Các nhà khoa học lo ngại khi núi lửa Tây Ban Nha đột nhiên yên ắng
MADRID — Suốt gần ba tháng ròng, một ngọn núi lửa đang tuôn trào dung nham ở quần đảo Canary, Tây Ban Nha đã đột nhiên trở nên yên ắng vào hôm 13/12. Tuy nhiên các nhà khoa học cảnh báo rằng việc tạm lắng trên không nhất thiết đồng nghĩa với quá trình phun trào đã kết thúc.
Các nhà khoa học ghi nhận không có hoạt động địa chấn nào từ núi lửa Cumbre Vieja trên đảo La Palma kể từ cuối ngày 12/12, viện núi lửa của Quần đảo Canary – Involcan cho biết trong một tweet.
Involcan cho biết: “Điều đó không có nghĩa là vụ phun trào đã kết thúc, bởi vì trong quá khứ những chu kỳ yên ắng thường kéo theo một đợt gia tăng hoạt động mới.
Involcan cho biết thêm : “Đây là khoảng thời gian dài nhất không có động đất kể từ khi vụ phun trào bắt đầu.”
Rubén López, một nhà nghiên cứu núi lửa làm việc cho Involcan, cho biết các khoa học gia đã ghi nhận “hoạt động tối thiểu” tại ngọn núi lửa trong lần đầu phun trào vào ngày 19/09.
“Hy vọng rằng nó sẽ tiếp tục như vậy và chúng tôi có nghĩ về việc ngọn núi lửa này sẽ ngừng hoạt động” ông chia sẻ với đài truyền hình Tây Ban Nha RTVE.
Đợt phun trào dài nhất được ghi nhận là tại hòn đảo La Palma đã phá hủy khoảng 3,000 tòa nhà tại địa phương, nhấn chìm nhiều diện tích đất nông nghiệp trong dung nham và buộc hàng nghìn người phải di tản. May mắn thay, không có thương vong nào liên quan trực tiếp đến vụ phun trào trên hòn đảo có khoảng 80.000 dân này.
Giờ đây, cuộc sống gần như vẫn tiếp tục diễn ra bình thường trên hòn đảo La Palma. Tuy nhiên, một phần của phía tây nam của hòn đảo bị ảnh hưởng nặng nề.
Quần đảo núi lửa Canary là một địa điểm nghỉ mát nổi tiếng của châu Âu ngoài khơi bờ biển phía tây bắc của châu Phi.
Song Ngư biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: