Các nhà quản lý quỹ và đầu tư lo ngại lạm phát đình trệ sẽ tới trong vòng một năm
Theo một cuộc khảo sát gần đây của Bank of America, các nhà đầu tư toàn cầu và các nhà quản lý quỹ ngày càng lo ngại về làn sóng lạm phát đình trệ tiềm ẩn dự kiến sẽ tới trong vòng một năm.
Cuộc khảo sát nhà quản lý quỹ mới nhất của BoA, được thực hiện hôm 14/06, cho thấy 83% các nhà đầu tư được khảo sát dự đoán sự suy thoái lớn trong tăng trưởng kinh tế và lạm phát gia tăng sẽ càn quét thị trường trong vòng 12 tháng tới.
Con số này tăng từ mức 77% trong tháng Năm, mức cao nhất được ghi nhận kể từ tháng 06/2008.
Theo BoA, cuộc khảo sát cho biết tinh thần của các nhà đầu tư đã không thấp như vậy kể từ tháng 06/2008, trước cuộc Đại suy thoái.
Việc ngân hàng đầu tư Bear Stearns sụp đổ chỉ trước đó vài tháng và giá dầu tăng cao đã gây ảnh hưởng đến thị trường trước sự sụp đổ vào cuối năm đó.
Người ta lo ngại rằng lạm phát đình trệ sẽ gây ra tỷ lệ thất nghiệp cao, giảm chi tiêu của người tiêu dùng, tăng chi phí và giảm thu nhập của doanh nghiệp, dẫn đến suy thoái kinh tế.
Cuộc khảo sát của ngân hàng này diễn ra một ngày trước khi Wall Street bị chấn động mạnh bởi đợt bán tháo lớn, khi cuộc khảo sát Chỉ số Giá tiêu dùng của Bộ Lao động ngày 10/06 cho thấy lạm phát trong tháng Năm tăng 8.6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện có nhiều khả năng hơn là các nhà quản lý quỹ đang lo ngại về việc giá tăng cao.
Ông Michael Hartnett và ông Myung-Jee Jung, các chiến lược gia đầu tư chứng khoán của BoA cho biết: “Tâm lý ở Wall Street đang rất tồi tệ.”
“Lạm phát sẽ vẫn ở mức cao so với lịch sử… cho đến nay, mô tả phổ biến nhất về bối cảnh kinh tế sẽ như thế nào trong 12 tháng tới là ‘lạm phát đình trệ’.”
Trong số 266 Giám đốc đầu tư, nhà phân bổ tài sản và người quản lý danh mục đầu tư được phỏng vấn, hơn 220 người trong số họ dự đoán lạm phát đình trệ sẽ đến vào năm 2023.
Cuộc khảo sát hàng tháng của Bank of America với 266 nhà quản lý quỹ toàn cầu, có tài sản 843 tỷ USD, cho thấy các nhà đầu tư vào thời điểm đó vẫn lạc quan đối với tiền mặt, chăm sóc y tế, hàng hóa và năng lượng, trong khi bi quan đối với trái phiếu ngắn hạn, điện nước và cổ phiếu.
Hai giao dịch đông đúc nhất là các hợp đồng mua dầu và hàng hóa, cộng với đồng USD.
Chỉ số S&P 500 đã bước vào thị trường giá xuống vào đầu phiên giao dịch của tuần, sau khi mất gần 10% trong 4 phiên liên tiếp do lo ngại về chính sách tăng mạnh lãi suất mới của Cục Dự trữ Liên bang.
Cuộc khảo sát cho thấy mức âm ròng 73% của các nhà quản lý tiền tệ kỳ vọng nền kinh tế mạnh mẽ hơn, mức thấp nhất kể từ năm 1994, trong khi kỳ vọng lợi nhuận toàn cầu giảm xuống âm 72%, con số tồi tệ hơn kể từ tháng 09/2008.
Ông Hartnett và ông Jung nói: “[Sẽ không có] mức rất thấp trong cổ phiếu trước khi lợi suất và lạm phát đạt mức rất cao.”
“Lạm phát đòi hỏi Fed tăng mạnh lãi suất vào tháng Sáu và tháng Bảy.”
Cục Dự trữ Liên bang một lần nữa đã họp hôm 15/06 để thảo luận về việc tăng lãi suất, với hầu hết các nhà phân tích kỳ vọng lãi suất sẽ tăng 75 điểm cơ bản lần đầu tiên kể từ năm 1994.
Lập trường quyết đoán của ngân hàng trung ương đang khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng, với 32% các nhà quản lý quỹ coi lãi suất tăng là mối đe dọa lớn nhất mà thị trường phải đối mặt lúc này.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm ở mức 3.475 vào cuối ngày, tăng hơn một phần ba điểm kể từ báo cáo CPI.
Anh Bryan S. Jung là người bản xứ và cư trú tại Thành phố New York với kiến thức chuyên sâu về chính trị và pháp luật. Anh tốt nghiệp Đại học Binghamton.