/1870, các tờ báo ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương đã coi sự ra đi của ông là một mất mát lớn và họ đề quốc tang ông. Họ nói rằng những nhân vật trong tiểu thuyết của ông đã tạo nên là một phần quan trọng trong di sản nghệ thuật của mình, họ viết rằng: “chúng ta đã cười với Sam Weller, với bà Nickleby, với Sai Rey Gamp, với Micawber.” Bản thân Dicken cũng là chủ đề của một cuốn tiểu thuyết về cuộc đời ông. Tuy nhiên những năm sau ngày ông qua đời, những người của thời đại Victoria đã càng ngày càng hư cấu nhân vật Dicken, cả trong các tác phẩm được xuất bản công khai lẫn trong các tác phẩm được lưu hành riêng trong cộng đồng những người hâm mộ.
Đám tang riêng tư của gia đình Dicken tại Tu viện Westminster đã khiến các nhà báo hụt hẫng vì thiếu thông tin và để lấp đầy mảnh ghép đó, họ đã tạo ra vài cảnh tượng hư cấu về đám tang để khiến họ thỏa mãn hơn về mặt cảm xúc. Tờ London Penny Illustrated Paper đã tái hiện một cách trực quan đám tang, tạo nên một tấm hình minh hoạ lớn mô tả sự kiện đông đúc của công chúng trong đám tang ông.
Dưới đó là tiêu đề “Charles Dicken Là Niềm Vinh Hạnh Của Quốc Gia” mặc dù thừa nhận hình ảnh là hư cấu, nhưng họ đã lập luận rằng: “Một lễ tang như được mô tả trong Engraving chắc chắn sẽ thể hiện tốt nhất tình cảm sâu sắc của quốc gia đối với sự ra đi đầy thương tiếc này.”
Tuy nhiên, việc xuất bản cuốn sách “Cuộc đời của Charles Dicken” do John Forster viết năm 1972 -1974 đã đánh dấu một bước ngoặt trong việc tạo nên một nhân vật Dickens được tiểu thuyết hóa. Những độc giả thời Victoria giờ đã có một cuốn tiểu sử đầy đủ từ khi sinh ra tới khi mất của Dickens, được một người bạn đã biết ông trong suốt thời kỳ trưởng thành của ông. Cùng với lời tựa cho cuốn tiểu thuyết “David Copperfield” của Dicken viết năm 1849 -1850 đã khuyến khích độc giả nghĩ rằng nó là một cuốn bán tự truyện. Tuy nhiên, phải tới khi cuốn tiểu sử của Forster viết, toàn bộ mức độ tương đồng giữa Dickens và nhân vật tiểu thuyết Copperfield mới được công khai.
Việc tiết lộ rằng Dickens đã thực hiện hành vi lao động trẻ em trong một nhà kho tối đen khi cha ông bị bỏ tù vì nợ, trước khi nổi tiếng quốc tế ở tuổi 20, đã tạo nên một câu chuyện để đời cho Forster mà báo chí mô tả là đối thủ với “cuốn tiểu thuyết ăn khách nhất” của Dickens.
Bần cùng thành Giàu sang
Ấn bản “Life” của Forster do Chapman & Hall xuất bản năm 1897 có 28 hình minh hoạ do Fred Barnard vẽ. Có một hình ảnh đầy cảm xúc vẽ Dickens khi còn là một cậu bé làm việc trong một nhà kho tối tăm.
Dickens đã viết về mình vào thời điểm này, mà cuốn tiểu sử của Forster là nguồn duy nhất còn lại của chúng ta. Trong đoạn tự truyện này, Dickens mô tả cách ông được đưa xuống làm việc cùng với các cậu bé khác trong nhà kho. Cậu cẩn thận không để họ thấy sự đau khổ của mình, và đảm bảo rằng cậu cũng làm việc chăm chỉ như họ. Tuy nhiên, những gì Bernard vẽ lại là hình ảnh cậu bé cô đơn, tuyệt vọng và có lẽ là kiệt sức ở nhà kho và trong cuốn tiểu thuyết cũng không mô tả về đoạn này. Hình ảnh gần giống với nhân vật tiểu thuyết của Dickens về ngày đầu tiên ở nhà kho trong cuốn “David Copperfield.”
Trong cuốn tiểu thuyết, anh chàng Copperfield trẻ tuổi viết: “Tôi hoà nước mắt của mình với nước rửa những chiếc chai thuốc nhuộm đen.” Barnard đã nâng cao và diễn tả cảm xúc riêng tư mà Dicken viết trong phần tự truyện để tạo ra một hình ảnh hư cấu. Khi làm như vậy ông đã làm mờ đi ranh giới giữa Dickens thực và nhân vật tiểu thuyết Copperfield.
Dùng tranh minh hoạ (Grangerization) trong các cuốn sách rất phổ biến thời Victoria. Các hình minh hoạ được tạo ra để minh hoạ thêm về cuộc đời của Dickens, được vẽ bởi họa sĩ Frederick W.Pailthorpe vẽ về cuộc đời Dickens trong 14 tệp Grangerrization của cuốn “Life” của Forster, được cất giữ ở Thư Viện Anh.
Một trong số những bức họa này dường như được tạo ra vì sở thích cá nhân và mang tính riêng tư lưu truyền giữa những người hâm mộ Dickens, thay vì để xuất bản. Còn có một bức phác họa cậu bé Dickens cúi chào một người bạn của cha mình.
Hình ảnh này dựa trên một sự kiện mà Forster mô tả là diễn ra ở nhà kho nơi Dickens làm việc. Nhưng trong bức vẽ của Paithorpe lại đưa cậu bé Dickens tới trước nhà của John Dryden, một nhà thơ lớn mà bên cạnh ông chính là Dickens sẽ được chôn cất trong Tu viện Westminster. Khi làm như vậy, Pailthorpe tạo ra một câu chuyện trong đó Dickens luôn được an bài sẵn cho sự vĩ đại trong văn học.
Tiểu thuyết tiểu sử và Tiểu thuyết nhân vật đời thực
Trong thế kỷ 21, độc giả đã nhận xét về sự tương đồng giữa các câu chuyện tiểu thuyết mà chị em nhà Bronte đã viết về những nhân vật có ngoài đời thực như Công tước Wellington và các nhân vật hư cấu của người hâm mộ. Trong tác phẩm “Chân dung ông W.H” của Oscar Wilde tập trung vào một loạt những người mà những suy đoán tiểu sử của họ về cuộc đời của Shakespeare được tiểu thuyết hoá.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu học thuật gần đây về tiểu thuyết đã mô tả việc này ra đời “chủ yếu vào thế kỳ 20″. Các bài báo dạng tiểu thuyết hư cấu của người hâm mộ được gọi là “hư cấu người thật” chủ yếu tập trung vào nó như một sản phẩm của văn hóa internet (đồng thời cũng lưu ý rằng rất nhiều vở kịch của Shakespeare cũng tiểu thuyết hóa người thật)
Công việc lưu trữ trên báo chí của người thời Victoria và trên các phản hồi mang tính nửa riêng tư của độc giả như các cuốn sách được minh họa, có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của việc hư cấu tiểu sử trong văn hoá thời Victoria. Nó thể hiện một thời kỳ lịch sử lâu dài và đa dạng hơn về mong muốn của con người trong việc tái tạo lại các nhân vật nổi tiếng đương thời theo tưởng tượng. Nó cũng cho thấy rằng một phần di sản sáng tạo của Dickens, và cả những tác phẩm của chính ông là những hình thức sáng tác mà cuộc đời ông đã truyền cảm hứng cho người khác sáng tạo.
Lucy Whitehead là nhà nghiên cứu ứng cử viên tiến sĩ tại trường Anh ngữ, Truyền thông và Triết học tại Đại học Cardiff ở Vương quốc Anh. Bài báo này được xuất bản lần đầu tiên trên The Conversation.
Thuần Thanh biên dịch
Xem thêm: