Các nhà khoa học tìm thấy protein tự nhiên ngăn chặn sự lây nhiễm COVID-19
Các nhà khoa học tại Đại học Sydney cho biết, cơ thể con người có khả năng bảo vệ tự nhiên chống lại COVID-19, [điều này] có thể mở đường cho các loại vaccine chống lại các chủng mới hơn trong tương lai.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cơ thể có chứa một loại protein tự nhiên, protein 15 (LRRC15), liên kết chính nó với virus COVID-19 và không truyền [virus] sang các tế bào khác.
Giáo sư Greg Neely, người thực hiện nghiên cứu cùng với nhà nghiên cứu tiến sĩ Lipin Loo và Matthew Waller từ Trung tâm Charles Perkin. Ông cho biết: “Đối với tôi, với tư cách là một nhà miễn dịch học, thực tế là có một thụ thể miễn dịch tự nhiên mà chúng ta không biết đến, nằm trong phổi của chúng ta, ngăn chặn và kiểm soát virus, điều đó thật thú vị.”
“Bây giờ chúng tôi có thể sử dụng thụ thể mới này để thiết kế các loại thuốc có tác dụng rộng có thể ngăn chặn sự lây nhiễm của virus hoặc thậm chí ngăn chặn quá trình xơ hóa phổi.”
Tiến sĩ Loo cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng loại protein mới được xác định này có thể là một phần trong phản ứng tự nhiên của cơ thể chúng ta để chống lại sự lây nhiễm, tạo ra một rào cản ngăn cách vật lý virus khỏi các tế bào phổi nhạy cảm nhất với COVID-19 của chúng ta.”
Tiến sĩ Neely nói với The Epoch Times rằng lượng LRRC15 trong cơ thể một người xác định mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng COVID của người đó, đồng thời lưu ý rằng nghiên cứu mới có thể được sử dụng để điều trị COVID kéo dài.
Ông viết trong một email: “Chúng tôi hy vọng sẽ sử dụng hiểu biết này để tạo ra các liệu pháp mới điều trị COVID lâu dài liên quan đến xơ hóa phổi.”
Ông cũng lưu ý rằng nó có thể không giúp ích gì cho những người bệnh COVID kéo dài với “ hội chứng sương mù não.”
Nhóm đã làm việc với các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford ở Vương quốc Anh, cũng như Đại học Yale và Brown ở Hoa Kỳ.
Protein LRRC15 làm gì với COVID?
Virus COVID-19 lây nhiễm cho người thông qua một loại protein tăng gai có tên là thụ thể men chuyển angiotensin 2 (ACE2) cho phép virus này xâm nhập vào tế bào người.
Các tế bào phổi thường có mức độ cao của các thụ thể ACE2, đó là lý do tại sao virus nhắm mục tiêu và gây ra vấn đề cho những người ở cơ quan này.
LRRC15 tương tự như ACE2 ở chỗ nó cũng là một thụ thể của virus COVID-19.
Tuy nhiên, điểm khác biệt của LRRC15 là nó không giúp lây nhiễm. Trên thực tế, nó gắn vào virus và làm bất hoạt virus đồng thời ngăn chặn các tế bào khác dễ bị tổn thương hơn bị lây nhiễm.
Tiến sĩ Loo cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng nó hoạt động hơi giống Velcro, Velcro phân tử, ở chỗ nó bám vào gai của virus và sau đó kéo nó ra khỏi các loại tế bào mục tiêu.”
Tiến sĩ Waller từ Trung tâm Charles Perkin cho biết: “Về cơ bản, virus được bao phủ trong phần khác của Velcro và trong khi cố gắng tiếp cận cơ quan thụ cảm chính, nó có thể bị cuốn vào lưới LRRC15 này.”
LRRC15 phổ biến ở một số bộ phận của cơ thể, bao gồm phổi, da, lưỡi, nguyên bào sợi, nhau thai và hạch bạch huyết.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng phổi phản ứng mạnh nhất với nhiễm trùng.
Tiến sĩ Loo cho biết: “Khi chúng tôi nhuộm mô phổi khỏe mạnh, chúng tôi không thấy nhiều LRRC15, nhưng sau đó ở phổi COVID-19, chúng tôi thấy nhiều protein hơn.
Nhóm nghiên cứu hy vọng việc phát hiện ra gen này có thể thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của các loại thuốc kháng virus và chống xơ hóa để đối phó với các chủng hoặc bệnh xơ hóa phổi tiềm ẩn trong tương lai.
Neely nói: “Đối với bệnh xơ hóa, không có loại thuốc nào tốt: ví dụ, bệnh xơ phổi vô căn hiện không thể điều trị được.”
COVID-19 có thể gây xơ hóa thông qua hiện tượng viêm phổi khiến phổi bị sẹo và dày lên, dẫn đến khó thở.
Lan Hoa biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times