Các thể chế suy đồi của Hoa Kỳ đã cho chúng ta một cuộc bầu cử ‘hư nát’
Những sự đổ vỡ trong năm 2020 — dẫn đến cuộc bầu cử thảm khốc của chúng ta — không xuất hiện từ không trung. Chúng xảy ra là do các thể chế của Hoa Kỳ đã bị phá hủy một cách thảm hại.
Mọi thể chế quan trọng trong đời sống Hoa Kỳ đều hoạt động để phục vụ giới tinh hoa, là những người điều hành các thể chế đó trong khi bóc lột những bộ phận công chúng không đủ may mắn cần đến dịch vụ của họ. Các tuyên bố về sứ mệnh dịch vụ công [của giới tinh hoa] chỉ tồn tại vì các mục đích quan hệ công chúng [PR]. Một số ít các chuyên gia vị tha, tài năng, nhân từ trong mỗi thể chế — và các trung tâm tài năng vốn khiến cho thế giới phải ghen tị — chỉ là ‘những hòn đảo nhỏ bé’ trong biển cả tham nhũng, tư lợi và ích kỷ mênh mông.
Những thể chế hư nát của chúng ta thuộc về một nền văn hóa quốc gia, vốn đã giải thoát giới tinh hoa của chúng ta khỏi bất kỳ ý thức nghĩa vụ nào “của riêng họ”, và giải phóng người nghèo của chúng ta khỏi bất kỳ ý thức biết ơn nào đối với xã hội, vốn quan tâm chăm sóc cho họ. Thay vào đó, giới tinh hoa của chúng ta mua chuộc người nghèo để họ luôn phẫn nộ, bần cùng và (quan trọng nhất là) trở nên thờ ơ. Những người nghèo của chúng ta đòi quyền được hưởng hối lộ với danh sách ngày càng dài.
Hãy xem xét chỉ một vài ví dụ hiển nhiên về sự suy yếu thể chế này:
Các trường đại học tạo ra những kẻ tầm thường cực đoan, nợ nần chồng chất, ngu ngơ về lịch sử, về quyền và nghĩa vụ của công dân, tự trở thành nạn nhân, thở ra những lời cay nghiệt, và thuyết giáo lấy việc phân biệt đối xử làm phương thuốc cho nạn phân biệt chủng tộc. Các giáo sư và các nhà quản lý [của các trường đại học] tận hưởng lượng công việc nhẹ nhàng, quyền tự do to lớn, mức lương của chuyên gia, và sự bảo đảm công việc không có cạnh tranh.
Giới truyền thông dòng chính đã tránh đưa tin khách quan để giúp định hình một thông điệp chính thức phục vụ những lợi ích của chính họ — và của những người còn lại trong giới tinh hoa.
Ngành công nghiệp Hoa Kỳ đã di chuyển phần lớn các hoạt động công nghiệp thực tế ra nước ngoài để ngày càng tập trung vào việc tuân thủ các quy định của chính phủ.
Các triệu phú trẻ tuổi của Thung lũng Silicon đã trở thành những nhà kiểm duyệt thất thường nhất kể từ ngày có những đạo luật chống lại sự xúc phạm.
Wall Street đã quên mất rằng hệ thống tài chính tồn tại là để bảo đảm rằng các nguồn lực lưu thông thuận lợi đến những người có nhiều khả năng dùng chúng một cách hiệu quả nhất – và do đó đã loại bỏ yếu tố con người trong lĩnh vực tài chính.
Các tổ chức bất vụ lợi coi trọng sự tồn tại của chính họ và sự thoải mái của các nhà lãnh đạo và nhà tài trợ của họ hơn là những người dân hoặc sự nghiệp mà họ tuyên bố sẽ phục vụ.
Các chính trị gia đấu tranh gay gắt về các “nguyên tắc” không liên quan đến cuộc sống của hầu hết người dân Hoa Kỳ trước khi thỏa hiệp các gói [làm ăn], với lợi ích chính là dành cho bản thân và bạn bè của họ.
Các quan chức quan liêu tự nhận mình có tầm nhìn xa trông rộng trong các tuyên bố sứ mệnh của cơ quan mình. Họ vênh mặt hống hách với những công dân tử tế mà họ [có nghĩa vụ] phải phục vụ.
Điều có liên quan nhất hiện nay, hệ thống bầu cử mang tính hình thức của chúng ta, vốn quay cuồng với tội tước quyền bầu cử [của người da đen] theo [đạo luật] Jim Crow, đã dành nhiều thập kỷ để tăng cường “quyền tiếp cận” [bầu cử] và chỉ chú ý rất ít đến tính liêm chính. Dưới chiêu bài danh nghĩa là ‘giãn cách xã hội’, nhiều [khu vực] có quyền tài phán – hầu hết đều do Đảng Dân Chủ kiểm soát – đã thực hiện mọi biện pháp có thể tưởng tượng được (bao gồm nhiều điều có tính hợp pháp đáng ngờ) để dễ dàng tiếp cận lá phiếu. Tính liêm chính của phiếu bầu đã biến mất. Kết quả là một hệ thống [bầu cử] không có bất kỳ thông tin chi tiết nào về việc canh giữ các lá phiếu từ thời điểm chúng rời khỏi máy in cho đến thời điểm máy bỏ phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu.
Không có gì đáng ngạc nhiên, các kết quả kiểm phiếu được báo cáo trong một cuộc bầu cử có nhiều rủi ro chỉ bao gồm rất ít các biện pháp kiểm soát để bảo đảm sự liêm chính, đã kết hợp nhiều số liệu thống kê cực đoan không chắc có thực – tất cả đều ủng hộ những kẻ chịu trách nhiệm về việc trốn tránh kiểm soát, và với số lượng [phiếu bầu gian lận] đủ lớn để quyết định kết quả của cuộc bầu cử.
Chỉ riêng quan sát này thôi cũng đủ để kích hoạt một cuộc điều tra gian lận chuyên sâu. Việc liệu chúng ta có thấy một cuộc điều tra như vậy hay không là tùy thuộc vào các tòa án – nghĩa là Tối cao Pháp viện, chắc chắn như vậy.
Sự lựa chọn của Tối cao Pháp viện
Ngay cả hệ thống tòa án liên bang cũng là một thể chế khác của Hoa Kỳ đã bị phá hỏng. Sự chi phối chính trị lộ liễu đã làm suy giảm uy tín của hệ thống, và làm hỏng tinh thần thượng tôn pháp luật. Nhưng, khi ông Donald Trump đến Hoa Thịnh Đốn thề “tát cạn đầm lầy” (tức là sửa chữa lại các thể chế đã bị phá hỏng của chúng ta), thì các tòa án là thể chế mà ông chú trọng nhất. [Người dân] Hoa Kỳ sắp được chứng kiến liệu những cải cách của ông Trump đã khôi phục lại được các tòa án của chúng ta thành những thể chế khiến Hoa Kỳ tự hào hay không.
Tối cao Pháp viện sẽ thấy mình ở một vị trí rất khó khăn. Những vấn đề pháp lý cụ thể mà cơ quan này giải quyết sẽ bị đảo lộn ngay lập tức. Những gì mà [người dân] Hoa Kỳ sẽ nhận thấy là việc liệu tòa án có ra lệnh điều tra để có khả năng trao lại chức vụ tổng thống cho ông Trump hay không; hay là họ từ chối điều tra và phê chuẩn một hệ thống bầu cử thiếu sự liêm chính.
Những hậu quả của sự lựa chọn của Tối cao Pháp viện là vô cùng lớn. Nếu sự giám sát và điều tra tư pháp mang lại chiến thắng cho ông Trump, thì bạo loạn của phe cấp tiến sẽ gia tăng để trở thành một cuộc nổi dậy dân sự toàn diện — nhưng bản thân đất nước sẽ thực hiện một bước đi quan trọng nhằm khôi phục Hoa Kỳ và khắc phục các thể chế của chúng ta.
Nếu Tối cao Pháp viện để mọi việc đứng yên mà không có điều tra thêm, thì các cuộc bầu cử và tòa án Hoa Kỳ sẽ tham gia vào danh sách dài các thể chế bị suy yếu của Hoa Kỳ. Chúng ta sẽ trở thành Cộng Hòa Chuối [Banana Republic] mà hạ tầng thể chế ‘ôi thiu’ của chúng ta được thiết kế để hỗ trợ. Những bè phái của giới tinh hoa sẽ tranh giành quyền lực, trong khi người dân bị ra lệnh về cách cư xử như thế nào và có thể suy nghĩ cái gì.
Tối cao Pháp viện sẽ không bao giờ diễn đạt ý kiến của mình theo những điều khoản như vậy, nhưng thực tế sẽ rõ ràng cho bất kỳ ai chú ý: Tối cao Pháp viện sẽ hoặc là thông báo rằng một số thể chế của chúng ta vẫn hoạt động tốt và cho phép chúng ta khắc phục những thể chế khác [vốn bị phá vỡ] — hoặc họ sẽ xác nhận địa vị của mình như một thể chế còn suy đồi hơn nữa trong một quốc gia Hoa Kỳ của giới tinh hoa, [bị điều khiển] bởi giới tinh hoa, và [phục vụ] cho giới tinh hoa.
Tiến sĩ Bruce Abramson là hiệu trưởng tại trường B2 Strategic, thành viên cao cấp và là giám đốc tại Quỹ ACEK, đồng thời là tác giả của cuốn sách “Khôi phục Hoa Kỳ: Chiến thắng cuộc Nội chiến lần thứ hai của Hoa Kỳ”.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.