Các nhà thiên văn khám phá nguồn bùng nổ sóng vô tuyến
Một thứ gì đó trong không gian đã phát ra những luồng sóng vô tuyến thoáng qua, và các nhà khoa học cuối cùng đã làm sáng tỏ bí ẩn thiên văn hàng thập kỷ này.
Sự bùng nổ năng lượng, được gọi là fast radio bursts (FRB), là các xung vô tuyến có thời lượng mili giây được xác định lần đầu tiên vào năm 2007 theo dữ liệu được ghi lại tại Đài quan sát Parkes ở New South Wales, Australia vào tháng 7/2001.
Nhưng nguyên nhân tạo ra FRBs vẫn còn là một câu đố đối với các nhà vật lý thiên văn, cho đến khi các nhà nghiên cứu từ ba nhóm thiên văn học quốc tế, trong đó có một nhóm các nhà khoa học Canada, kết luận có khả năng đó là do sao từ (magnestars).
Nhóm các nhà thiên văn Canada cho biết, “Sao từ chính là một ngôi sao neutron trẻ có độ từ hóa cao, đôi khi tạo ra các vụ nổ và các tia sáng cực lớn của tia X và tia γ”.
Một ngôi sao neutron được sinh ra từ lõi của một ngôi sao khổng lồ bị sụp đổ sau khi cạn kiệt nhiên liệu. Một ngôi sao neutron bình thường có từ trường cao gấp một nghìn tỷ lần từ trường của Trái đất.
Nhưng từ trường của sao từ còn mạnh hơn gấp 1,000 lần từ trường của sao neutron.
Vào ngày 28/4/2020, FRB của sao từ SGR 1935 + 2154 đã được chụp bởi một kính viễn vọng vô tuyến trong Đài quan sát Vật lý Thiên Văn Vô tuyến Dominion ở British Columbia tại phòng Thí nghiệm bản đồ Cường độ Hydro tại Canada (CHIME).
Sau thông báo của nhóm CHIME, các nhà khoa học từ một dự án do NASA tài trợ cho biết họ cũng phát hiện ra FRBs bằng cách sử dụng kính thiên văn Survey for Transient Astronomical Radio Emission 2 (STARE2).
Điều đặc biệt về FRB mới có mã FRB 200428 này là nó đến từ một nơi chỉ cách chúng ta 30,000 năm ánh sáng.
“FRB… thường cách xa chúng ta hàng triệu đến hàng tỷ năm ánh sáng. Nhưng thứ này nằm trong thiên hà của chúng ta và ở gần chúng ta hơn nhiều,” nhà vật lý thiên văn người Canada Paul Scholz nói với CBC News. “So với các FRB khác, nó nằm ngay phía sau chúng ta, vì vậy chúng tôi có thể nghiên cứu nó chi tiết hơn.”
Các nhà thiên văn học Trung Quốc đã hỗ trợ khám phá này bằng các quan sát của riêng họ từ kính thiên văn Aperture Spherical (FAST) ở Quý Châu.
Sao từ chỉ là một trong nhiều mô hình được sử dụng trong nghiên cứu về các nguồn FRB. Điều mà các nhà khoa học muốn tìm hiểu tiếp theo là năng lượng từ trường được giải phóng dưới dạng sóng vô tuyến như thế nào.
“Tất cả công nghệ mà chúng tôi có được đều bắt nguồn từ sự hiểu biết của chúng tôi về vũ trụ, về vật lý. Và thông qua việc tìm hiểu chúng, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn cách vận hành của vũ trụ, cách hoạt động của vật lý,” Scholz cho biết.
Do Andrew Chen thực hiện
Ánh Sao biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: