Các nước khu vực Đông Dương chống lại tham vọng bá quyền của Trung Cộng
Bộ Ngoại giao Trung Cộng đã chỉ thị cho các đại sứ cần tích cực bảo vệ lợi ích và uy tín của chế độ, bất chấp những hệ lụy về ngoại giao. Cùng với chiến lược ngoại giao “chiến lang”, các nhà ngoại giao Trung Cộng hiện tích cực sử dụng các công cụ tấn công mạng, tung tin giả, tuyên truyền, và thuyết âm mưu. Tuy nhiên, thay vì chịu đựng, thì giờ đây các quốc gia trên thế giới đang đứng lên chống lại cuộc tấn công ngoại giao và tham vọng bá quyền của Trung Quốc.
Sự thay đổi này xảy ra càng rõ rệt hơn ở các nước láng giềng của Trung Quốc thuộc khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Trong nhiều năm, họ phải chịu đựng trước sự hung hăng của Bắc Kinh trong việc tranh chấp lãnh thổ, các mối đe dọa, cưỡng ép về kinh tế, sự tấn công vào thị trường nội địa của các quốc gia này. Tuy nhiên, hiện nay các nước khu vực Đông Dương đang bắt đầu lên tiếng.
Tận dụng cơ hội khi Bắc Kinh che giấu thông tin về dịch bệnh do virus Trung Cộng gây ra trên toàn thế giới, các quốc gia này hiện đang yêu cầu câu trả lời từ Trung Cộng, sắp xếp lại thế trận quốc phòng của mình và liên kết với các đồng minh cùng cảnh ngộ.
Nước Úc đã từng có mối quan hệ thương mại tốt đẹp với Trung Quốc trong nhiều năm nay đã lên tiếng cảnh báo tới các quốc gia láng giềng ở khu vực Nam Thái Bình Dương trước sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Cộng. Kể từ khi lên nắm quyền vào năm ngoái, chính phủ Thủ tướng Scott Morrison đã cố gắng kiềm chế ảnh hưởng này của Trung Quốc bằng cách gia tăng sự hỗ trợ về kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường quan hệ ngoại giao với các quốc đảo ở khu vực Thái Bình Dương.
Đỉnh điểm là ngày 1/7, Úc đã công bố khoản chi tiêu quốc phòng khủng lên tới 187 tỷ USD, mức chi tiêu cao nhất trong nhiều thập kỷ dành cho lực lượng vũ trang. Những công nghệ tiên tiến mà Úc dự kiến sẽ trang bị là hệ thống hỏa tiễn chống hạm tầm xa và vũ khí siêu thanh. Điều này đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong chiến lược của Úc, phù hợp với tình hình môi trường an ninh đang ngày càng xấu đi ở khu vực Đông Dương.
Úc không chỉ điều chỉnh lại chiến lược trong nội bộ quốc gia của mình, mà còn phối hợp chặt chẽ hơn với các đồng minh. Sau hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa Thủ tướng Morrison với người đồng cấp Nhật Bản, ông Shinzo Abe ,vào ngày 9/7, hai nước đã thỏa thuận tăng cường các cuộc tập trận chung và các hoạt động khác của lực lượng quốc phòng của hai bên. Hơn thế nữa, cả hai nhà lãnh đạo cũng đồng ý rằng Đài Loan nên tham gia vào Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với tư cách quan sát viên, trong khi Trung Cộng luôn coi Đài Loan là một địa khu nổi loạn của mình.
Hội nghị thượng đỉnh Nhật – Úc diễn ra sau vòng thứ 9 của Hội nghị các Bộ Trưởng Quốc Phòng ba bên, gồm Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Taro Kono, Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Mark Esper và Bộ trưởng Quốc phòng Úc Linda Reynolds diễn ra vào ngày 7/7. Trong cuộc họp, các Bộ trưởng Quốc phòng ba nước đã chỉ ra những khuynh hướng công kích của Trung Cộng ở Biển Đông:“tiếp tục quân sự hóa các địa bàn tranh chấp, sử dụng các tàu tuần tra của ‘lực lượng dân quân hàng hải’ để uy hiếp, tấn công và quấy rối các hoạt động khai thác tài nguyên của các nước khác”.
Trong vài năm qua, Bắc Kinh đã kiên trì sử dụng lực lượng dân quân này, chủ yếu là vì không có cường quốc liên quan nào có hành động quân sự phản ứng lại. Gần đây nhất, Bắc Kinh đã sử dụng chiến thuật này để xâm nhập sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia tới 70 hải lý để phô trương sức mạnh của mình. Tuy nhiên, khi Bắc Kinh tiếp tục làm tới, Jakarta đã cho thấy họ không còn sẵn sàng làm nhân chứng ngoan ngoãn cho Trung Cộng nữa.
Dịch virus Vũ Hán đã tạo động lực để nhiều quốc gia láng giềng của Trung Quốc lên tiếng hay việc Bắc Kinh áp dụng luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông đã tiếp thêm động lực cho các quốc gia trong liên minh Ngũ Nhãn (gồm Anh, Hoa Kỳ, Canada, New Zealand, Úc để chia sẻ các thông tin tình báo) phải phản ứng lại. Trong một tuyên bố chung hiếm có vào tháng 5/2020, bốn thành viên trong liên minh bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Úc, và Canada đã chỉ trích Trung Cộng về việc áp đặt luật an ninh quốc gia, và bảo vệ Hồng Kông như một “pháo đài của sự tự do”.
Trong khi đó, Úc và Canada đã thông báo xem xét lại mối quan hệ của họ với Hồng Kông. Tương tự như vậy, Vương Quốc Anh đã xác nhận họ sẽ mở rộng cửa cho phép những người Hồng Kông có Hộ chiếu Hải ngoại để vào Anh Quốc.
Gần đây nhất, thành viên thứ năm trong liên minh là New Zealand, sau một cuộc gọi tham vấn với các Ngoại trưởng của 4 quốc gia còn lại vào ngày 8/7, cũng đã tuyên bố xem xét lại mối quan hệ với Hồng Kông, bao gồm cả việc đánh giá lại các thỏa thuận dẫn độ, kiểm soát xuất khẩu, cảnh báo du lịch cho công dân.
Sự tái liên kết giữa các quốc gia được hình thành bởi sự hiếu chiến của Trung Cộng không chỉ dừng lại ở các quốc gia láng giềng. Tại châu Âu, nơi nhận được những làn sóng dự án liên kết xây dựng cơ sở hạ tầng đầy tham vọng của Trung Cộng trong sáng kiến Vành đai và Con đường cũng xuất hiện những sự đồng thuận trong việc chống lại Trung Cộng.
Gần đây nhất, là việc thành lập một liên minh của các nhà lập pháp từ 16 quốc gia châu Âu và Liên minh châu Âu với tên gọi Liên minh Nghị viện về Trung Quốc. Liên minh này cho biết họ là “một đảng liên hiệp các nhà lập pháp quốc tế được thành lập ra để hướng tới việc cải cách cách thức của các nước dân chủ trong việc tiếp cận với Trung Quốc”. Một trong các chiến dịch nổi tiếng gần đây nhất của tổ chức này là họ đã kêu gọi các nước thành viên xem xét lại các hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông.
Sự thúc đẩy đối với các vấn đề chính trị này được kết hợp bởi việc ngày càng siết chặt các công ty công nghệ của Trung Quốc. Các công ty này vốn đã tự do kiểm soát các thị trường trên thế giới trong nhiều năm qua bằng cách cung cấp các thiết bị phần mềm và phần cứng chất lượng thấp với chi phí rẻ hơn. Tuy nhiên, dường như tham vọng bá quyền của Bắc Kinh đã sớm bị tiêu diệt. Sau lệnh cấm của Ấn Độ đối với hơn 50 ứng dụng của Trung Quốc, Hoa Kỳ cũng đang dự tính thực hiện hành động tương tự. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ và Anh Quốc đều rất quyết tâm trong việc này, bằng chứng là họ đã loại Huawei trong mạng lưới 5G của mình. Pháp cũng đang tiến hành các bước để hạn chế vai trò của Huawei trong mạng viễn thông của nước này.
Trong khi cộng đồng thế giới đang kết nối lại để giải quyết mớ hỗn độn do đại dịch virus Trung Cộng gây ra, Bắc Kinh lại có những hành động ngược đời ở Ladakh, Biển Đông, Đài Loan, và Hồng Kông. Giới chức lãnh đạo Hoa Kỳ đã mô tả Trung Cộng là một “đối thủ quân sự nguy hiểm nhất”. Trừ phi Bắc Kinh thực hiện các bước để sửa chữa sai lầm, giảm bớt sự hung hăng, giải quyết các tranh chấp, nếu không rất có thể tình cảnh chống Trung Cộng ngày một gia tăng này sẽ biến thành một cơn sóng thần.
Tác giả: Tahir Aslam Gora