Các thành viên Đảng Dân Chủ ôn hòa buộc bà Pelosi sử dụng Quy tắc đáng ngờ của Nghị viện để thúc đẩy Dự luật chi tiêu 3.5 ngàn tỷ USD
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (Dân Chủ-California) đã thúc đẩy kế hoạch chi tiêu 3.5 ngàn tỷ USD chưa từng có của Tổng thống Joe Biden hôm 24/08/2021, nhưng chỉ sau khi sử dụng một [quy trình] lèo lái của quốc hội đáng ngờ về tính hợp hiến.
Được biết đến với tên gọi khác là “quy tắc tự thực hiện” và “coi như thông qua”, thủ pháp này chỉ được đa số hai đảng đôi khi sử dụng kể từ năm 1933. Nhưng các cuộc tranh luận vẫn diễn ra giữa các học giả pháp lý về tính hợp hiến của thủ pháp này.
Theo quy trình của thủ pháp này, phiếu bầu của dân biểu cho một biện pháp của Hạ viện [theo quy trình] “coi như” [thông qua] cũng được áp dụng (tính) theo cách thức cụ thể đối với một biện pháp riêng biệt hoàn toàn.
Trong cuộc bỏ phiếu hôm 24/08, bà Pelosi và Lãnh đạo Đa số Hạ viện Steny Hoyer (Dân Chủ-Maryland) đã đưa ra một nghị quyết đặt ra các quy tắc để xem xét tại phòng họp (Hạ viện) cho dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 550 tỷ USD và đạo luật HR 4, Đạo Luật Thúc đẩy Quyền bỏ phiếu của John L. Lewis về liên bang hóa luật và thủ tục bầu cử một cách căn bản.
Nghị quyết này chỉ định rằng Hạ viện sẽ bỏ phiếu về dự luật cơ sở hạ tầng vào hoặc trước hôm 27/09/2021, theo yêu cầu của các thành viên ôn hòa. Nghị quyết này cũng coi như ngân sách 3.5 ngàn tỷ USD đã được phê duyệt và hướng dẫn các ủy ban Hạ viện tiến hành quá trình điều chỉnh ngân sách để đưa ra phiên bản cuối cùng chỉ yêu cầu một đa số phiếu đơn giản tại Thượng viện, thay vì đa số 60 phiếu thông thường.
Với việc [số phiếu của] Thượng viện chia đều 50–50 giữa các bên, Đảng Cộng Hòa có thể đã loại bỏ được gói ngân sách này theo yêu cầu 60 phiếu thuận. Với quy trình của [quy tắc] cho là [thông qua] của bà Pelosi, Phó Tổng thống Kamala Harris (Dân Chủ-California) sẽ phá vỡ thế cân bằng trong trường hợp bỏ phiếu theo đường lối của đảng phải.
Đối với chiến lược gia kỳ cựu của Đảng Cộng Hòa Brian Darling, toàn bộ qui trình này là một trò giả mạo nhằm tạo vỏ bọc chính trị cho những thành viên Dân Chủ ôn hòa trong Hạ viện.
Ông Darling nói với The Epoch Times: “Việc coi như các nghị quyết [được thông qua] là một cách mang tính thủ tục để tạo cơ hội cho nhiều dự luật được xem xét cùng nhau, khi các thành viên bất đồng quan điểm có thể thực hiện niềm tin rằng họ không bỏ phiếu để ủng hộ biện pháp này hay biện pháp kia.”
Ông nói rằng, “Đó là một cách tồi tệ để lập pháp, và người dân Mỹ sẽ không chấp nhận vào lập luận của những người được gọi là thành viên Đảng Dân Chủ ôn hòa, những người tuyên bố rằng chưa bao giờ bỏ phiếu cho dự luật ngân sách 3.5 ngàn tỷ USD.
Ông Darling đang đề cập đến 10 thành viên Đảng Dân Chủ ôn hòa tại Hạ viện, những người đã ép bà Pelosi bảo đảm một cuộc bỏ phiếu về biện pháp cơ sở hạ tầng, mà họ cho là mối quan tâm của các cử tri, trước cuộc bỏ phiếu cuối cùng về ngân sách 3.5 ngàn tỷ USD mà nhiều cử tri lo ngại sẽ thúc đẩy lạm phát gây tổn hại và yêu cầu thuế cao hơn.
Nếu biện pháp ngân sách được đưa đến Thượng viện không theo quy trình điều chỉnh ngân sách, Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer (Dân Chủ-New York) sẽ phải đối mặt với việc thương lượng với TNS. Joe Manchin (Dân Chủ-West Virginia) và TNS. Kyrsten Sinema (Dân Chủ-Arizona), những người chia sẻ những lo lắng của các thành viên ôn hòa tại Hạ viện về lạm phát và thuế.
Bà Chủ tịch không có lựa chọn nào khác ngoài việc xoa dịu những thành viên ôn hòa này vì với đa số Đảng Dân Chủ Hạ viện chỉ có bảy phiếu (220–213), bà không thể để mất quá ba phiếu và tự tin chiến thắng. Nghị quyết của Pelosi được thông qua mà không có một phiếu bầu nào của Đảng Cộng Hòa.
Một phát ngôn viên của bà Pelosi đã không trả lời yêu cầu bình luận của The Epoch Times vào thời điểm công bố bài báo này.
Dữ liệu khảo sát mới cho thấy các thành viên Dân Chủ ôn hòa ở cả hai phía của Điện Capitol có lý do khi lo lắng về phản ứng của cử tri đối với kế hoạch chi tiêu của ông Biden, do Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Thượng viện Bernie Sanders (Độc Lập-Vermont) xây dựng và lớn hơn đáng kể so với bất kỳ kế hoạch ngân sách liên bang hàng năm nào trước đó. TNS. Sanders là một nhà xã hội chủ nghĩa tự xưng.
Một cuộc khảo sát toàn quốc gần đây cho Câu lạc bộ Hành động vì Tăng trưởng, một ủy ban hành động chính trị (PAC) ủng hộ các thành viên Cộng hòa truyền thống, cho thấy 72% cử tri và 61% thành viên Dân Chủ cho rằng thuế cao là một vấn đề, so với chỉ có 21% thành viên Dân Chủ tin rằng thuế cao không phải là một vấn đề.
Ngoài ra, cuộc khảo sát này cho thấy 64% cử tri ủng hộ việc “chấm dứt chi tiêu thâm hụt liên tục và yêu cầu ngân sách liên bang phải được cân bằng,” trong khi 13% phản đối. Trong số các thành viên Dân Chủ, quan điểm chống thâm hụt được 49% thành viên Dân Chủ ủng hộ và 24% phản đối.
Ông David McIntosh, chủ tịch của PAC, cho biết trong một thông cáo báo chí ngay sau khi Hạ viện bỏ phiếu hôm 24/08/2021: “Bên ngoài San Francisco và Manhattan, sự ủng hộ đối với dự luật này sẽ tạo ra phản ứng dữ dội của cử tri và Câu lạc bộ Hành động vì Tăng trưởng sẽ bắt đầu xem xét những việc này và các địa hạt khác cho các lựa chọn người thay thế, những người đại diện tốt hơn cho các giá trị của cử tri của họ thay vì những người cổ vũ cho các chính sách thuế và nợ cực đoan của Đảng Dân Chủ.”
“Cuộc thăm dò của chúng tôi cho thấy các cử tri Dân Chủ truyền thống bảo thủ hơn nhiều về mặt tài chính so với những người theo chủ nghĩa tự do ở Hoa Thịnh Đốn, và chúng tôi tin rằng đó là bài học mà Đảng Dân Chủ sẽ học được trong cuộc bầu cử giữa kỳ.”
Cuộc bỏ phiếu của Hạ viện về đạo luật HR 4 được bao gồm vào [cuộc bỏ phiếu] thông qua thủ pháp lèo lái của bà Pelosi cũng là một cuộc bỏ phiếu rõ ràng theo đường lối đảng phái và bị bà Jessica Anderson, giám đốc điều hành của Heritage Action, chi nhánh vận động chính trị của Heritage Foundation, một tổ chức tư tưởng phi lợi nhuận bảo thủ, lên án.
Bà Anderson nói trong một tuyên bố: “Dự luật này trao một lượng lớn quyền lực cho các quan chức không được bầu chọn trong chính phủ liên bang, những người sẽ làm cho hành vi gian lận cử tri dễ dàng hơn, làm cho việc phát hiện gian lận trở nên khó khăn hơn và thúc đẩy một nghị trình của Cánh tả đối với ý chí của người dân ở tất cả 50 tiểu bang.”
“Theo đạo luật HR 4, các nhà hoạt động cánh tả sẽ sử dụng tòa án và DOJ để ngăn chặn bất kỳ cơ quan tài phán nào của tiểu bang hoặc địa phương thực hiện các dự luật của riêng họ để đảm bảo tính toàn vẹn của cuộc bầu cử… như thẻ cử tri, mặc dù cuộc thăm dò dư luận cho thấy đa số người Mỹ ủng hộ việc yêu cầu thẻ cử tri để bỏ phiếu.”
Ông Ken Cuccinelli, cựu tổng chưởng lý Virginia, hiện là chủ tịch quốc gia của Sáng kiến minh bạch bầu cử có trụ sở tại Arlington, nói với The Epoch Times hôm 25/08/2021 rằng các cuộc bỏ phiếu Hạ viện hôm 24/08/2021 vẫn có nhược điểm đối với bà Pelosi và các thành viên Đảng Dân Chủ ôn hòa.
Ông Cuccinelli nói: “Bà Pelosi càng xúc tiến theo [qui trình] điều chỉnh [ngân sách] thì bà ấy càng phải chịu chi phối của Cố vấn của Thượng viện và ông Joe Manchin.”
Ông đề cập đến thực tế là nhiều điều khoản trong kế hoạch ngân sách trị giá 3.5 ngàn tỷ USD là chỉ thị chính sách, không phải chỉ thị chi tiêu và có thể bị Cố vấn của Thượng viện loại trừ và do đó phải tuân theo yêu cầu 60 phiếu thuận.
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: