CEO của Bank of America: Đừng gọi đó là suy thoái mà là ‘giảm nhẹ’ tăng trưởng
CEO Bank of America Brian Moynihan cho biết hôm thứ Sáu (28/10) rằng tình trạng hiện tại của nền kinh tế không đáp ứng đúng với định nghĩa suy thoái — một phần nhờ vào chi tiêu mạnh mẽ của người tiêu dùng và thị trường lao động thắt chặt — và thay vào đó nên được hiểu là “giảm nhẹ tỷ lệ tăng trưởng”.
Nhận xét của ông Moynihan, được đưa ra trong lần xuất hiện trên chương trình “Squawk Box Europe” của CNBC hôm 28/10, dựa trên ước tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sơ bộ do Bộ Thương mại công bố, cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng với tốc độ 2.6% một năm trong quý thứ ba.
Sự tăng trưởng này xảy ra sau khi nền kinh tế ghi nhận hai quý liên tiếp tăng trưởng âm — định nghĩa thông thường của suy thoái — vào đầu năm, nhưng các lãnh đạo chính thức tại Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) thì không gọi như vậy.
Bất chấp nhiều nhà phân tích nhấn mạnh rằng trên thực tế, nền kinh tế Hoa Kỳ đã rơi vào suy thoái, chính phủ ông Biden chộp lấy thực tế rằng NBER— sử dụng một định nghĩa rộng hơn GDP— đã không đưa ra lời kêu gọi và đã khẳng định không có suy thoái.
Wall Street đã chủ yếu tuân theo nhận định của Tòa Bạch Ốc về việc liệu nền kinh tế có rơi vào suy thoái hay không, mặc dù những kỳ vọng đã được xây dựng rằng nền kinh tế sẽ rơi vào suy thoái vào một thời điểm nào đó trong năm tới hoặc như vậy khi Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất mạnh mẽ trong một nỗ lực quyết liệt để giảm lạm phát tăng cao.
Một dự báo được đưa ra mới đây, dựa trên mô hình Kinh tế học của Bloomberg, nhận định tỷ lệ suy thoái vào một thời điểm nào đó trong 12 tháng tới là 100%. Một ước tính trước đó cho rằng xác suất này là 65%.
‘Không có gì phải bàn cãi’ Hoa Kỳ đã tiến tới suy thoái
Ông Moynihan nói rằng nhiều nhà phân tích – bao gồm cả nhóm của Bank of America – đang dự đoán một cuộc suy thoái, nhưng số liệu GDP tích cực đó trong hôm 27/10 đã đẩy những dự báo đó ra xa hơn một chút.
Nhưng ông nói “không có gì phải bàn cãi” rằng khi Fed tăng lãi suất với tốc độ nhanh nhất kể từ những năm 1980 và quyết tâm làm chậm nền kinh tế để hạ nhiệt lạm phát, thì sẽ có một cuộc suy thoái.
Ông nói: “Và do đó, chúng tôi đã dự đoán một cuộc suy thoái từ đầu đến giữa năm sau.”
Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, các nhà phân tích của Bank of America không nhìn thấy các điều kiện cho một cuộc suy thoái hiện tại vì thị trường việc làm vẫn sôi nổi, hoạt động căn bản vẫn mạnh mẽ, chi tiêu của người tiêu dùng vẫn chưa giảm, và các biện pháp kích thích lớn của chính phủ vẫn đang có tác dụng trước khi nó trở nên cạn kiệt, ông nói.
“Quý vị đang thấy tốc độ tăng trưởng giảm đi, chứ không phải suy thoái. Không phải tăng trưởng âm”, ông nói thêm rằng, tín dụng gia đình và doanh nghiệp vẫn mạnh và rằng kỳ vọng về một sự suy thoái của người tiêu dùng vẫn chưa thành hiện thực.”
Ông Moynihan nói thêm rằng ông dự kiến Fed sẽ đưa lãi suất lên khoảng 5%, gần như phù hợp với công cụ theo dõi xác suất thị trường của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta, hiện dự kiến lãi suất quỹ liên bang cuối cùng sẽ đạt đỉnh vào tháng 03/2023 trong phạm vi 4.46– 5.26%.
‘Cổ vũ cho một cuộc suy thoái’
Trong khi đó, Tổng thống Joe Biden cho biết trong một tuyên bố sau công bố về GDP hôm 27/10 rằng “trong nhiều tháng, những kẻ bi quan đã tranh cãi rằng nền kinh tế Hoa Kỳ đang suy thoái” và Đảng Cộng Hòa đã “cổ vũ cho một cuộc suy thoái”.
Ông nói thêm: “Nhưng hôm nay chúng ta có thêm bằng chứng cho thấy sự phục hồi kinh tế của chúng ta đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ.”
Tuy nhiên, bất chấp quan điểm lạc quan của ông Biden về nền kinh tế, vẫn có những dấu hiệu không mấy khả quan đang ở phía trước.
Chẳng hạn như, hoạt động kinh doanh của Hoa Kỳ đã thu hẹp trong tháng thứ tư liên tiếp vào tháng Mười, và sự suy giảm kinh tế đã “thu thập được động lực đáng kể”, S&P Global cho biết vào đầu tuần này. Chỉ số sản lượng PMI Tổng hợp của Hoa Kỳ, chuyên theo dõi các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, đã giảm xuống 47.3 trong tháng này từ 49.5 trong tháng Chín. Chỉ số dưới 50 cho thấy khu vực tư nhân đang thu hẹp.
Các cơn gió lạm phát đình trệ ở Hoa Kỳ cũng gia tăng, với dữ liệu gần đây từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Richmond cho thấy hoạt động sản xuất giảm mạnh cùng lúc với áp lực lạm phát gia tăng.
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times