Cách ly 7 tuần của Trung Quốc đối với các thuyền viên làm dấy lên sự phản đối
Từng là quốc gia thuận tiện nhất để thực hiện thay đổi thủy thủ đoàn cho các thuyền viên, Trung Quốc hiện đã trở nên cồng kềnh nhất sau khi ĐCSTQ thiết lập chính sách kiểm dịch bắt buộc COVID-19 kéo dài 7 tuần đối với các thuyền viên Trung Quốc trở về vào tháng 11.
Nỗ lực duy trì chiến lược không có COVID của chính quyền Trung Cộng đã gây phẫn nộ cho ngành vận tải biển, vì chiến lược này gây ra một làn sóng gián đoạn mới đối với chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã bị cản trở bởi sự chậm trễ của các chuyến hàng và cuộc khủng hoảng thay đổi thuyền viên.
Ngay cả những tàu có thủy thủ đoàn mới thay đổi cũng phải đợi hai tuần trước khi được phép vào các cảng của Trung Quốc. Tình hình đã khiến các chủ tàu phải định tuyến lại tàu và hoán đổi hoạt động của tàu. Trên hết, điều đó khiến việc tuyển mộ và hồi hương các thuyền viên Trung Quốc trở thành một nhiệm vụ gần như bất khả thi.
Trong một báo cáo của Bloomberg, ông Guy Platten, tổng thư ký của Phòng Vận chuyển Quốc tế, đại diện cho các chủ tàu và các nhà khai thác cho biết : “Các hạn chế của Trung Quốc gây ra tác động dây truyền.”
“Bất kỳ hạn chế nào đối với hoạt động của tàu đều có tác động tích lũy đến chuỗi cung ứng và gây ra sự gián đoạn thực sự.”
Vào thời điểm cao điểm của biến thể Delta vào cuối năm 2020, nhu cầu đối với các thuyền viên Trung Quốc đã chích ngừa tăng vọt, với các công ty vận tải biển đưa thủy thủ đoàn từ các quốc gia khác đến thay thế thủy thủ đoàn Ấn Độ bị cấm vào cảng vì các chuyến thăm trước đó của họ đến Ấn Độ hoặc Bangladesh.
Các hạn chế đối với các chuyến bay và các hạn chế tại cảng nhằm giải quyết sự lan truyền của các biến thể COVID-19 ở Philippines cũng cản trở sự thay đổi của thủy thủ đoàn. Ngoài ra, tỷ lệ chích ngừa thấp ở trong nước có nghĩa là thủy thủ đoàn Philippines ít được ưa thích hơn đối với các công việc trên biển, giống như các đối tác Ấn Độ của họ.
Mặt khác, việc dễ dàng thay đổi thuyền viên ở Trung Quốc và tỷ lệ chích ngừa cao trong số thuyền viên Trung Quốc đã thúc đẩy nhu cầu về thuyền viên Trung Quốc trong các chuyến đi quốc tế, thay thế cho các thuyền viên Philippines và Ấn Độ nói tiếng Anh truyền thống.
Ông Praveen Shukla của Tập đoàn Wallem cho biết: “Các quy định hạn chế cấm thay đổi thuyền viên ngoại quốc ở Trung Quốc khiến cho không còn lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng thuyền viên Trung Quốc khi chủ tàu và người quản lý không có lựa chọn khác để thay đổi thuyền viên ở các nước khác, ngay cả khi người sử dụng lao động quyết định thay đổi quốc tịch thủy thủ đoàn sau đó.”
Nhưng những hạn chế mới nhất từ Bắc Kinh đã khiến các nhà khai thác tàu kêu gọi nới lỏng các hạn chế của họ đối với các thuyền viên Trung Quốc, những người sẽ phải chịu đựng sự dày vò về thể chất và tinh thần, giống như những thuyền viên khác.
Theo ông Terence Zhao, Giám đốc điều hành Dịch vụ Hàng hải Singhai, những hạn chế đòi hỏi người đi biển của Trung Quốc cách ly bản thân trong ba tuần trước khi họ có thể trở về Trung Quốc, tiếp theo là hai tuần tại cảng đến và hai tuần nữa ở nơi tỉnh của họ trước khi có thể đoàn tụ với gia đình.
Khi Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh chiến lược không có COVID, đóng cửa các thành phố trong một số trường hợp và canh gác các cảng biển của họ, thủy thủ đoàn Trung Quốc có thể đối mặt với viễn cảnh được thay thế bởi chính những thuyền viên mà họ ban đầu đã được thay thế khi nhiều quốc gia và cảng cung cấp dịch vụ chích ngừa cho thủy thủ đoàn quốc tế từ các quốc gia khác.
Do George Fu thực hiện
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: