Cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới & Cái đẹp sẽ cứu chính chúng ta
Nhìn nhận cái đẹp trong nghệ thuật và từ thiên nhiên có thể hồi sinh tâm hồn chúng ta, có thể đưa chúng ta đến với chân và thiện, và có thể giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách.
Trong tác phẩm mang tên Beauty (Vẻ đẹp) của triết gia Roger Scruton có câu: “Cái đẹp đang biến mất khỏi thế giới này chính vì cách mà chúng ta sống, ta đối đãi như thể cái đẹp không hề quan trọng”.
Người ta có thể dễ dàng đồng tình với quan điểm của Scruton. Nếu chúng ta nhìn vào những công trình công hữu được xây dựng trong thế kỷ trước, chúng ta có thể thấy quan điểm rằng công năng vượt trên hình thức đã được đón nhận rộng khắp. Điều này dẫn đến việc xây dựng các công trình bằng kính và kim loại, từ những mái vòm vàng đặc trưng của McDonald’s đến những cao ốc ở các thành phố lớn. Tất cả chúng được xây dựng dành cho những chức năng cụ thể mà thiếu đi tính thẩm mỹ.
Ngay cả trong việc trùng tu, chủ nghĩa hiện đại đôi khi vẫn mang theo sức ảnh hưởng lớn lao. Những người với trọng trách hồi sinh Nhà thờ Đức Bà sau vụ hỏa hoạn, bao gồm cả Tổng giám mục Paris, đang dự tính phá bỏ phần nội thất của một số phòng xưng tội và nơi thờ tự. Và những thay đổi này sẽ biến nhà thờ thành “phòng trưng bày,” biến một không gian thiêng liêng như thế này trở thành thứ mà một số nhà phê bình đã lên án: “Như một công viên Disneyland mang tính đúng đắn chính trị”.
Trong các môn nghệ thuật khác như hội họa, âm nhạc và văn học – cái đẹp cùng hai người bạn đồng hành của nó: trung thực và thiện lương, cũng thường xuyên vắng bóng. Một số nhà quan sát nhận định rằng trong quá trình phát triển này, cùng với sự sụp đổ của chính nền văn minh phương Tây là sự biến mất của nghệ thuật chân chính ra khỏi tâm trí của công chúng.
Những giá trị đã từng khiến nền văn hóa của chúng ta trở nên khác biệt chính là âm nhạc tuyệt vời của Mozart, những bức tranh và tác phẩm điêu khắc của nghệ sĩ Michelangelo, thơ ca của đại văn hào Shakespeare. Chúng tàn lụi vì cách chúng ta sống như thể chúng không quan trọng — hoặc tệ hơn, bởi vì một số người coi thường chính sự tồn tại của những giá trị nghệ thuật đó tuy rằng chính chúng là biểu tượng của nền văn hóa Tây phương.
Quay về với những giá trị nghệ thuật chân chính này là điều chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện.
Năm mới sắp đến, và nhiều người trong chúng ta quyết tâm để thực hiện những cam kết đầu năm. Ta cố gắng giảm cân, siêng tập thể dục hơn, nỗ lực từ bỏ một số thói quen xấu và thực hiện những thói quen tốt.
Nhưng hãy nhìn lại rằng, khi chúng ta sắp bước qua năm 2022, sẽ ra sao nếu chúng ta và những người thuộc thế hệ trẻ cam kết sẽ tiếp cận gần hơn nữa với nghệ thuật chân chính? Và điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta tự mình làm sống lại quá khứ nhằm thổi một luồng sinh khí vào nghệ thuật đương đại của chính chúng ta?
Dành thì giờ cho những tuyệt tác nghệ thuật
Trong cuốn tiểu thuyết Rules for Old Men Waiting (Quy tắc của những lão niên đợi chờ) của tác giả Peter Pouncey, nhân vật chính, Robert MacIver, là một ông già đang đợi chờ cái chết trong căn nhà gỗ của mình. Khi cái chết gần kề, ông bắt đầu viết một cuốn tiểu thuyết. Ông nghĩ về những bức tranh của người vợ quá cố và ông cũng nhớ về đứa con trai đã qua đời. Ông cũng đưa ra một danh sách gồm các quy tắc để sống trong những ngày cuối đời, một trong số đó bao gồm phải nghe nhạc cổ điển, phải nghe những tác phẩm được sáng tác bởi những nhà soạn nhạc như Mozart và Mahler. Và thế là, ông ngồi trên ghế để thủng thẳng tận hưởng âm nhạc thay vì bận rộn với công việc như trước.
Hãy như Robert MacIver
Kiến thức của chúng ta về âm nhạc cổ điển là khá ít ỏi. Và tôi cũng nhìn nhận rằng bản thân mình biết quá ít về lĩnh vực này. Chúng ta có thể biết đến nửa tá bản hit của Johnny Cash, nhưng lại không thể chỉ ra tác phẩm nào là của Bach hay Handel.
Sẽ ra sao nếu chúng ta làm theo MacIver? Sẽ rao sao nếu chúng ta dành ra 10 đến 15 phút mỗi tối để ngồi trên ghế sofa với vợ hay chồng cùng con cái, hoặc cùng một người bạn, hoặc thậm chí ngồi một mình để thực sự lắng nghe những tuyệt tác âm nhạc?
Có lẽ ta nên bắt đầu với Joseph Haydn, cha đẻ của các Bản giao hưởng số 49, số 52 và số 58. Chỉ mất hơn một giờ để nghe hết các tác phẩm trên. Tôi biết điều này vì bản thân tôi đã mua đĩa ở một cửa hàng tại thư viện công cộng. Chỉ trong một vài ngày như thế, ta có thể cảm thụ được cả ba bản giao hưởng. Để biến những tác phẩm này thực sự là một phần của chúng ta, có lẽ chúng ta phải nghe mỗi bản nhạc đó thêm hai hoặc ba lần nữa. Trong vòng một tháng, hoặc có lẽ nhanh hơn, chúng ta sẽ đã bắt đầu xây dựng kho tàng âm nhạc cổ điển của chính mình.
Hành trình đào sâu vào cái đẹp
Và nếu ta không biết gì về hội họa và điêu khắc?
Chúng ta có thể tìm các nghệ sĩ và tác phẩm của họ trên Internet hoặc ta cũng có thể đến các thư viện công để xem qua những bộ sưu tập nghệ thuật, hoặc để mượn những bộ sách có giá trị. Theo cách này, hai năm trước, tôi đã dành một tuần để tập trung chiêm ngưỡng các tác phẩm của Caravaggio. Lúc đó, hầu như ngày nào tôi cũng đắm chìm với những bức vẽ có phần kịch tích và mãnh liệt trong những quyển sách lớn. Khi nhớ lại, tôi vẫn còn nuối tiếc vì giờ đây mình đã dừng công cuộc khám phá nghệ thuật này.
Cũng tương tự đối với thơ ca
John Donne, Emily Dickinson, Christina Rossetti và Robert Frost là một vài trong số những nhà thơ có tác phẩm có thể dễ dàng được tìm thấy trên Internet. Chúng ta có thể bắt đầu với một tuyển tập thơ. Hãy khám phá về một nhà thơ mà ta cảm thấy hứng thú và đọc thêm tác phẩm của họ. Một lần nữa, ta có thể dành vài phút vào buổi tối để đọc to những bài thơ này với những thành viên khác trong nhà hoặc đọc thơ một mình. Những bài thơ được sáng tác để đọc bằng mắt và đọc bằng cách phát ra thành lời. Đọc thơ giúp ta suy ngẫm và hồi tưởng về vẻ đẹp của quá khứ.
Những bài phân tích nghệ thuật từ The Epoch Times
Ngoài ra, những độc giả đăng ký The Epoch Times sẽ liên tục nhận được những bài phân tích nghệ thuật, kể cả trên báo in và và trên các bài viết trực tuyến. Ví dụ, trong ấn bản mới nhất trên báo in, có các bài viết của tôi như Quan điểm về phong cách vẽ tranh từ thực tế; một bài luận hay về tác phẩm A Christmas Carol của tác giả Charles Dickens; và một cuộc phỏng vấn với cô Viên Vu Xuyến, một nghệ sĩ đàn Cello điêu luyện, người đã biểu diễn hơn 1,000 lần với Shen Yun – công ty ca biểu diễn âm nhạc và vũ đạo hàng đầu thế giới với sứ mệnh hồi sinh 5,000 năm văn hóa thần truyền Trung Hoa”.
Chúng ta đọc những bài viết này từ The Epoch Times để tự mình suy xét và truyền đạt cảm thụ nghệ thuật đó cho thế hệ mai sau, điều này đồng nghĩa với việc chúng ta đang cống hiến vì nghệ thuật.
Hãy chịu khó bước ra ngoài
Vì sự phát triển của nghệ thuật, ta cũng nên rời khỏi nhà để tận mắt thưởng thức các buổi biểu diễn và chiêm ngưỡng những tác phẩm được trưng bày. Đặc biệt, chúng ta có thể cho con cái mình những trải nghiệm quý giá mà chúng có thể ghi nhớ trong suốt quãng đời còn lại.
Ngay cả các thị trấn và thành phố nhỏ cũng có sân khấu ba lê, dàn nhạc giao hưởng và sân khấu kịch. Nếu có một trường đại học gần đó, ta có thể xem các buổi biểu diễn cũng như tham gia vào những buổi diễn thuyết. Một diễn giả từ thư viện công tại địa phương chúng tôi ở thị trấn Front Royal, tiểu bang Virginia, đã thuyết trình về danh họa Caravaggio. Buổi diễn thuyết hôm đó đã khơi gợi sự quan tâm của tôi đến người nghệ sĩ này.
Và trong kỷ nguyên kỳ diệu này, kỷ nguyên mà chúng ta có thể khám phá thế giới với màn hình máy tính và bàn phím, chúng ta có thể tham quan các phòng trưng bày trên khắp thế giới mà không cần rời khỏi chiếc ghế sofa. Hãy tìm kiếm trên google từ khóa “tham quan bảo tàng nghệ thuật với công nghệ số” và một loạt kết quả sẽ xuất hiện. Ví dụ: “75 Chuyến tham quan Bảo tàng ảo tốt nhất — Nghệ thuật, Lịch sử và Khoa học”. Công nghệ sẽ đưa ta vào bên trong những công trình này, cho chúng ta xem các tác phẩm nghệ thuật và thường kèm theo các bài giảng và những nhận xét để làm phong phú chuyến tham quan của chúng ta.
Hãy tận sức tham gia vào
Tham gia vào các loại hình nghệ thuật phương Tây là một cách tuyệt vời để tôn vinh nền văn hóa của chúng ta. Rèn luyện thành thục kỹ năng chơi piano hoặc violin, tham gia dàn hợp xướng hoặc biểu diễn trên sân khấu với câu lạc bộ kịch của trường hoặc nhà hát cộng đồng có thể làm tăng thêm sự trân quý đối với các tác phẩm kinh điển của những người trẻ tuổi. Học hội họa cũng kết nối mọi người, và giúp ta kết nối với những truyền thống của xa xưa.
Ta thậm chí có thể biểu diễn tại nhà riêng. Chúng ta có thể cùng gia đình đọc to những vở kịch như King Lear (Vua Lear) của Shakespeare hay Our Town (Thị trấn của chúng ta) của Thornton Wilder. Đối với lứa tuổi nhỏ hơn, chúng ta mang thơ ca và truyện cổ tích vào cuộc sống bằng cách thả mình vào ngôn từ và nhịp điệu của lời nói, cho dù chúng ta có thể trở nên kỳ cục một cách khôi hài.
Cách đây không lâu, tổ tiên của chúng ta đã từng quây quần cùng nhau đọc to các tác phẩm và trình diễn trong phòng khách. Điều này làm giàu thêm kho tàng văn hóa của những thế hệ kế cận. Trong tác phẩm ‘Abigail Adams: Witness to a Revolution,’ (‘Abigail Adams: Nhân chứng cho một cuộc Cách mạng,’) tác giả Natalie Bober đã phác họa một bức tranh về cách thư giãn này. Và chắc chắn cách này đã phổ biến ở hàng nghìn hộ gia đình: “Abby yêu quý nhất là những thời khắc cô ấy ngồi bên cha mình với ngọn lửa ấm áp. Đôi mắt to, đầm ấm và sẫm màu của ông rất giống của cô ấy. Đôi mắt ấy ngó xuống và dừng lại nơi cô, khi người cha đọc cho con nghe các tác phẩm của Shakespeare, Dryden, hoặc Pope”.
Gìn giữ cái đẹp là cứu rỗi chính chúng ta
Trong cuốn tiểu thuyết ‘The Idiot,’ (Chàng ngốc) tác giả Fyodor Dostoevsky đã viết, “Cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới”. Câu nói bí ẩn đó có thể khiến chúng ta khó hiểu, nhưng nếu chúng ta rút gọn lại thành “Cái đẹp sẽ cứu chính bản thân ta”, ý nghĩa sẽ trở nên rõ ràng hơn. Nhìn nhận cái đẹp trong nghệ thuật và thiên nhiên có thể phục hồi tâm hồn mỗi chúng ta, có thể đưa chúng ta đến với chân và thiện, và có thể giúp ta hoàn thiện nhân cách.
Và tin tốt là ta không cần nhờ vào bất kỳ chính phủ, tổ chức dân sự hay thậm chí là trường học nào để có thể tiếp cận với chân và thiện. Ta có trong tầm tay của mình tất cả các công cụ cần thiết để khám phá những “đại dương” này.
Vào đêm giao thừa, một số trong chúng ta sẽ cất tiếng hát, hát vang những câu từ dưới đây. Điều này là một phần trong văn hóa của chúng ta:
“Một người quen cũ có nên bị lãng quên
Và không bao giờ được nhớ tới?
Có nên quên một người quen
Và những ngày tháng lang thang?”
Khi chúng ta hát, có lẽ chúng ta sẽ nghĩ về bạn bè và những người thân yêu dù thời gian đã trôi qua. Năm nay, hãy thêm vào những giá trị nghệ thuật và cái đẹp vào chuỗi ký ức đó.
Xét cho cùng, nếu chúng ta quyết tâm biến cái đẹp thành một phần trong cuộc sống thường nhật, thì mùa đông đen tối mà nhiều người đã dự đoán vào năm 2022 có thể sẽ tỏa sáng rực rỡ.
Bây giờ, hãy để tôi nhấn nút phát những bản giao hưởng của Haydn.
Ông Jeff Minick có bốn người con và rất nhiều cháu đang ở tuổi lớn. Trong 20 năm, ông đã dạy lịch sử, văn học, và ngôn ngữ Latin cho các học sinh tại Asheville, Bắc Carolina. Ông là tác giả của hai cuốn tiểu thuyết có nhan đề “Amanda Bell” và “Dust On Their Wings,” và hai tác phẩm hiện thực có nhan đề “Learning As I Go” and “Movies Make The Man.” Hiện tại, ông sống và làm việc tại Front Royal, Virginia. Quý vị có thể theo dõi ông tại trang JeffMinick.com.
Song Ngư biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: