Các tiểu bang màu đỏ biểu thị sự phục hồi kinh tế nhanh hơn các tiểu bang màu xanh
Trên khắp đất nước Hoa Kỳ đã xuất hiện một mô hình biểu thị rõ ràng về phục hồi kinh tế sau những ảnh hưởng kéo dài của đại dịch virus Trung Cộng: Các tiểu bang theo hướng bảo tồn truyền thống đã chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và lớn mạnh, trong khi các tiểu bang duyên hải hùng mạnh về kinh tế ở miền Đông Bắc và Bờ Tây thường bị tụt hậu hoặc trì trệ.
Một phân tích gần đây của Moody’s Analytics đã chứng minh mô hình này, sử dụng kết hợp 13 chỉ số để lập biểu đồ mức tiến triển của mỗi tiểu bang hướng về trạng thái bình thường. [Kết quả] cho thấy phần lớn các tiểu bang hoạt động tốt nhất đều có chính phủ của Đảng Cộng Hòa, trong khi 8/10 tiểu bang hoạt động kém nhất đều do Đảng Dân Chủ quản lý.
Người ta đã đang bắt đầu cảm nhận được những tác động này lên nền kinh tế địa phương và tiểu bang. Tháng Năm năm ngoái, Thống đốc tiểu bang Florida Ron DeSantis thông báo rằng tiểu bang của ông đã kết thúc ở mức 20 tỷ USD cho năm tài chính gần đây nhất, mức thặng dư kỷ lục phản ánh dòng vốn chảy vào tiểu bang này.
Một động lực khác cho sự thành công kinh tế của các tiểu bang màu đỏ là sự kết hợp giữa giá bất động sản và giá thuê nhà quá đắt đỏ ở các tiểu bang như California và New York và các cơ hội làm việc tại nhà mới, điều này đã khuyến khích người lao động chuyển khỏi các thành phố đắt đỏ nhất và tìm kiếm nhà ở giá cả phải chăng hơn ở những nơi khác, nơi mà họ có thể tiếp tục làm việc tại các thành phố đó.
Các nhà nhân khẩu học đã dự đoán về một cuộc di cư từ các vùng ven biển vào nội địa Mỹ trong nhiều năm, nhưng xu hướng này đã tăng nhanh do đại dịch virus Trung Cộng và những hậu quả kéo theo sau đó. Tất cả bốn tiểu bang đã báo cáo tăng trưởng việc làm kể từ tháng 02/2020 đều giống nhau ở việc duy trì các hạn chế tương đối nới lỏng trong suốt đại dịch, làm giảm tác động của virus lên nền kinh tế của các tiểu bang này.
Các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu di cư vào trong vùng nội địa Mỹ và các vùng ở rìa ngoài có màu đỏ khác như Florida. Tháng 12 năm ngoái, Tesla đã chuyển trụ sở công ty từ Palo Alto, California, đến Austin, Texas, sau nhiều năm xung đột với các cơ quan quản lý California và chi phí hoạt động tăng cao. Các công ty khác cũng đã mở rộng hoạt động ở Florida và các tiểu bang màu đỏ khác.
Florida đã chứng kiến sự bùng nổ dân số, thu hút hơn 200,000 cư dân mới từ tháng 07/2020 đến tháng 07/2021 — chỉ đứng sau Texas về tốc độ tăng dân số ròng. Hơn nữa, công ty quỹ đầu cơ Citadel gần đây đã công bố kế hoạch chuyển đến Miami, tham gia vào một cộng đồng các doanh nghiệp đang ngày càng tăng ở Thành phố Phép thuật này.
Sự tăng trưởng nhanh chóng ở các đô thị tiểu bang màu đỏ thời thượng này bù trừ cho tình trạng đình trệ và mất dân số ròng ở các vùng ven biển. Năm 2020, lần đầu tiên sau hơn một thế kỷ, California ghi nhận mức sụt giảm ròng về tổng số cư dân của mình, khi mà từ đầu năm đến cuối năm thì tiểu bang này đã mất đi hơn 182,000 người dân. Mô hình này vẫn tiếp diễn , mặc dù ở một mức độ thấp hơn, vào năm 2021, năm chứng kiến sự sụt giảm dân số gần 118,000 người ở Tiểu bang Vàng này. Cùng lúc đó, thành phố New York đã chứng kiến sự sụt giảm dân số khoảng 4% chỉ trong năm đầu tiên của đại dịch, theo phân tích của Cornell về dữ liệu Điều tra Dân số Hoa Kỳ.
Đối với những người bảo tồn truyền thống chính trị, thì những kết quả này là một minh chứng cho các chính sách của Đảng Cộng Hòa. Với sự kết hợp của thuế thu nhập doanh nghiệp và tiểu bang thấp, các chính sách về virus Trung Cộng không gây cản trở và các chính sách thực thi pháp luật nghiêm khắc đối với tội phạm, những đô thị tiểu bang màu đỏ từng nằm ngoài lề của nền kinh tế Hoa Kỳ này đã trở thành các trung tâm phát triển nhanh nhất của đất nước.
Ông Richard Hanania, một nhà khoa học chính trị kiêm nhà văn, đồng thời là chủ tịch của Trung tâm Nghiên cứu về Tinh thần đảng phái và Tư tưởng, cho biết: “Nếu các con số này bị đảo ngược, và các Tiểu bang màu Xanh liên tục vượt trội hơn các Tiểu bang màu Đỏ, thì chúng ta sẽ tiếp tục phải nghe những lời lải nhải về nó. Đây nên được coi là dữ liệu thực nghiệm mạnh mẽ hữu ích để phân xử các thực tế khác nhau, nhưng nó lại bị bỏ qua hoặc bị xem thường.”
Theo nhiều khía cạnh, các trung tâm ven biển truyền thống vẫn là đầu tàu của nền kinh tế Hoa Kỳ. Khu vực đô thị thành phố New York vẫn đứng đầu về tổng GDP, tiếp theo là các thành phố như: Los Angeles, Chicago, và Vịnh San Francisco. Tuy nhiên, họ đã chứng kiến sự phục hồi chậm hơn và mất đi dân số ròng kể từ khi bắt đầu đại dịch, và rõ ràng là họ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mới sau nhiều thập kỷ ở ngôi vị bá chủ được công nhận rộng rãi, khi ngày càng nhiều người lao động và doanh nghiệp tìm kiếm những đồng cỏ xanh hơn ở khu vực Vành đai Mặt trời (Sun Belt) nghiêng về phía bảo tồn truyền thống.
Ông Nicholas Dolinger là một phóng viên về kinh doanh thương mại của The Epoch Times.