CDC: Cứ bốn trẻ em ở Hoa Kỳ, có ba trẻ từng nhiễm COVID-19
Theo ước tính mới, cứ bốn trẻ em ở Hoa Kỳ thì có ba em đã từng nhiễm COVID-19, trong khi đó con số này ở thanh niên là hơn sáu trên 10.
Nghiên cứu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho thấy chỉ ¼ số trẻ em từ 17 tuổi trở xuống không có dấu hiệu là đã từng nhiễm COVID-19.
Nghiên cứu này phân tích các mẫu máu được gửi để xét nghiệm, đã ước tính tỷ lệ mắc bệnh dựa trên kết quả dương tính của huyết thanh học (seroprevalence) tăng vọt hoặc các kháng thể được tìm thấy trong máu do nhiễm COVID-19, một trạng thái còn được gọi là miễn dịch tự nhiên vì khả năng bảo vệ chống lại việc tái nhiễm và bệnh nặng.
Ở trẻ em, tỷ lệ mắc bệnh theo kết quả xét nghiệm huyết thanh học vào tháng 02/2022 tăng lên 75% từ mức 44% của tháng 12/2021. Ở người trưởng thành từ 18 đến 48 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh theo xét nghiệm huyết thanh học tăng lên mức 64% từ 36.5%; trong số những người từ 50 đến 64 tuổi, tỷ lệ này đã tăng lên mức 50% từ 30%, và trong số những người 65 tuổi trở lên, nó đã tăng lên mức 33% từ 19%.
“Tôi đã kỳ vọng nó sẽ tăng lên. Tôi không kỳ vọng nó sẽ tăng lên khá nhiều như vậy,” Tiến sĩ Kristie Clarke, một nhà dịch tễ học của CDC, nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo về các ước tính mới.
Mặc dù CDC khẳng định rằng việc từng mắc bệnh trước đó không có nghĩa là một người được bảo vệ khỏi COVID-19, nhưng một loạt các nghiên cứu đã cho thấy rằng những người khỏi bệnh có khả năng bảo vệ tốt hơn những người đã chích ngừa, kể cả nghiên cứu từ CDC.
Để đi đến các con số ước tính trên, các nhà khoa học đã xét nghiệm mẫu máu để tìm kháng nguyên của protein nucleocapsid (anti-N), một chỉ điểm sinh học chỉ được kích hoạt khi nhiễm COVID-19, căn bệnh do virus Trung Cộng gây ra. Thử nghiệm không cho biết liệu người tham gia đã chích ngừa hay chưa.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết sự tăng vọt về tỷ lệ mắc bệnh theo huyết thanh học đã được ghi nhận giữa các nhóm tuổi có tỷ lệ chích ngừa thấp nhất, vì chỉ hơn ¼ trong số trẻ em từ 5 đến 11 tuổi đã được chích ngừa, và không có trẻ em dưới 5 tuổi nào được phép chích ngừa.
Theo các nghiên cứu và dữ liệu thực tế, vaccine có thể bảo vệ chống lại bệnh nặng và tử vong, nhưng đã được chứng minh ngày càng hạn chế trong việc bảo vệ chống lại việc nhiễm bệnh.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chích ngừa khi đã có khả năng miễn dịch tự nhiên có thể tăng cường khả năng bảo vệ, nhưng mức độ tăng cường này thường rất ít. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, những người có khả năng miễn dịch tự nhiên dễ phải chịu tác dụng phụ hơn khi chích ngừa.
Mức độ các ca từng nhiễm bệnh trước đó thực sự có thể cao hơn ước tính. Tiến sĩ Clarke cho biết, các mẫu được phân tích vào tháng Mười Hai, tháng Một và tháng Hai là khoảng 192,000, thấp hơn rất nhiều so với số ca nhiễm thực tế được ghi nhận trong những tháng đó, và các kháng thể cuối cùng có thể trở nên không thể phát hiện được.
Ngoài ra, một trong những hạn chế là nhiễm bệnh sau khi chích ngừa có thể dẫn đến giảm lượng kháng thể kháng protein nucleocapsid, khiến kháng nguyên protein nucleocapsid khó có thể được phát hiện sớm hơn.
Kháng thể là một trong những hệ thống phòng thủ của cơ thể được cho là để bảo vệ con người chống lại nhiễm trùng và bệnh nặng.
Nghiên cứu này đã được xuất bản trên tạp chí bán nguyệt san của CDC mà chưa được bình duyệt. Tạp chí có các nghiên cứu phù hợp với thông điệp của cơ quan này.
Tiến sĩ Steven Hatfill, một nhà virus học, nói với The Epoch Times trong một thư điện tử rằng, dựa trên dữ liệu mà ông đã xem xét, rủi ro từ việc chích ngừa lớn hơn lợi ích đối với trẻ em và thanh niên.
Ông viết: “Không nên cân nhắc chích ngừa cho trẻ nhỏ trừ khi một đứa trẻ mắc các bệnh đồng mắc đáng kể như xơ nang, bệnh tiểu đường Type 1 nặng, v.v.”
Ông Zachary Stieber chuyên đưa tin về Hoa Kỳ và thế giới. Ông sống tại Maryland.
Việt Phương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: