Các quỹ hưu trí của Hoa Kỳ đầu tư hàng tỷ USD vào các công ty Trung Quốc
Các hành động gần đây của các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa đã kêu gọi sự chú ý đến việc các quỹ hưu trí hàng đầu của Hoa Kỳ sẵn sàng đầu tư vào các công ty Trung Quốc có thể có quan hệ với chính phủ ở Bắc Kinh và có thể đóng một vai trò trong việc tăng cường khả năng giám sát và quân sự của chính quyền Bắc Kinh.
TNS. Marco Rubio (Cộng Hoà-Florida) và hai đồng nghiệp GOP, TNS. Tom Cotton (Cộng Hoà-Arkansas) và Tommy Tuberville (Cộng Hoà-Alabama) đã gửi một lá thư hôm 06/04 cho bốn người do Tổng thống Joe Biden đề cử để phục vụ trong hội đồng của Hội đồng Đầu tư Hưu trí Tiết kiệm Liên bang (FTRIB), quỹ hưu trí chính dành cho nhân viên chính phủ, yêu cầu họ cam kết không đầu tư tiền vào các công ty Trung Quốc có thể làm suy yếu an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.
Ông Rubio cũng giữ (chưa trả lời) việc xác nhận những người được đề cử trong khi chờ những bảo đảm như vậy.
Tuy nhiên, các nhà quan sát lâu năm về thương mại và đầu tư Mỹ- Trung cho biết, nỗ lực như vậy có mục tiêu ngăn chặn các khoản đầu tư của Hoa Kỳ khỏi việc có thể hỗ trợ chính phủ Trung Quốc và quân đội của nước này, là một bước đi trong số nhiều các biện pháp khác cần được thực hiện, bao gồm hành động của Quốc hội và sự thay đổi văn hóa trong việc đầu tư của quỹ hưu trí.
Trong lá thư của mình, ông Rubio và các đồng nghiệp cho biết họ “quan ngại sâu sắc” trước sự sẵn sàng mang tính lịch sử của FTRIB trong việc “đầu tư khoản tiết kiệm hưu trí của nhân viên liên bang vào các công ty có trụ sở tại Trung Quốc, bao gồm các công ty liên quan đến quân đội, gián điệp, vi phạm nhân quyền, và chính sách công nghiệp hiếu chiến của chính phủ Trung Quốc được thiết kế để làm suy yếu công nghiệp của Hoa Kỳ.”
Họ đã lên án quyết định của FTRIB vào năm 2017 để chuyển chỉ số được sử dụng cho quỹ đầu tư chứng khoán quốc tế sang Chỉ số Thị trường Có thể đầu tư ngoài Hoa Kỳ MSCI All Country World, bao gồm 99% thị trường chứng khoán toàn cầu. Chỉ số này có trọng số 7.5% đối với các công ty Trung Quốc.
Để đối phó với áp lực từ các nhà lập pháp và chính phủ của ông Trump, vào năm 2020 FTRIB đã rút lui không thực hiện sự chuyển đổi này, nhưng lại không làm giảm bớt lo ngại về sự sẵn sàng đầu tư vào các công ty Trung Quốc trong tương lai.
Theo quan điểm của một số nhà quan sát, những cam kết mà ông Rubio và các đồng nghiệp hiện đang tìm kiếm không có đủ ảnh hưởng trước hậu quả nghiêm trọng của việc tiếp tay cho quân đội Trung Quốc và nhiều hành vi vi phạm nhân quyền của chính phủ Bắc Kinh đối với người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở miền Tây Trung Quốc cũng như các nhóm tôn giáo và các dân tộc khác.
Hiện tại, theo một tài liệu phân tích thông tin tính đến tháng 11/2020 từ hồ sơ của SEC của chính phủ Hoa Kỳ năm 2021 do The Epoch Times thu được, hơn 152 tỷ USD tổng số đầu tư của Hoa Kỳ là vào các doanh nghiệp nhà nước có trụ sở tại Trung Quốc. Tài liệu này cho thấy các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã phân phối hơn 2.3 ngàn tỷ USD cho Trung Quốc kể từ năm 1992.
Tính đến tháng 11/2020, có hơn 47,8 tỷ là thuộc nhóm mà Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ phân loại là “các công ty quân sự cộng sản Trung Quốc”. Tháng đó, Tổng thống Donald Trump khi đó đã cấm các khoản đầu tư của Hoa Kỳ vào các công ty như vậy, sau đó sắc lệnh này đã được chính phủ ông Biden mở rộng.
Tài liệu năm 2022 cũng cho thấy các quỹ hưu trí và chính phủ đã đầu tư 14.8 tỷ USD vào chứng khoán Trung Quốc. Tiểu bang California dẫn đầu về đầu tư vào Trung Quốc và Hồng Kông, với 1,611 chứng khoán với tổng giá trị đầu tư gần 8.5 tỷ USD. Xếp ngay sau là Alaska Permanent Fund Corp., với khoản đầu tư hơn 2 tỷ USD, và Hệ thống Hưu trí Giáo viên của Texas, với hơn 1.1 tỷ USD đầu tư.
Ông Rob Atkinson, chủ tịch của Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn, cho biết, “Cuối cùng, quyết định về việc liệu FTRIB có nên đầu tư vào Trung Quốc hay không là quyết định mà Quốc hội nên đưa ra, và quyết định này nên là cấm khoản đầu tư như vậy.”
Theo quan điểm của ông Atkinson, việc chính phủ liên bang đầu tư tiền của các nhân viên của chính phủ vào các công ty Trung Quốc sẽ rơi đúng vào tay một chính quyền và nền kinh tế đối nghịch.
Ông Atkinson nói với The Epoch Times rằng: “Như ông Lenin được cho là đã từng nói, ‘Các nhà tư bản sẽ bán cho chúng ta sợi dây để chúng ta treo cổ họ.’ Vô lý khi FTRIB” đầu tư vào các công ty Trung Quốc.
Nhưng ngoài các hành động của ông Rubio và các đồng nghiệp, ông Atkinson thấy rất ít những gì diễn ra ở cấp liên bang để chống lại các khoản đầu tư như vậy. Chính phủ hiện tại có vẻ tự mãn, ít nhất là xét từ lập trường công khai của họ về vấn đề này.
Ông nói, “Tôi không thấy bất kỳ tuyên bố nào từ chính phủ ông Biden kêu gọi chấm dứt hoạt động này. Không có luật nào của Quốc hội về vấn đề này, tôi nghĩ việc các thượng nghị sĩ yêu cầu FTRIB giải thích quan điểm của họ, và lý tưởng nhất là cam kết chấm dứt hoạt động này là hoàn toàn phù hợp.”
Trong khi hành động của Quốc hội về vấn đề này có thể được bảo đảm, ông Atkinson ủng hộ việc thực thi các tiêu chuẩn và giao thức nhất định trong thương mại và đầu tư Mỹ-Trung hơn là từ bỏ nó hoàn toàn.
Ông Atkinson tiếp tục, “Tôi không ủng hộ việc tách rời trên quy mô lớn, một phần vì chúng ta thu được một số lợi ích. Nhưng tôi không ủng hộ việc chính phủ Hoa Kỳ cung cấp tài chính cho các công ty Trung Quốc, hầu hết trong số đó có tài chính mờ ám và không rõ ràng, không đáp ứng được các tiêu chuẩn của Hội đồng Tiêu chuẩn Kế toán Tài chính (FASB).”
Một sự thay đổi văn hóa
Trong quá khứ gần đây, các quỹ hưu trí ở Hoa Kỳ đã không ngần ngại trước áp lực của dư luận khi sửa đổi và chuyển hướng các chiến lược và mục tiêu đầu tư của họ hoặc không có ý thức về thực hành đầu tư công bằng và đạo đức của họ.
Ông Dorey Wiley, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Commerce Street Holdings, LLC cho biết: “Các quỹ hưu trí là quan liêu, và họ có một văn hóa [như vậy]. Hai mươi năm trước, câu hỏi về việc đầu tư vào đâu lẽ ra đã có thể giải quyết vấn đề mà chúng ta gọi là ‘cổ phiếu tội lỗi’. Quý vị đang đầu tư vào cờ bạc, rượu, và thuốc lá, và hậu quả là gì? Chúng ta đang kiếm tiền với cái giá mà hàng hóa cộng đồng phải trả? “
Ông Wiley nói, khi những câu hỏi như vậy nảy sinh, các cuộc tranh luận có xu hướng nảy sinh giữa những người đề xuất cân nhắc đạo đức và những người khẳng định nghĩa vụ ủy thác phải thu lợi nhuận và mang lại lợi nhuận tốt nhất cho những người tham gia kế hoạch. Một số quỹ hưu trí sẽ loại trừ “cổ phiếu tội lỗi” khỏi chiến lược đầu tư của họ, và một số thì không.
Gần đây, trọng tâm của cuộc tranh luận đã phần nào thay đổi, và các hội đồng hưu trí quan tâm nhiều hơn đến các nguyên tắc về môi trường, xã hội, và quản trị, hay ESG, đầu tư. Dựa trên những tính toán này, một số quỹ hưu trí đã quyết định rằng việc đầu tư vào các nhà sản xuất súng là không thể chấp nhận được trong khi đầu tư vào những sản phẩm được gọi là tội lỗi, bao gồm rượu, thuốc lá, và cờ bạc, có thể được phép.
Nhưng mối quan tâm đối với đầu tư có đạo đức gây chú ý là bỏ qua bất kỳ việc xem xét nào về tác động của việc đầu tư vào các công ty có mối quan hệ với một chính phủ săn mồi.
Ông Wiley nói: “Đồng thời, chúng tôi nhận thấy đầu tư tích cực vào các thị trường như Trung Quốc, mà không quan tâm đến việc các công ty ký có hợp đồng về AI cho [quân đội Trung Quốc] hoặc cho hàng triệu người trong các trại tập trung và các vấn đề nhân quyền khác.
Ông ấy tiếp tục: “Vì vậy, tôi nghĩ rằng các quỹ hưu trí ngày nay thực sự cần phải dừng lại và xem xét những gì họ đang làm. Chúng ta có các khoản đầu tư ở Trung Quốc, hay ở Nga không vì lợi ích của những người tham gia [đóng góp vào quỹ hữu trí] của chúng ta hay lợi ích lớn hơn của xã hội không?”
Đối với các quỹ hưu trí thì việc thực hiện xem xét như thế đối với các khoản đầu tư của họ và đưa ra đánh giá về hậu quả của việc hỗ trợ các công ty Trung Quốc là thuộc trách nhiệm ủy thác của các quỹ này rất nhiều, đặc biệt là trước khả năng sử dụng AI và các công nghệ khác để theo dõi và phá hoại an ninh của Mỹ và các đồng minh của Mỹ.
Ông Wiley nói, “Các quỹ này cần đánh giá những vấn đề đó, và họ cần có câu trả lời xác đáng về việc liệu họ có tiếp tục nắm giữ những khoản đầu tư đó hay không.”
Ông Wiley thừa nhận, không phải tất cả các quỹ hưu trí hỗ trợ các công ty Trung Quốc đều cố ý làm như vậy. Ông nói, một phần của vấn đề ở đây là việc xác định tiêu chuẩn của các nhà quản lý. Xu hướng là các nhà quản lý phát triển các danh mục đầu tư với mức độ liên quan nhất định đến các quốc gia khác nhau, [cần] phù hợp với các tiêu chuẩn nhất định. Đây chính xác là nội dung được ông Rubio và các đồng nghiệp nêu ra trong bức thư 06/04 của họ.
Ông Wiley nói: “Đừng để chỉ số đầu tư chuẩn xác định những gì quý vị nên đầu tư và không nên đầu tư vào. Nếu một chỉ số chuẩn là sai, thì nó sẽ sai thôi.”
Ông Michael Washburn là một phóng viên tự do tại New York, chuyên viết về các chủ đề liên quan đến Trung Quốc. Ông có nền tảng về báo chí pháp luật và tài chính, đồng thời cũng viết về nghệ thuật và văn hóa. Ngoài ra, ông còn là người dẫn chương trình podcast hàng tuần Reading the Globe. Các cuốn sách của ông bao gồm “The Uprooted and Other Stories” (“Những Câu Chuyện Mất Gốc và Những Câu Chuyện Khác”), “When We’re Grownups” (“Khi Chúng Ta Trưởng Thành”), và “Stranger, Stranger” (“Người Lạ, Người Lạ”).
Vân Du biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times