Cắt điện quy mô lớn của Trung Quốc gây ra các hỗn loạn hơn nữa trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Việc Trung Quốc cắt điện và mất điện đã ảnh hưởng đến hơn 19 tỉnh, khiến các nhà máy phải đóng cửa và làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Một số nhà cung cấp của Apple và Tesla và các công ty trong ngành công nghiệp hóa chất đã tạm ngừng sản xuất khiến giá nguyên liệu đầu vào tăng cao.
Cổng thông tin Sohu của Trung Quốc ngày 28/09 đưa tin, các công nhân tại nhà máy Advanced Semiconductor Engineering (ASE) ở Côn Sơn đã bị đuổi về nhà vì nguồn điện bị cắt. Hôm 26/09, chính phủ tại Côn Sơn, một thành phố cấp quận của tỉnh Giang Tô, đã ban hành một thông báo khẩn cấp, yêu cầu các doanh nghiệp địa phương hạn chế tiêu thụ năng lượng. ASE được cho thêm một ngày để hoàn thành quá trình sản xuất dở dang (WIP), đề cập đến hàng hóa đã hoàn thành một phần đang chờ hoàn thành.
Theo Diễn đàn Bán dẫn Trung Quốc, kể từ ngày 22/09, nhiều công ty niêm yết cổ phiếu hạng A của Trung Quốc đã thông báo rằng dây chuyền sản xuất của họ bị đình chỉ do bị cắt điện.
Việc mở rộng phân phối điện năng và bắt buộc cắt giảm đã gây ra sự gián đoạn nguồn cung cho các công ty toàn cầu lớn như Apple Inc. và Tesla Inc.
Hôm 26/09, chi nhánh Yisheng Precision Industry của Foxconn, nhà cung cấp linh kiện quan trọng của Apple và Tesla, cho biết nhà máy Kunshan của họ sẽ tạm ngừng sản xuất từ hôm 26/09 đến hôm 01/10—một quyết định dựa trên chính sách của thành phố về việc tạm ngừng nguồn cung điện công nghiệp.
Kang Erfu Holdings, nhà cung cấp linh kiện âm thanh của iPhone, cũng thông báo rằng nhà máy Tô Châu của họ sẽ tạm ngừng hoạt động trong 5 ngày cho đến trưa ngày 30/09 và sẽ sử dụng hàng tồn kho để hỗ trợ nhu cầu của khách hàng.
Một số nhà cung cấp dịch vụ đóng gói và kiểm nghiệm vi mạch từ Intel, Huida và Qualcomm đã nhận được thông báo của chính phủ yêu cầu đóng cửa nhà máy ở tỉnh Giang Tô trong vài ngày.
Changhua Technology, nhà cung cấp vật liệu đóng gói bán dẫn của NXP, Infineon và ASE, cũng thông báo rằng họ sẽ tạm ngừng sản xuất, bắt đầu từ đêm 26/09 đến cuối tháng.
Việc cắt điện khiến nhà máy ngừng hoạt động sản xuất, chu kỳ giao hàng dài hơn và tăng chi phí sản xuất cho các nhà máy đóng gói, kiểm nghiệm, và cấu kiện. Theo báo cáo của Tập đoàn tài chính Susquehanna, các đơn đặt hàng và lô hàng sản phẩm bán dẫn đã bị trì hoãn 21 tuần trong tháng Tám, đây là lần trì hoãn kéo dài nhất kể từ năm 2017. Trước đây, khoảng thời gian này thường kéo dài sáu ngày.
Ông Vương Quân (Wang Jun), cựu giám đốc của Viện Kinh tế Unirule, nói với The Epoch Times rằng tình trạng mất điện đã gây ra môi trường sản xuất không ổn định và có thể khiến các công ty ngoại quốc chuyển ra khỏi Trung Quốc.
“Không [cần] kể đến đồng bằng sông Châu Giang. Nếu mất điện ở đồng bằng sông Dương Tử, tác động sẽ rất lớn. Lấy Tô Châu làm ví dụ; mặc dù thành phố không lớn và không phải là thủ phủ của tỉnh, nhưng một số xưởng đúc của Apple vẫn ở đó. Nếu mất điện thì phiền phức vô cùng. Ông Vương cho biết, điều đó sẽ phải gánh chịu một tổn thất to lớn cho Apple và các xưởng đúc của họ có thể cân nhắc chuyển sang các quốc gia khác.”
Các ngành công nghiệp hóa chất bị ảnh hưởng
Do việc cắt điện, các công ty lớn trong ngành hóa chất cũng đã ngừng sản xuất. Hơn 10 công ty hóa chất niêm yết, bao gồm Nanjing Hongbaoli, Hefei Fengle Seed, Yibin Tianyuan Group, và Limin Group, gần đây đã thông báo về việc tạm ngừng hoặc giảm sản xuất.
Hefei Fengle Seed đã thông báo hôm 28/09 rằng các công ty con của họ, Anui Fengle Fragrance Co. và Anui Fengle Agrochemical Co., đã nhận được thông báo “kiểm soát tiêu thụ năng lượng” từ chính phủ địa phương, yêu cầu các công ty tạm ngừng sản xuất trong một số giờ nhất định trong ngày để tiết kiệm điện. Theo thông báo từ chính phủ tỉnh An Huy, việc cắt điện bắt đầu từ hôm 26/09 và kết thúc hôm 08/10, .
Hôm 27/09, Jiangsu Huachang Chemical Co., có trụ sở tại Giang Tô, thông báo rằng họ đã giảm 20% tải sản xuất dựa trên một hoạt động hệ thống duy nhất, điều này sẽ ảnh hưởng đến công suất sản xuất phân bón hóa học tổng thể là 7,000 tấn mỗi tháng.
Kingenta Ecological Engineering Co. và các công ty con cũng đã thông báo hôm 27/09 rằng họ sẽ giới hạn thời gian sản xuất để giảm tải điện. Kingenta Ecological, có trụ sở chính tại tỉnh Sơn Đông, chuyên sản xuất các loại phân bón hóa học.
Chi phí nguyên liệu thô tăng vọt
Việc cắt điện khiến sản xuất chậm lại và chi phí vận chuyển cao đã khiến giá nguyên liệu đầu vào tăng chóng mặt. Theo Echemi, một trang web công nghiệp hóa chất toàn cầu, giá một số nguyên liệu hóa chất thiết yếu đã tăng mạnh.
Lithium hexafluorophosphate hiện được báo giá 69,800 USD/tấn, tăng 543% so với tháng 09/2020. Lithium hexafluorophosphate hiện đang thiếu hụt, nhiều công ty hết hàng và một số nhà cung cấp đã ngừng cung cấp ước tính chi phí. Lithium hexafluorophosphate thường được sử dụng làm chất điện phân trong pin lithium, ngành công nghiệp gốm sứ và sản xuất điện cực hàn.
Axit photphoric, một thành phần quan trọng của phân bón, chất tẩy rửa và nhiều sản phẩm tẩy rửa gia dụng, được báo giá 3,000 USD / tấn, trong khi giá vào đầu tháng Chín là khoảng 1,187 USD / tấn, tăng 296.98% so với cùng thời kỳ năm ngoái.
Dimethylcyclosiloxane (DMC), nguyên liệu chính sản xuất silicone, có giá 9,307 USD/tấn, tăng hơn 60% so với tháng trước.
Bình Hòa biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: