Cần đánh thuế Quỹ từ thiện gia đình của Bill Gates và Jeff Bezos
Các chính phủ sắp đưa ra chính sách “thuế cho tất cả” các loại thuế để trả cho các chi tiêu miễn phí liên quan đến COVID-19; các loại thuế có thể kể đến như thuế thu nhập, thuế tài sản, thuế bia, thuế tỷ phú, thuế trên Netflix, thuế phát thải carbon, thuế giao dịch bất động sản, thuế nắm giữ cổ phiếu, thuế nắm giữ tài sản ở nước ngoài, tóm lại đủ mọi loại thuế.
Nhưng những người hiện đang nắm quyền kiểm soát chi tiêu và đánh thuế ở Hoa Kỳ, Canada và hầu hết các quốc gia phương Tây đã bỏ qua một trong những khoản có thể thu thuế lớn nhất hiện có–đó là hàng nghìn tỷ USD nằm trong các quỹ từ thiện tư nhân, phần lớn nằm dưới sự kiểm soát của những người như Bill Gates và Jeff Bezos thông qua các quỹ gia đình của họ.
Quỹ từ thiện gia đình là cách lừa đảo về thuế lớn nhất kể từ năm 1913, khi John D. Rockefeller, người sáng lập Standard Oil, thuyết phục cơ quan lập pháp New York cho phép ông chuyển 100 triệu USD cổ phiếu vào Quỹ Rockefeller của mình. Bằng cách làm như vậy, Rockefeller, từ một kẻ quý tộc ăn cướp bị căm ghét nhất thời ông ta, đã thay đổi hình ảnh thành một nhà từ thiện trong khi bảo vệ tiền của ông khỏi bị đánh thuế.
Trên thực tế, Rockefeller chỉ đơn thuần chuyển tiền từ túi này sang túi khác, nơi ông giữ toàn quyền kiểm soát tài sản của mình, nhưng nhà chức trách không còn có quyền đánh thuế những khoản này.
Thực tế này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay, đặc biệt nhất là với Bill Gates, người hiện đang kiểm soát các quỹ với tài sản vượt quá 50 tỷ USD. Các quỹ của ông không chỉ mong muốn đầu tư vào những công việc có mục đích tốt đẹp như sức khỏe cộng đồng, mà còn muốn đem về lợi nhuận trong quá trình thực hiện. Ví dụ, thông qua các quỹ từ thiện gia đình, Bill Gates sở hữu bằng sáng chế vaccine, và đầu tư vào các công ty sở hữu bằng sáng chế vaccine. Đồng thời, ông thúc đẩy việc chủng ngừa bắt buộc thông qua các khoản tài trợ cho các chính phủ, Tổ chức Y tế Thế giới và GAVI–một liên minh vaccine toàn cầu bao gồm các các tập đoàn dược lớn nhất thế giới (Big Pharma). Kết quả là tạo ra một thị trường cho các loại vaccine mà các quỹ của gia đình của ông ta kiếm được lợi nhuận và gia tăng tài sản ông kiểm soát.
Khi người phải đóng thuế quyên góp cho các tổ chức từ thiện trên cơ sở bình đẳng và không liên quan, giá trị tài sản ròng của họ sẽ giảm bằng số tiền đóng góp, nhưng được giảm trừ thuế từ thiện. Khi họ quyên góp cho các tổ chức từ thiện của riêng mình, giá trị tài sản ròng của họ sẽ tăng lên một cách rất hiệu quả, bởi vì họ nhận được giảm trừ thuế từ thiện của chính phủ mà không phải nhượng bộ quyền kiểm soát đối với khoản đóng góp của họ. Sau đó, họ có thể làm tăng giá trị tài sản của mình bằng cách đầu tư thông qua tổ chức từ thiện đó; tổ chức này trả ít hoặc không phải trả thuế đối với thu nhập tạo ra, để tổ chức từ thiện làm tăng giá trị tài sản của mình kể cả phải quyên góp sau đó cho từ thiện. Hơn nữa, các quỹ từ thiện tư nhân như vậy có thể đưa các thành viên gia đình vào danh sách nhân sự để hưởng lương và được chi phí phi cơ riêng để làm công việc kinh doanh, đồng thời tài trợ vốn cho các dự án của riêng của họ bằng số tiền đóng thuế.
Mặc dù không có nghi ngờ việc nhiều quỹ tư nhân được thành lập đúng vì những mục tiêu từ thiện không lợi nhuận, nhưng người được hưởng lợi chính là các nhà tài trợ, chứ không đúng như phô diễn về đức hạnh.
Hoa Kỳ hiện có 120,000 quỹ tư nhân, khối tài sản 1.2 nghìn tỷ USD của họ đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2005. Trong khi những người giàu thành lập những quỹ này luôn tối đa hóa khoản lợi giảm thuế của họ–lên tới 74%–họ thường giảm thiểu quyên góp từ thiện ở 5%, mức bắt buộc theo luật. Một số ít các nhà tài trợ giàu có hiện đang chiếm hầu hết các hoạt động từ thiện hàng năm ở Hoa Kỳ, phần lớn trong số đó đã làm cho ngân sách thu thuế bị sụt giảm.
Các chính phủ lẽ ra không nên đồng ý với việc thành lập các quỹ từ thiện tư nhân, nhưng bây giờ khi chúng đã tồn tại, chúng phải bị đánh thuế ở mức tối thiểu để bù đắp chi phí khổng lồ của đại dịch COVID-19. Mức thuế này sẽ được những người tiến bộ hoan nghênh–họ cho rằng 664 tỷ phú của Hoa Kỳ được công bố, chỉ quyên góp 1/10 của 1% tài sản của họ để cứu trợ đại dịch, đặc biệt là tài sản của họ tăng vọt trong đại dịch, từ dưới 3 nghìn tỷ USD vào tháng 3/2020 lên đến 4.3 nghìn tỷ USD vào tháng 2/2021.
Những người thuộc phái bảo tồn truyền thống (Conservatives) nên nhìn nhận một cách bình đẳng đối với việc đánh thuế các quỹ tư nhân, vốn chủ yếu là thuộc phe cánh tả, và chịu trách nhiệm về phần lớn các trào lưu đang lan tràn khắp xã hội. Việc đánh thuế đối với các quỹ từ thiện sẽ hạn chế sự giàu có của họ và làm giảm ảnh hưởng của họ. Nó cũng sẽ đưa ra một thước đo về công bằng xã hội: Nếu các quỹ “Thức tỉnh” tư bản không phải chia xẻ một phần chi tiêu của chính phủ cho virus corona, thì đa số còn lại – những người “Không thức tỉnh” và có ít có ảnh hưởng hơn, sẽ phải trả cho phần còn lại.
Để hoạt động từ thiện cá nhân không bị ảnh hưởng bởi tư lợi tài chính, nên theo mô hình Mark Zuckerberg. Zuckerberg sẽ không kiếm tiền bằng cách thành lập quỹ từ thiện cá nhân – anh ta dự định giải ngân hàng tỷ USD của mình thông qua một công ty tư nhân có đóng thuế. Đó là một hình thức biểu thị mà tất cả mọi người đều có thể chứng thực.
- (Tổ chức từ thiện tư nhân là một trong những trò gian lận thuế lớn nhất kể từ năm 1913)
Tác giả Lawrence Solomon là một ký giả, nhà văn, và giám đốc điều hành của Viện Chính sách Người tiêu dùng có trụ sở tại Toronto.
Quan điểm trình bày trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Lawrence Solomon
Minh Khanh biên dịch
Xem thêm: