Các ngân hàng Wall Street tiếp tục mở rộng hoạt động tại Trung Quốc
Bất chấp môi trường hoạt động đầy thử thách, các ngân hàng đầu tư Wall Street tiếp tục lạc quan với hoạt động kinh doanh của họ tại Trung Quốc.
Gần đây, JPMorgan Chase đã bị hạ cấp vai trò làm nhà bảo lãnh chính cho đợt IPO ở Hồng Kông của một đại công ty nhu liệu Trung Quốc sau khi ngân hàng này công bố nghiên cứu không mấy thuận lợi cho công ty này và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Theo một bản tin của Bloomberg dẫn lời những người quen thuộc với các thủ tục niêm yết, ngân hàng này đã chuẩn bị trở thành ngân hàng “chịu trách nhiệm bảo lãnh chính” được mong muốn cho việc niêm yết tại Hồng Kông của Kingsoft Cloud Holdings. JPMorgan vẫn là một trong những nhà bảo lãnh, nhưng đã mất vai trò bảo lãnh phát hành chính, mà hiện do UBS và China International Capital Corp đảm nhiệm.
Có vẻ như là gần đây, một trong những nhà phân tích nghiên cứu cổ phiếu của ngân hàng này đã cắt giảm ước tính về lợi nhuận của họ đối với Kingsoft. Ngoài ra, mới đây các nhà phân tích nghiên cứu của JPMorgan đã cắt giảm xếp hạng của họ đối với hàng chục công ty Trung Quốc vào tháng Ba, bao gồm cả tuyên bố rằng ngành công nghiệp internet Trung Quốc đã trở nên “không thể đầu tư”.
Rõ ràng, nghiên cứu không thuận lợi [cho Kingsoft và ĐCSTQ] của ngân hàng này có thể liên quan đến việc họ bị hạ cấp trong vai trò là một trong những cố vấn của Kingsoft. Đừng để ý rằng nhóm tư vấn đầu tư của một ngân hàng, chuyên tư vấn cho khách hàng về việc huy động vốn và IPO, phải duy trì sự tách biệt nghiêm ngặt với các nhà phân tích nghiên cứu của họ, những người tư vấn cho các khách hàng về việc đầu tư vào đâu, và hai bộ phận này không thể ảnh hưởng đến công việc của nhau. Trớ trêu là, sự tách biệt này, được gọi là một “bức tường Trung Quốc” theo cách nói của ngành.
Tất nhiên, ĐCSTQ không thể bị bận tâm đến những vấn đề tuân thủ nhỏ nhặt như vậy. Và JPMorgan phải trả giá.
Về tổng thể, vụ tư vấn phát hành cho Kingsoft là không quan trọng. Tuy nhiên, vụ việc này nhấn mạnh rằng các ngân hàng đầu tư ở Wall Street đang phải đi trên một sợi dây thăng bằng khó khăn ở Trung Quốc. Nhưng bất chấp bối cảnh hoạt động phức tạp này, chính sách trừng phạt “zero-COVID” của chính phủ Trung Quốc, nền kinh tế đình trệ, và mối hiềm khích chính trị căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, các ngân hàng đầu tư phương Tây vẫn tiếp tục tăng cường các kế hoạch mở rộng của họ tại nền kinh tế số hai thế giới này.
JPMorgan gần đây đã cải tổ hoạt động kinh doanh của họ tại Trung Quốc, sau khi trở thành ngân hàng ngoại quốc đầu tiên nhận được sự chấp thuận của ĐCSTQ về việc sở hữu toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình tại Trung Quốc. Gần đây, JPMorgan đã thông báo rằng giám đốc điều hành ngân hàng đầu tư hàng đầu ở Trung Quốc của họ, ông Houston Hoàng (Houston Huang), sẽ rời khỏi vị trí này kể từ ngày 15/04. Ông Hoàng sẽ được thay thế bởi ông Lỗ Phương (Lu Fang), một cựu quan chức đã làm việc hơn một thập niên tại Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc, cơ quan quản lý ngành chứng khoán của Trung Quốc.
Việc thay đổi người đứng đầu này được coi là một bước đi nhằm xoa dịu chính quyền Bắc Kinh và củng cố vị thế của JPMorgan tại Trung Quốc. Năm ngoái, Giám đốc điều hành JPMorgan Jamie Dimon đã bị chỉ trích tại Trung Quốc sau khi nói đùa rằng ngân hàng của ông cuối cùng sẽ tồn tại lâu hơn ĐCSTQ.
Các ngân hàng đầu tư Wall Street đang tăng cường hoạt động tại Trung Quốc ngay cả khi phải đối mặt với những thách thức về hậu cần như các cuộc phong tỏa nghiêm ngặt do COVID-19 của Trung Quốc, chẳng hạn như đợt phong tỏa kéo dài vài tuần gần đây tại Thượng Hải, trung tâm tài chính của Trung Quốc.
Trung Quốc cũng cần thu hút các khoản đầu tư như vậy để duy trì nguồn cung đồng dollar của mình. Tính đến hôm 30/09/2021, Trung Quốc có gần 1.3 ngàn tỷ USD nợ quá hạn tính bằng dollar, theo Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước. Nợ của các khoản vay đó phải được thanh toán bằng đồng dollar.
Điều đó mang lại lợi ích gì cho các ngân hàng? Một phần của lĩnh vực dịch vụ tài chính trị giá 58 ngàn tỷ USD của Trung Quốc, và các khoản phí liên quan đến việc thu xếp nợ và tăng vốn cổ phần, quản lý đầu tư, và tư vấn mua bán và sáp nhập. Các ngân hàng phương Tây đang dựa vào thương hiệu tên tuổi và kinh nghiệm dày dặn của họ để nhanh chóng chiếm thị phần.
Trên thực tế, không rõ bằng cách nào mà các ngân hàng phương Tây có thể nhận ra tiềm năng ở Trung Quốc của họ. Các ngân hàng đầu tư của Hoa Kỳ đã bị cấm tham gia vào đợt niêm yết cổ phiếu trị giá 4.4 tỷ USD của đại tập đoàn năng lượng CNOOC của Trung Quốc hồi tháng Tư, do lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Bối cảnh chính trị Mỹ-Trung ngày càng xấu đi có nghĩa là việc bị loại khỏi các giao dịch với Trung Quốc có thể là chuyện thường xuyên, chứ không phải là ngoại lệ.
Nhưng hiện nay, việc mở rộng vẫn tiếp tục. Đặc biệt, Thượng Hải là nơi các ngân hàng đang tìm cách tăng sự hiện diện của mình kể từ khi ĐCSTQ mở cửa lĩnh vực chứng khoán của quốc gia này. Goldman Sachs và JPMorgan gần đây đã chuyển một số nhân viên từ Hồng Kông sang Thượng Hải. Các ngân hàng khác, bao gồm cả Credit Suisse và UBS, cũng đang tăng nhân lực trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư tại Thượng Hải.
Sự mở rộng này diễn ra bất chấp việc Thượng Hải thực hiện một trong những đợt phong tỏa nghiêm ngặt nhất ở Trung Quốc, giam giữ những người dân ở nhà của họ trong nhiều tuần liên tục. Để giảm bớt gánh nặng cho nhân viên, Goldman đã thuê các phương tiện giao thức ăn cho nhân viên của mình ở Thượng Hải. Có một vài giai thoại về việc nhân viên ở các ngân hàng khác sống và ngủ trên sàn giao dịch để tránh bị giam giữ tại nhà của họ.
Một nhà bình luận cho tờ Financial Times gần đây cho biết, mặc dù nói chiếu lệ, nhưng một số giám đốc điều hành ngân hàng cao cấp toàn cầu rất muốn đến thăm chi nhánh ở Trung Quốc của họ. “Ngoài chuyến đi ngắn ngày của ông Jamie Dimon, giám đốc điều hành JPMorgan Chase đến Hồng Kông vào tháng 11/2021, không có ông chủ ngân hàng quốc tế nào đặt chân đến Trung Quốc trong gần ba năm qua.”
Không có vấn đề gì, các ngân hàng đầu tư đang hy vọng rằng về lâu dài, việc mở rộng này sẽ đáng giá. Phải vậy không?
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Fan Yu là một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính và kinh tế và đã đóng góp các phân tích về nền kinh tế Trung Quốc từ năm 2015.
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: