Các nhà khoa học vẫn chưa biết virus Trung Cộng lây lan như thế nào
Vào thế kỷ thứ 15, đại dịch cúm quét qua nước Ý. Nhưng cộng đồng y tế không thể tìm ra được nguồn gốc và cũng không thể giải thích được sự lây lan của nó nên bèn đặt tên là “flu”, dựa trên từ tiếng Ý “influenza”, nghĩa là ảnh hưởng của các vì sao.
Ngày nay, sau gần 600 năm, thế giới lại đang phải đối mặt với một dịch bệnh khó hiểu khác – virus Trung Cộng (COVID-19, viêm phổi Vũ Hán), và vẫn chưa rõ nguồn gốc cùng phương thức lây nhiễm của nó.
Sau gần hai năm làm việc cật lực, giới khoa học cũng đã tạo ra được nhiều loại vaccine và thuốc để phòng virus Trung Cộng, nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề mà các nhà khoa học phải đối mặt, chẳng hạn như: virus Trung Cộng lây lan như thế nào, và làm thế nào để ngăn chặn nó? Tại sao một cá nhân có thể lây lan virus cho rất nhiều người, nhưng có người lại lây lan rất ít?
Hôm 08/08, tờ Telegraph tại Anh quốc đưa tin rằng, hiện tại một trong những điều gây tranh cãi lớn nhất giữa các nhà khoa học là liệu virus có thực sự lây truyền qua không khí hay không? Không phải là nói rằng khi quý vị ở gần người khác, quý vị có thể sẽ hít phải những giọt bắn khi người đó thở, nói chuyện hoặc ho, mà là khi có một lượng virus vừa đủ bay lơ lửng trong không khí, phải chăng nó sẽ khiến cho người khác bị nhiễm?
Hiểu được cách thức và lý do tại sao virus lây lan là rất quan trọng, vì người ta có thể từ đó mà nhắm bệnh bốc thuốc, chọn lựa các biện pháp thích hợp để phá vỡ chuỗi lây truyền.
Lý do người ta tin rằng virus có thể lây qua không khí, là vì họ phát hiện một số người ở trong những môi trường kín – chẳng hạn như cabin tàu du lịch, phòng giam và phòng ngủ biệt lập của khách sạn – cũng bị nhiễm virus.
Trung tâm Y tế của Đại học Erasmus Rotterdam đã tiến hành một thí nghiệm, họ để một con chồn sương ở trong một không gian kín cùng với một con vật bị cúm, họ phát hiện con chồn sương cũng bị nhiễm cúm, vì vậy họ suy đoán rằng virus Trung Cộng có thể đã lây truyền theo cách tương tự. Các không gian kín như câu lạc bộ đêm, phòng hòa nhạc hay lò mổ . . đều có thể dẫn đến nhiễm trùng tập trung.
Giới khoa học cũng phát hiện ra rằng khả năng lây lan của virus ở trong nhà cao hơn so với ngoài trời, việc tăng cường thông gió có thể làm giảm đáng kể sự lây lan. Các nhà khoa học tại Đại học California cũng chỉ ra rằng trong các thí nghiệm của họ, virus Trung Cộng có thể bay lơ lửng vài giờ trong không khí. Đại học Florida thì phát hiện ra rằng virus này tồn tại trong khoảng không xung quanh giường của những bệnh nhân bị nhiễm.
Ba điểm nghi vấn về “virus lây qua không khí”
Đã là như vậy, tại sao một số nhà khoa học vẫn nghi ngờ về khả năng lây nhiễm qua không khí của virus? Bởi vì “chất lượng” của những thí nghiệm này rất thấp, dẫn đến độ tin cậy không cao.
Vào tháng Ba năm nay, một dự án kiểm tra của Đại học Oxford do WHO tài trợ đã phát hiện ra rằng, trong 67 thí nghiệm về “virus lây qua đường không khí”, chất lượng của tất cả các thí nghiệm đều là rất thấp, gần một nửa số nghiên cứu không phát hiện ra acid ribonucleic (RNA) của virus trong không khí. Nghiên cứu về chồn sương của Đại học Erasmus Rotterdam thì đặt các con vật trong những chiếc hộp nhỏ kín được nối với nhau bằng một cái ống lớn, khác xa với hoàn cảnh bình thường.
Trên thực tế, bằng chứng duy nhất cho thấy các bệnh truyền nhiễm có thể lây qua không khí trong môi trường sinh hoạt hàng ngày là đến từ một nghiên cứu vào những năm 1950, người ta cho một nhóm lớn chuột lang vào trong phòng của bệnh nhân lao. Sau vài năm, chúng cũng mắc bệnh lao như thế.
“Tất cả các lĩnh vực bị cản trở bởi các nghiên cứu chất lượng thấp, những kết luận đưa ra không phải được thúc đẩy bởi khoa học mà là bởi hệ tư tưởng”, Giáo sư Tom Jefferson của Đại học Oxford cho biết.
Đại học California đã theo dõi 421 nhân viên y tế mà từng tiếp xúc với hai bệnh nhân bị nhiễm virus, họ đều có nguy cơ mắc bệnh cao vì “thao tác qua đường khí dung”. Tuy nhiên, chỉ có 8 trong số 421 người này bị nhiễm virus, hơn nữa không ai trong số họ là do lây nhiễm thông qua không khí.
Ngoài ra, cho đến nay, giới khoa học vẫn chưa tìm thấy bất kỳ hạt virus nào trong không khí có thể lây nhiễm cho ai đó. Giáo sư Carl Heneghan của Đại học Oxford nói rằng: “Khi RNA di chuyển trong không khí, nó là những mảnh rất nhỏ. Bạn sẽ tiếp xúc với chúng trong không khí ở các viện dưỡng lão và bệnh viện, nhưng điều này không có nghĩa là virus có thể lây qua không khí, bởi vì một khi nó ra ngoài môi trường, nó sẽ trở nên rất không ổn định, chưa ai có thể bắt được một con virus ở trong không khí mà có thể lây nhiễm cho người khác”.
Điểm thứ ba khiến giả thuyết lây qua đường không khí bị nghi ngờ là, giới khoa học không thể chứng minh rằng bệnh nhân nhiễm COVID-19 có thể tạo ra “các hạt khí dung” có khả năng truyền nhiễm nhỏ hơn 5 micron chỉ bằng cách nói hoặc ho. Mặc dù các thí nghiệm đều cho rằng điều này là có thể xảy ra, nhưng không một nhà khoa học nào có thể chứng minh điều đó trong thực tế.
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng, virus có thể tồn tại trong không khí trong vòng vài giờ, nhưng điều này không phản ánh được sự tương tác giữa người với người. Nói cách khác, mặc dù các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chứng thực được rằng virus có thể tồn tại trong không khí, nhưng vẫn chưa chứng minh được rằng nó có khả năng lây lan thông qua con đường này.
Vào tháng Giêng và tháng Sáu năm nay, Trường Cao đẳng Hoàng gia London và tổ chức Network Rail đã tiến hành hai đợt xét nghiệm virus tại các nhà ga lớn ở London như Birmingham, Liverpool và Manchester. Các nhân viên đã lấy mẫu xét nghiệm ở những vị trí mà hành khách thường xuyên chạm vào nhất (tay nắm thang cuốn, máy soát vé và băng ghế), họ còn đã lấy mẫu từ không khí trong suốt một giờ. Kết quả xét nghiệm cho thấy không có bất kỳ hạt virus nào trong không khí hoặc trên bề mặt các đồ vật.
Trong một bài báo được xuất bản năm ngoái, Giáo sư Y học Dân số Michael Klompas tại Đại học Harvard đã chỉ ra rằng, giả thuyết virus lây qua đường không khí là không vững chắc, bởi vì “hệ số hiệu quả lây nhiễm” (giá trị R) của COVID chỉ là 2.5, đây là hệ số ước tính khả năng lây lan của virus trong một khoảng thời gian nhất định. Giá trị R của bệnh cúm là 2 đến 3, ho gà là 5.5 và bệnh sởi là 12 đến 18.
Trên thực tế, WHO cũng không tin rằng việc lây qua đường không khí ảnh hưởng đến tính nghiêm trọng của dịch bệnh, thay vào đó, các giọt bắn và chất bài tiết của người bị nhiễm bệnh có thể lây nhiễm cho người khác trong vài giờ đến vài ngày, vì vậy họ cho rằng dịch bệnh lây lan là do tiếp xúc bề mặt. Nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào trực tiếp chứng minh cho phương thức lây truyền này của virus.
Vấn đề phức tạp là khả năng lây lan virus ở mỗi từng bệnh nhân là khác nhau. Người cao tuổi có hệ miễn dịch kém, họ rất khó để loại bỏ virus nhanh chóng nên thời gian để virus lây lan có thể lâu hơn nhiều so với trẻ em, những đứa trẻ có thể hồi phục chỉ trong vòng 48 giờ. Gần đây người ta phát hiện ra rằng một bệnh nhân ung thư ở Nga đã bị nhiễm virus trong 318 ngày, và virus đã đột biến 40 lần trong khoảng thời gian đó.
Một vấn đề khác mà các nhà khoa học hiện nay biết được là “lây truyền quá mức”, tức là một số người hoàn toàn không lây lan virus, còn một số người khác thì như là “độc vương”, ý là các ca siêu lây nhiễm, có thể truyền virus cho rất nhiều người.
Kể từ khi Vương quốc Anh giải tỏa cách ly vào ngày 19/7, số ca nhiễm không hề tăng lên, mà ngược lại đã giảm xuống. Giáo sư Jefferson cho biết cho đến hiện nay, nhân loại vẫn còn biết rất ít về loại virus này.
Do Từ Giản, Cao Tĩnh thực hiện
Xuân Hoàng biên dịch
Quý vị tham khảo bài gốc trên Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: