Các vấn đề và triển vọng về chuỗi cung ứng
Tổng thống (TT) Joe Biden đổ lỗi cho lạm phát là do các vấn đề của chuỗi cung ứng. Ông đã bảo đảm với người dân Mỹ rằng vì vấn đề nguồn cung sẽ sớm được giải quyết nên áp lực lạm phát cũng sẽ không còn. Ông ấy sai về cả hai điều này. Lạm phát phản ánh nhiều hơn các vấn đề của chuỗi cung ứng, nhưng ngay cả khi lạm phát chỉ là vấn đề do cung ứng, chúng sẽ vẫn tồn tại lâu hơn ông tuyên bố.
Những khó khăn trong chuỗi cung ứng của quốc gia này có nhiều thành phần động, nhưng gốc rễ của chúng nằm ở việc gia tăng mua hàng sau đại dịch. Người tiêu dùng, đã chi tiêu ít trong thời gian phong tỏa và cách ly và đôi khi có những chi phiếu hào phòng của chính phủ trong tay, đã đổ xô mua hàng kể từ khi các quy định nghiêm ngặt được nới lỏng. Tổng chi tiêu của người tiêu dùng đã tăng mạnh 11.6% trong 12 tháng qua, một tỷ lệ tăng trưởng chỉ thấp hơn mức gia tăng mua sắm ban đầu sau thời điểm nghiêm ngặt trong mùa hè năm 2020. Sự gia tăng nhu cầu đã truyền ngược lại từ các nhà bán lẻ sang các nhà sản xuất, những người đã dừng hoặc cắt giảm hoạt động trong thời gian phong tỏa, [nay] đã phải vật lộn để bắt kịp. Kết quả là sự chậm trễ, thiếu hụt, và giá cả tăng cao.
Tình trạng thiếu công nhân đã làm trầm trọng thêm căng thẳng. Lo ngại về sự lây nhiễm đã khiến nhiều người tránh xa nơi làm việc, trong khi các chính sách của chính phủ khiến những người khác phải ở nhà. Cho đến gần đây, các khoản trợ cấp thất nghiệp đặc biệt hào phóng đã khiến một số người tránh làm việc có lợi hơn, đặc biệt là những người lao động có trách nhiệm chăm sóc trẻ em, những người không chỉ nhận được những khoản trợ cấp hậu hĩnh mà còn tiết kiệm được chi phí chăm sóc con cái. Tính đến tháng Chín, tác động tổng hợp của những ảnh hưởng này đã chỉ mang lại sự tham gia công việc cho 61.6% dân số dân sự, giảm so với mức trước đại dịch là 63.5%. Sự thay đổi % trông có vẻ nhỏ, nhưng nó tạo nên sự sụt giảm 5.5 triệu người sẵn sàng làm việc.
Khoản trợ cấp thất nghiệp bổ sung đã hết hạn vào tháng trước, nhưng các khoản trợ cấp hào phóng khác của chính phủ vẫn còn nguyên, đủ để giữ chân một số lao động tiềm năng ở nhà.
Gần đây, các quy định về vaccine đã có tác động bổ sung và bất lợi đối với sự tham gia của người lao động. Một số công nhân đã bỏ việc, thay vì tuân thủ. Những người khác đã bị sa thải hoặc cho nghỉ việc. Việc thiếu dữ liệu toàn diện khiến khó có thể biết chính xác mức độ mà các yêu cầu chích ngừa sẽ hạn chế lực lượng lao động hơn nữa. Theo hướng dẫn kinh nghiệm của tiểu bang Washington, nơi khoảng 2,000 lao động của chính phủ đã rời đi vì yêu cầu chích ngừa, có thể dễ dàng nhận thấy các yêu cầu này ở khắp các tiểu bang và các doanh nghiệp sử dụng hơn một triệu lực lượng lao động.
Trong khi đó, sự gia tăng hoạt động đình công đã có một tác động độc lập. Dữ liệu mới nhất từ Bộ theo dõi hành động lao động của Đại học Cornell ghi lại gần 200 cuộc đình công cho đến thời điểm này của năm 2021, nhiều hơn nhiều năm trước. Sự gia tăng đình công này hầu như không đáng ngạc nhiên. Sự thiếu hụt công nhân tạo ra đòn bẩy cho lao động có tổ chức và lạm phát cung cấp cho người lao động động lực dồi dào để tìm kiếm mức lương cao hơn. Thực sự thì, những công nhân tham gia đình công vẫn đang có việc làm trên phương diện kỹ thuật, nhưng họ đang không tham gia vào việc sản xuất. Cho đến nay, tác động tích lũy là nhỏ so với các ảnh hưởng khác đến sự sẵn có của lao động. Nhưng dù đạo lý của các cuộc đình công là gì, họ cũng đã đóng góp vào tình trạng thiếu lao động.
Trong khi đó, sự gia tăng trong mùa xuân hè của các trường hợp nhiễm COVID-19 đã tạo thêm gánh nặng cho chuỗi cung ứng. Biến thể Delta chỉ làm chậm sản xuất ở Hoa Kỳ và Âu Châu một chút, nhưng biến thể này đã có tác động mạnh mẽ ở Á Châu. Chính sách “không khoan nhượng” nghiêm ngặt của Trung Quốc đã nhanh chóng đóng cửa các nhà máy và trung tâm vận tải biển khi có dấu hiệu đầu tiên của sự lây nhiễm mới. Chính phủ các nước khác ở Á Châu cũng đã phải đóng cửa các nhà máy, đặc biệt là ở các nền kinh tế xuất cảng quan trọng như Việt Nam, Malaysia, và Indonesia.
Việc thiếu hụt sản xuất này đã cắt đứt dòng sản phẩm đến Hoa Kỳ, phần lớn là hàng tiêu dùng, nhưng cả các bộ phận mà các nhà sản xuất trong nước cần cũng vậy. Sự gián đoạn này đã gây ra thiệt hại đặc biệt cho việc phân phối vi mạch máy tính cho các nhà sản xuất xe hơi và quà tặng ngày lễ, đặc biệt là đồ chơi.
Có lẽ đáng kể nhất trong mớ rắc rối này là sự thiếu hụt năng lượng trên toàn thế giới. Trong các trường hợp tốt nhất, sự gia tăng nhu cầu sau đại dịch có thể sẽ gây ra gánh nặng cho các tiềm năng sản xuất, nhưng các hành động chính sách đã khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Ông Biden đã đóng cửa Keystone Pipeline và dừng cuộc cách mạng khai thác dầu đá phiến. Bất kể lời biện minh cho hành động của ông ấy là gì, chúng đã góp phần làm giảm 14% sản lượng nhiên liệu hóa thạch ở Bắc Mỹ. Hơn nữa, việc không có sản lượng này đã trả lại quyền lực tương tự như độc quyền cho OPEC và Nga, cả hai đều có mọi động lực để hạn chế lượng dầu họ bơm và do đó giữ giá dầu ở mức cao.
Các sáng kiến xanh cũng đã góp phần [gây thêm khó khăn]. Các sáng kiến này đã đóng cửa những mỏ than và nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Giờ đây với sự gia tăng nhu cầu, việc khởi động lại các hoạt động đã đóng cửa đã trở nên khó khăn, nếu không muốn nói là không thể. Thậm chí việc tăng thêm các lựa chọn thay thế, chẳng hạn như gió, năng lượng mặt trời, và thủy điện, để lấp đầy khoảng trống nguồn cung năng lượng, còn cho thấy là khó khăn hơn. Trung Quốc đã trải qua sự thiếu hụt đặc biệt nghiêm trọng trong sản xuất điện. Điều đó có vẻ là một chặng đường dài so với Hoa Kỳ, nhưng việc đóng cửa nhà máy đã hạn chế xuất cảng các sản phẩm cần thiết ở nước này.
Đây không phải là những vấn đề nhanh chóng tiêu tan được, bất kể tổng thống nói gì. Ngược lại, nhiệt độ giảm trong mùa đông này sẽ làm tăng nhu cầu năng lượng và gia tăng tình trạng thiếu hụt, có thể sẽ ảnh hưởng đến mọi nỗ lực sản xuất. Ngay cả khi ông Biden đảo ngược lập trường của mình về khai thác dầu từ đá phiến và đường ống Keystone Pipeline, thì sẽ [vẫn] mất nhiều tháng để các nguồn năng lượng liên quan đến tay người dùng. Có thể dự báo của Bộ trưởng Giao thông vận tải Pete Buttigieg về việc tình hình không dịu đi cho đến giữa năm 2022 [vẫn còn] là lạc quan.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Milton Ezrati là một biên tập viên cộng tác với The National Interest, một chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Vốn Con người tại Đại học Buffalo (SUNY), và là nhà kinh tế trưởng của Vested, công ty truyền thông có trụ sở tại New York. Cuốn sách mới nhất của ông là “Thirty Tomorrows: The Next Three Decades of Globalization, Demographics, and How We Will Live” (“Ba Mươi Ngày Mai: Ba Thập Kỷ Tiếp Theo của Toàn Cầu Hóa, Nhân Khẩu Học, và Cách Chúng Ta Sẽ Sống.”)
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: