Các khoản đầu tư thường xuyên vào vi mạch bán dẫn của Huawei bị thất bại
Huawei đã tăng thêm các khoản đầu tư vào các công ty vi mạch bán dẫn (chip) trong 3 năm qua như một phần của trào lưu sản xuất vi mạch của Trung Quốc, nhưng chiến thuật được nhà nước hậu thuẫn này có thể sẽ dẫn tới thất bại.
Chỉ một tháng trước khi Hoa Kỳ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Huawei, hôm 23/04/2019 đại công ty công nghệ cao của Trung Quốc đã thành lập công ty con Hubble Technology Investment Co., Ltd. (Hubble) do Huawei sở hữu hoàn toàn tại quận Futian, Thâm Quyến. Với số vốn đăng ký tăng thêm là 3 tỷ nhân dân tệ (472 triệu USD), Hubble đã thay đổi hoạt động kinh doanh của mình thành công ty quản lý quỹ đầu tư tư nhân hôm 14/01.
Kênh truyền thông về bán dẫn của Trung Quốc cho biết hôm 06/12/2021, rằng Hubble được biết đến với “bản chất hiếu chiến” trong giới đầu tư vào vi mạch bán dẫn, và đã hoạt động nhanh chóng kể từ khi thành lập vào năm 2019, đầu tư vào các công ty với tốc độ gần như một công ty mỗi tháng.
Vào tháng 05/2019, Hubble đã đầu tư vào Radrock Tech, công ty sản xuất vi mạch bán dẫn mặt trước Tần số Vô tuyến; Vào tháng 07/2019, Hubble đã đầu tư vào 3Peak được kết hợp để sản xuất vi mạch bán dẫn [tín hiệu] tương tự (analog) chính xác cao, tốc độ cao; Vào tháng 08/2019, Hubble đầu tư vào SICC Co., Ltd chuyên sản xuất vật liệu carbide silicon cho chất bán dẫn; Vào tháng 10/2019, Hubble đã đầu tư vào Tanke Blue để sản xuất các tấm xốp carbide silicon thế hệ thứ 3 cho chất bán dẫn.
Riêng trong năm 2020, Hubble đã đầu tư vào 25 công ty liên quan đến chất bán dẫn và tiếp tục phát triển chuỗi ngành.
Theo dữ liệu của PitchBook, một công ty nghiên cứu thị trường vốn, tính đến hôm 12/01 Hubble đã đầu tư vào 62 công ty trong 3 năm qua.
Sự tích cực đầu tư của Hubble có thể liên quan đến các lệnh trừng phạt liên tiếp của Hoa Kỳ đối với Huawei.
Vào tháng 05/2019, Hoa Kỳ đã cấm Huawei nhập cảng các sản phẩm của Hoa Kỳ có hàm lượng công nghệ hơn 25%. Tuy nhiên, nhà sản xuất vi mạch bán dẫn Đài Loan TSMC vẫn tiếp tục sản xuất vi mạch bán dẫn cho Huawei. Để bịt lỗ hổng này, hôm 15/05/2020, Hoa Kỳ đã nâng cao các lệnh trừng phạt, yêu cầu bất kỳ vi mạch bán dẫn nào được sản xuất bằng công nghệ và thiết bị của Hoa Kỳ không được bán cho Huawei nếu không có sự chấp thuận của Hoa Kỳ, do đó, TSMC đã hoàn toàn ngừng cung cấp cho Huawei.
Lênh trừng phạt nâng cao này đã là một đòn chính xác đối với Huawei.
Hubble có thể được coi là một cánh tay đặc biệt trong phản ứng của Huawei trước cuộc đàn áp của Hoa Kỳ.
Các khoản đầu tư của Hubble bao gồm nhiều lĩnh vực như chất bán dẫn thế hệ thứ 3, vi mạch bán dẫn quang học mức wafer (silicon tinh thể), các vi mạch bán dẫn quản lý năng lượng, vi mạch bán dẫn đồng hồ, và bộ lọc Tần số Vô tuyến, những lĩnh vực mà Huawei phụ thuộc nhiều hơn vào chuỗi công nghiệp của Hoa Kỳ.
Dưới các lệnh trừng phạt đang diễn ra của Hoa Kỳ, vốn đăng ký của Hubble đã được tăng từ 700 triệu nhân dân tệ (110 triệu USD) lên 1.7 tỷ nhân dân tệ (268 triệu USD) vào tháng 01/2020, rồi lên 3 tỷ nhân dân tệ (472 triệu USD) vào năm 2022, được coi là một tín hiệu để tăng thêm đầu tư vào chuỗi ngành này.
Tuy nhiên, khả năng sản xuất vi mạch bán dẫn của Huawei vẫn chưa được cải thiện. Vào năm 2021, lượng vi mạch bán dẫn tồn kho dần cạn kiệt, và HiSilicon, nhà sản xuất vi mạch bán dẫn của Huawei đã không thể cung cấp điện thoại 5G cao cấp cho Huawei.
Vào tháng 08/2021, Huawei chính thức ra mắt dòng điện thoại P50 của mình, sử dụng bộ vi xử lý Qualcomm Snapdragon 888 và vi mạch bán dẫn Kirin 9000 do khan hiếm các vi mạch bán dẫn như Kirin 9000. Tuy nhiên, theo Sohu, một trang cổng thông tin của Trung Quốc hôm 13/08/2021, thì dòng điện thoại P50 không thể hỗ trợ 5G vì nó thiếu các thiết bị tần số vô tuyến 5G.
Theo Ijiwei, một hãng tin của Trung Quốc tập trung vào ngành công nghiệp điện thoại di động và vi mạch tích hợp, hôm 04/01, chuỗi cung ứng của Trung Quốc đại lục không thể cung cấp các thiết bị cần thiết để sản xuất vi mạch bán dẫn phức tạp hơn mà Huawei và SMIC cần, vì vậy cả hai công ty này vẫn cần phải nộp đơn xin Hoa Kỳ để nhập cảng một số sản phẩm, nguyên liệu, và thiết bị chính cho hoạt động của mình.
Chiến dịch tạo vi mạch bán dẫn do nhà nước hậu thuẫn
Ji Lin, một nhà bình luận về các vấn đề thời sự tại Nhật Bản, nói với The Epoch Times, một số công ty Trung Quốc hoạt động tốt trong ngành điện tử gia dụng đã khiến nhiều người ảo tưởng rằng “miễn là họ có tiền để mua thiết bị và tuyển dụng nhân tài, thì không có lĩnh vực nào mà họ không thể thành công,” nhưng lý luận đó dường như không áp dụng cho một lĩnh vực công nghệ cao như ngành sản xuất vi mạch bán dẫn.
Trước sức ép của Hoa Kỳ cắt đứt thiết bị sản xuất vi mạch bán dẫn cao cấp, không chỉ Huawei đầu tư mạnh vào các công ty sản xuất vi mạch bán dẫn mà cả Trung Quốc cũng bắt đầu phong trào đấu thầu sản xuất vi mạch bán dẫn.
Theo dữ liệu được The Wall Street Journal trích dẫn, vào năm 2020, các công ty bán dẫn của Trung Quốc đã huy động được gần 38 tỷ USD từ các đợt chào bán công khai, phát hành riêng lẻ và bán tài sản, gấp hơn hai lần tổng số tiền huy động được vào năm 2019.
Trong cùng năm đó, hơn 50,000 công ty Trung Quốc đã đăng ký kinh doanh liên quan đến chất bán dẫn, gấp 4 lần của tổng số 5 năm trước đó. Trong số đó cũng bao gồm các công ty không liên quan đến vi mạch bán dẫn, chẳng hạn như các nhà phát triển bất động sản, nhà sản xuất xi măng, và các nhà cung cấp thức ăn, tất cả đều được đặt tên là “công ty vi mạch bán dẫn” vì chính quyền Trung Quốc hứa sẽ cung cấp các ưu đãi và trợ cấp thuế cho ngành sản xuất vi mạch bán dẫn.
Theo The Wall Street Journal, ít nhất sáu dự án lớn trong ngành sản xuất vi mạch bán dẫn, bao gồm Wuhan Hongxin Semiconductor Manufacturing Corp. (HSMC) và Quanxin Integrated Circuit Manufacturing Co. (QXIC), đã thất bại trong chiến dịch sản xuất vi mạch bán dẫn này, một số thậm chí không sản xuất được một vi mạch bán dẫn nào, trong khi các dự án này đã dùng khoảng 2.3 tỷ USD vốn đầu tư, phần lớn đến từ quỹ nhà nước.
Nhiều nhân công công nghệ Trung Quốc đang gác lại việc nghiên cứu vi mạch bán dẫn và đi theo xu hướng đầu tư vào các công ty. Theo một bài báo gần đây của ICwise, một tổ chức nghiên cứu thị trường tập trung vào ngành bán dẫn Trung Quốc, việc nhảy việc của các kỹ sư Trung Quốc thường xuyên hơn so với các kỹ sư ngoại quốc, nên những kỹ sư ngoại quốc nhờ đó tập trung hơn vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm với sự tỉ mỉ khéo léo và tích lũy kinh nghiệm.
Bà Jenny Li đã đóng góp cho The Epoch Times từ năm 2010. Bà đã đưa tin về các vấn đề chính trị, kinh tế, nhân quyền và quan hệ Mỹ – Trung. Bà đã phỏng vấn sâu rộng các học giả, nhà kinh tế, luật sư và các nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc ở Trung Quốc và ngoại quốc.
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: