Châm cứu: Phương pháp thần kỳ có thể giảm đau, chữa bệnh và cải tử hoàn sinh
Châm cứu là phương pháp trị liệu truyền thống của Trung y, được phân làm hai bộ phận là “Châm” và “Cứu”. Nhiều người biết rằng, châm cứu có thể giảm đau. Bốn mươi năm trước, Trung Quốc đại lục đã phát triển phương pháp dùng thuật châm cứu gây mê, hỗ trợ Tây y khi thực hiện phẫu thuật. Không những vậy, châm cứu còn có tác dụng trong việc trị liệu các loại bệnh như ung thư, xuất huyết… và sơ cứu. Trung Quốc cổ đại có nhiều phương pháp trị bệnh bằng châm cứu vô cùng thần kỳ, tiếc rằng hiện nay đã dần biến mất.
Châm cứu là gì?
Châm cứu là hai loại phương pháp trị liệu của Đông y: Một là Châm, hai là Cứu.
- Thuật “Châm” của châm cứu
Theo ghi chép trong Hoàng đế nội kinh, có chín loại kim châm cứu, được gọi là “Cửu châm”.
Người hiện đại thường dùng Hào châm (Kim nhỏ), Trường châm (Kim dài), Phong châm (Kim tam lăng). Hào châm và Trường châm thường dùng để châm cứu vào các huyệt đạo, Phong châm dùng để lấy máu.
Hào châm và Trường châm có thể nâng, cắm hoặc xoay chuyển trong huyệt vị, dùng để kích thích huyệt đạo làm các dây thần kinh hoạt động đạt được hiệu quả trị liệu. Phong châm, chính là tận dụng đầu nhọn của kim chích vào huyệt đạo để có thể lấy máu ra ngoài, đạt được hiệu quả chữa trị các loại bệnh mãn tính, khó chữa.
- Thuật “Cứu” trong Châm cứu
“Cứu” chính là dùng sức nóng của lá ngải để xông đốt tại huyệt vị. Tận dụng nhiệt độ của lá ngải và tinh dầu của cây khi sao đốt để kích thích sự hoạt động của các huyệt vị và đạt tới hiệu quả trị bệnh.
Câu chuyện về tác dụng kỳ diệu của thuật châm cứu thời cổ đại
Câu chuyện thần kỳ về thuật châm cứu trị bệnh thời cổ đại nổi tiếng nhất chính là câu chuyện về danh y Biển Thước trị bệnh “Thi Khuyết” giúp thái tử nước Quắc cải tử hoàn sinh. Thi Khuyết chính là căn bệnh ngày nay gọi là “Đột quỵ não”. Trong trường hợp dùng châm cứu trị liệu thần kỳ, điều then chốt là cần phán đoán chính xác khi khám bệnh.
Chuyện kể rằng, khi Biển Thước chu du các nước, có đi qua nước Quắc thi hay tin thái tử tử vong. Sau khi thăm khám, ông phán đoán thái tử chưa chết, chỉ là tạm thời bế khí, thuộc về chứng Thi Khuyết, có thể dùng phương pháp châm cứu để trị khỏi. Khi đó, một vị cũng am hiểu và yêu thích làm về y thuật tên Trung Thứ Tử lập tức cho rằng đó là chuyện hoang đường và chê cười ông. Không để ý tới lời của vị thầy thuốc nọ, sau khi nghe ngóng và phân tích tình trạng bệnh tật của thái tử, Biển Thước để Trung Thứ Tử tự kiểm tra và sờ lên thi thể bệnh nhân xem có những triệu chứng như ông nói không, chẳng hạn như nhiệt độ ở háng và thân thể. Sau khi được vua đồng ý, Danh y bắt đầu trị bệnh cho thái tử.
Ông nói đệ tử chuẩn bị mài kim, lấy “Tam dương ngũ hội” (Chính là huyệt Bách Hội, là nơi giao hội của Tam Dương Kinh ở trên đầu), sau khi châm kim vào, thái tử liền tỉnh lại; sau đó lại “ôn cứu” ở hai bên sườn, thái tử có thể ngồi dậy. Ông lại yêu cầu thái tử kết hợp trị liệu trong sinh hoạt hằng ngày, để âm dương được điều hòa thích đáng, sau khi uống khoảng 20 ngày thuốc bắc, thái tử hoàn toàn bình phục.
Hầu hết mọi người đều biết, hiệu quả giảm đau của châm cứu là vô cùng rõ rệt. Bốn mươi năm trước, tại Trung Quốc đại lục đã phát triển việc tận dụng thuật châm cứu để gây mê, hỗ trợ các ca phẫu thuật của tây y. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong những ứng dụng hiệu quả của phương pháp trị liệu này. Thực tế, châm cứu là có thể dùng để “trị bệnh” ví dụ điều trị khối u, loại bỏ ứ huyết, cầm máu…, đây đều là thế mạnh của thủ thuật này.
Nguyên lý trị bệnh của châm cứu là gì? Rất khó để kiểm tra và thăm dò bằng phương pháp y học hiện đại
Nhìn nhận từ hiệu quả giảm đau và trị bệnh thực tế, châm cứu có thể thay đổi bộ phận bị kích thích và giúp khí huyết ở những vị trí xa hơn lưu thông. Nếu huyết có thể lưu thông, đương nhiên có thể giảm đau và có thể trị bệnh.
Nó có thể thông qua phương thức “truyền đạt thông tin thần kinh” để cải biến trạng thái tuần hoàn máu
Châm cứu có thể kích thích sự giãn nở của mạch máu, tăng bán kính các mạch máu tại vị trí cục bộ và ở nơi xa của huyết quản, làm lưu lượng máu tăng lên 4 lần khi bán kính tăng lên; bán kính của huyết quản vì được kích thích bằng châm cứu và mở rộng từng chút từng chút, từ đó làm số lần lưu thông của dịch huyết tăng lên. Bất kể châm cứu ở vị trí nào, các mạch máu tại vị trí cục bộ và những nơi xa hơn đều được mở rộng, lưu lượng máu tăng lên, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đưa dưỡng chất và oxy đi đến các bộ phận, những chất thải cũng được đưa ra khỏi cơ thể từ vị trí phát bệnh, từ đó các cơn đau chấm dứt và đạt tới hiệu quả trị liệu.
Kinh lạc, mặc dù không nhìn thấy nhưng không có nghĩa là không có
Cơ thể người có 12 đường kinh lạc (Lần lượt là Thủ Tam Âm Kinh, Thủ Tam Dương Kinh, Túc Tam Âm Kinh, và Túc Tam Dương Kinh). Có ác kinh lạc bên trong và bên ngoài tương hỗ, ví dụ Phế Kinh và Đại Trường Kinh có quan hệ tương quan biểu lý, Tỳ Kinh và Vị Kinh có quan hệ tương quan biểu lý. Chỉ cần có quan hệ biểu lý, các kinh lạc này cũng đều hỗ trợ trị liệu, ví dụ huyệt vị ở Tỳ Kinh có thể trị liệu bệnh tình tại Vị Kinh. Ngoài ra, những tên gọi của những kinh lạc âm dương tương đồng cũng có thể hỗ trợ trị bệnh cho nhau. Ví dụ Túc Dương Minh Vị Kinh và Thủ Dương Minh Đại Trường Kinh cũng có thể hỗ trợ trị bệnh lẫn nhau; Bằng cách này việc trị liệu các loại bệnh không còn quá khó lý giải.
Thông qua những lý luận như Mậu Thích, Cự Thích, Kinh Thích… của Hoàng Đế Nội Kinh và ngũ hành tương sinh tương khắc của Nam Kinh có thể thấy, châm cứu có thể Bổ hư, Tả thực, Khu Tà, Phù chính… Như vậy, việc kiểm soát và trị liệu bệnh tình trở nên dễ dàng. Chỉ là người hiện đại thường không hiểu những lý luận “siêu hình” này, đôi khi coi nhẹ việc sử dụng thuật này để trị bệnh.
Châm cứu có thể “Châm đến hết bệnh”
Châm cứu chắc chắn có thể trị khỏi bệnh, điều trị bằng cách nào? Trong các sách y học cổ đại của Trung Hoa có ghi chép về điều này, nhưng nhiều lý luận của họ làm con người hiện đại khó lý giải. Phương pháp này có thể áp dụng để lấy máu giải quyết tình trạng bệnh, lại có thể dùng công thức đặc biệt của người cổ đại để trị liệu. Các công thức đặc biệt như âm dương, ngũ hành, tương sinh tương khắc, bát quái…, có thể bị người ngày nay coi là “mê tín”.
Bác sĩ Đông y nổi tiếng tại Đài Loan – Hồ Nãi Văn chia sẻ câu chuyện, có một bệnh nhân lớn tuổi bị tai biến mạch máu não được đưa tới thăm khám tại một bệnh viện Tây y, người nhà đứng bên cạnh thấy bệnh nhân bị trợn mắt, méo miệng, chảy nước miếng, tứ chi vô lực, bèn vội vàng gọi ông cũng đang có mặt tại đó. Bác sĩ lập tức phán đoán bà bị đột quỵ cấp tính và dùng kim chích máu độc ra, sau đó bệnh nhân hoàn toàn khỏi bệnh.
Theo ghi chép trong các tài liệu về Trung y cổ, trẻ nhỏ bị đột quỵ sẽ rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
Lần nọ, phòng khám của bác sĩ Hồ tiếp nhận một bệnh nhân nhi khoảng 5-6 tuổi bị méo miệng. Ông lập tức dùng kim châm cứu trích máu ở mười đầu ngón tay, bệnh nhân toát mồ hôi toàn thân rồi trở lại bình thường. Một tuần sau khi đến khám lại, bệnh nhân không còn bất cứ di chứng nào của đột quỵ và những bệnh nhân khác.
Bác sĩ chia sẻ, khoảng 30 năm trước ông có cơ hội thăm khám cho một thanh niên khoảng 25 tuổi. Thanh niên này chia sẻ tối hôm trước bị trượt chân ngã xuống sàn nhà tắm, bên sườn phải rất đau, không thể đứng thẳng. Theo lý luận trong Mậu Thích của Hoàng Đế Nội Kinh, ông dùng kim chích lấy máu ở huyệt Đại Đôn ở trên chân trái, bệnh nhân lập tức khỏi bệnh.
Một số bệnh, không thể dùng một kim có thể trị khỏi. Đôi khi có những bệnh cần đồng thời áp dụng các phương pháp vận động bao gồm hoạt động của các cơ quan nội tạng, tứ chi…, để làm cho vùng bị bệnh cũng được vận động, cải thiện khả năng tuần hoàn máu từ đó đạt tới hiệu quả trị liệu.
Cách đây 40 năm, khi bác sĩ còn đang học châm cứu và y thuật, có một vị đồng nghiệp của bác sĩ Hồ khi đến làm việc không thể đứng thẳng lưng và có chia sẻ với ông họ bị tình trạng này đã hai ngày nay. Tôi đã dùng “Bát quái châm pháp”, bắt đầu khởi thảo quẻ Nghĩa “Cương nhu tương ma”, châm vào 3 kim, lưng của đồng nghiệp lập tức có thể đứng thẳng làm toàn văn phòng vô cùng ngạc nhiên. Kỳ thực, song song với việc dùng kim châm cứu, khi bệnh nhân cảm thấy không còn đau, lập tức yêu cầu đồng nghiệp vận động cơ bắp tứ chi, mới đạt được hiệu quả trị bệnh như mong muốn.
Y học hiện đại không thể, nhưng châm cứu truyền thống có thể
Bác sĩ Hồ chia sẻ, khi ông mới bắt đầu học châm cứu không lâu, có may mắn được tham gia hội nghiên cứu học thuật, chuyên đề đặc biệt về các vấn đề liên quan đến châm cứu. Trong buổi diễn thuyết, tình cờ ông được xem một đoạn phim giới thiệu. Đó là một đoạn phim ngắn về châm cứu mà tổng thống Nixon đã mang về trong chuyến thăm của ông tới Trung Quốc đại lục. Khi chứng kiến cảnh bác sĩ mộ bắt đầu thực hiện phẫu thuật, chỉ châm vài mũi kim có thể không cần gây mê, ông đã vô cùng bất ngờ. Cảm nhận được sự lợi hại của thuật châm cứu đã đến mức độ này, có thể dùng thay thuốc gây mê hỗ trợ phẫu thuật của Tây y một cách dễ dàng, làm ông phát nguyện nhất định học tốt phương pháp trị liệu truyền thống này và phát triển nó.
Sau này, khi tìm hiểu sâu về lý luận và những tinh túy của Trung y, ông biết được châm cứu vốn là công cụ trị liệu vô cùng hiệu quả. Châm cứu có thể dễ dàng loại bỏ khối u, huyết ứ hay thu nhỏ, mở rộng mạch máu, cải biến kiểm soát hệ thống nội tiết…
Lý luận điều trị của Trung y hoàn toàn khác với Tây y, cần chẩn đoán chính xác Hàn, Nhiệt, Hư, Thực bao gồm cả của 12 kinh lạc, lục phủ ngũ tạng; cần chẩn đoán chính xác các nguyên nhân gây bệnh khác nhau bao gồm thay đổi cảm xúc bên trong, sự tương hỗ ảnh hưởng lẫn nhau của thời tiết bên ngoài… Khi trị bệnh, dù là dùng châm cứu, thuốc bắc, xoa bóp hay các phương pháp trị liệu khác của Trung y, đều tuân theo lý luận và logic này.
Logic của châm cứu và của trị bệnh bằng Trung y là hoàn toàn đồng nhất, vì vậy nó không chỉ sử dụng để giảm đau, gây mê, mà còn dùng để điều trị các chứng bệnh lý khác nhau. Giảm đau và gây mê chỉ là một trong những đặc tính ứng dụng của nó. Châm cứu có thể chẩn đoán nguyên nhân xuất hiện khối u do các kinh lạc; do các thể trạng Hàn, Nhiệt, Hư, Thực; do khí hậu, môi trường hoặc cảm xúc tình cảm gây ra mà có phương hướng trị liệu đúng đắn, từ đó đạt tới hiệu quả trị khỏi bệnh. Các chứng bệnh khác cũng lại như vậy. Đây cũng chính là cách Thần y Biển Thước phân tích tình trạng bệnh của thái tử nước Quắc và có thể giúp người chết sống lại.
Phương pháp trị liệu bằng kinh lạc và các công cụ khác là điều y học phương Tây hoàn toàn không biết và không có. Châm cứu truyền thống có thể trị khỏi những bệnh hiểm nghèo mà y học phương tây khó có thể đột phá có lẽ chính là nhờ mối quan hệ lý luận độc đáo này.
Ví dụ trong thiên Mậu Thích của Hoàng Đế Nội Kinh có viết: Lấy máu tại huyệt Đại Đôn để trị vết thương do té ngã, cũng như những cơn đau bất thường do huyết ứ ở khu vực gan.
Bác sĩ Hồ Nãi Văn đã sử dụng phương pháp này để điều trị bệnh đau dây thần kinh liên sườn do té ngã, mà không cần điều trị bằng tây y ngoại trừ giảm đau. Hiệu quả của phương pháp vô cùng rõ rệt, giúp bệnh nhân khỏi hoàn toàn. Sau này còn vận dụng nó trong điều trị u gan, xơ gan, hay các chứng bệnh như xơ gan cổ trướng, ứ huyết ở gan, và hiệu quả thu được cũng rất tốt.
Châm cứu vào những huyệt đạo nào có thể cứu mạng?
Luôn tồn tại các huyệt vị có thể cứu mạng, nó bao gồm các huyệt: Dương Khê, Nhân Trung, Thập Nhị Tỉnh huyệt v.v.
Ví dụ khi cảm thấy khó thở hãy thử ấn vào huyệt Dương Khê. Khi gặp người bị ngất xỉu đột ngột, hãy nhanh chóng dùng ngón tay ấn mạnh vào Nhân Trung của bệnh nhân. Khi người đột nhiên bị méo miệng, một bên chân hoặc tay không còn cảm giác và không thể cử động, có thể lấy máu ở mười đầu ngón tay (Thập Tuyên huyệt) hoặc Thập Nhị Tỉnh huyệt ở tay, là có thể cấp cứu được bệnh nhân khỏi đột quỵ.
Thập Nhị Tỉnh huyệt chính là gần các huyệt vị trên đầu ngón tay, các huyệt Thiếu Thương, Thương Dương, Trung Xung, Quan Xung, Thiếu Xung, Thiếu Trạch… Bên trái phải mỗi bên một huyệt, tổng cộng Thập Nhị huyệt gồm có 12 huyệt.
Thuật châm cứu cổ đại đã gần như bị thất truyền
Trong Châm cứu đại thành. Tự thiết vấn đáp có giảng, trước đây trị bệnh đa số dùng châm cứu, tới thời cận đại thường dùng thuốc bắc để trị liệu. Những bác sĩ y thuật không tinh thâm, không thể kế thừa những tinh hoa và bí quyết trị liệu từ đó mà bị thất truyền. Nguyên văn trong Nội Kinh có thuyết, “<Nội Kinh> trị bệnh, thang dược thiếu nhi châm cứu đa, hà dã? Đáp viết: <Nội kinh>, thượng cổ thư dã. <Kinh> viết: Châm thứ trị kỳ ngoại, thang dịch trị kỳ nội, bệnh ký thuộc nội, phi thang dịch hựu bất năng tế dã. Thử hòa hoãn dĩ hậu, phương dược thịnh hành, nhi châm cứu kiêm dụng, cố do thế bất cổ, nhược nhân phi tích tỉ, diệc Nghiệp châm pháp chi bất tinh, truyền thụ chi bất đắc kỳ quyết’ nhĩ”.
Tạm dịch: Nội Kinh trị bệnh, tại sao thuốc bắc ít mà châm cứu nhiều? Đáp: Nội Kinh, trong các thư tịch thời thượng cổ viết, châm cứu trị liệu bên ngoài, thang dịch trị liệu bên trong. Bệnh đã thuộc về nội, không dùng thuốc sắc, không thể cứu được. Sau khi thuyên giảm, cần kê đơn theo thang thịnh hành, còn châm cứu có thể dùng điều trị cả hai.
Y thuật của châm cứu bị thất truyền là tất yếu của lịch sử?
Trong Mậu Thích của Hoàng Đế Nội Kinh có miêu tả, phương pháp trị liệu bằng cách chích máu, dùng ở trên để trị bệnh ở dưới, dùng ở dưới để trị bệnh ở trên, dùng bên trái trị bên phải, dùng bên phải trị bên trái, không được sư phụ truyền thừa, tầm nhìn hạn hẹp khó kiến giải, đã bị thất truyền, rất ít người có thể am hiểu sâu sắc bí ẩn thực sự của nó.
Trong Bản thảo bị yếu có đề cập tới Ngải diệp, là loại lá cần dùng trong thuật Cứu Ngải, Thục Ngải. Cứu nghĩa là đốt cứu, cứu ngải. Ngải diệp (lá ngải) được giữ trên 1 năm được gọi là trần ngải diệp hay trần ngải. Trần ngải diệp từ 3 đến 5 năm là tốt nhất, thường gọi là “tam niên trần ngải” và “ngũ niên trần ngải”.
40 năm trước, bác sĩ Hồ Nãi Văn từng học qua thuật Cứu Ngải, những phương pháp này yêu cầu Ngải nhung phải có chất lượng tốt. “Bản thảo cương mục” ghi chép: “Phàm dùng ngải diệp cần dùng trần ngải, làm cho mềm mịn, gọi là thục ngải. Nếu cứu bằng sinh ngải dễ gây tổn thương cơ mạch. Cứu bằng trần ngải, ôn mà không táo, nhuận năng thông kinh”. Trong các sách cổ thư cũng đều viết, thục ngải rất tốt, nhưng không rõ nguyên nhân tại sao, tại Đài Loan và Trung Quốc đại lục đều khó tìm được loại thục ngải có chất lượng cao. Tuy nhiên khi tới Nhật Bản, ông lại tìm được loại này. Theo ông châm cứu là phương pháp trị liệu truyền thống của Trung Hoa, nếu công nghệ làm ra Ngải nhung chất lượng cao biến mất, kỹ thuật châm cứu cũng khó có thể tiếp tục được truyền thừa.
Trong Hoàng Đế Nội Kinh có ghi chép về Ngũ Vận Lục Khí, gọi tắt là “vận khí”, là khoa dự báo học cổ đại, chuyên nghiên cứu các quy luật tổng quát của thời tiết, khí hậu hàng năm cùng tác động của chúng đối với sức khỏe và tật bệnh. Những năm gần đây, phong trào phương tây hóa và sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã coi những thứ này là “mê tín”. Tuy nhiên, bắt đầu từ công thức tính toán của Ngũ vận lục khí, rất nhiều bậc thầy tiền bối về y thuật am hiểu Huyền học Ngũ thuật của Đạo gia đã sáng tạo ra “Tử ngọ lưu chú”, “Linh quy bát pháp”, “Phi đằng bát pháp”… Các phương pháp này có thể ứng dụng trong công thức tính toán của y thuật châm cứu, nhưng ngần như đã bị thất truyền. Ngũ thuật là 5 loại học vấn tìm hiểu những điều thâm sâu trong sinh mệnh, mục đích là hướng tới hạnh phúc nhân sinh, tìm cách tránh điều hung dữ, hướng về may mắn cát tường. Ngũ thuật này bao gồm: Sơn, Y, Mệnh, Tướng, Bốc.
Trong quá khứ, Ngũ kỹ thuật của Đạo gia thường được sử dụng trong thuật châm cứu, những ứng dụng này đã bị xem nhẹ vì người hiện đại không thể hiểu được các loại cổ. Người ta ít chú ý đến việc truyền thừa văn hóa truyền thống, chữ viết bị giản lược nên khó đọc trực tiếp sách cổ. Văn hóa hiện đại ngày càng cách xa văn hóa truyền thống cổ đại của Trung Hoa, việc áp dụng Ngũ thuật của Đạo giáo vào thuật châm cứu làm các bác sĩ khó lý giải, và nó có thể đang trên đà bị mai một. Điều này thật đáng tiếc.
Tác giả: Bác sĩ Đông y Hồ Nãi Văn