Các hạn chế đất hiếm tiềm năng của Trung Quốc là mối đe dọa đối với Canada
Các thợ mỏ của Canada tìm kiếm sự trợ giúp đáng kể của liên bang trong việc tạo ra chuỗi cung ứng.
Phân tích tin tức
Thứ nổi lên như một vũ khí tiềm năng mà chính quyền Trung Cộng có thể sử dụng trong thời kỳ đỉnh điểm của căng thẳng thương mại với chính phủ ông Trump dường như đã có nhiều dấu hiệu rõ ràng hơn khi các báo cáo về việc hạn chế xuất cảng các nguyên tố đất hiếm và công nghệ tinh chế của chúng xuất hiện. Trung Quốc chiếm hơn 60% sản lượng toàn cầu và Canada có thể bị ảnh hưởng nếu nước này cũng trở thành mục tiêu của bất kỳ sự cắt giảm xuất cảng nào.
Ông Brendan Marshall, phó chủ tịch phụ trách các vấn đề kinh tế và miền bắc thuộc Hiệp hội Khai thác Mỏ Canada (MAC) nói với The Epoch Times: “Ở nhiều khía cạnh, chúng tôi biết ơn Trung Quốc vì một số sản phẩm đất hiếm này và những tác động của việc không thể tiếp cận các sản phẩm này có thể là cả trực tiếp và gián tiếp.”
Đất hiếm bao gồm 17 kim loại không thực sự hiếm, nhưng thường xuất hiện trong các mỏ quặng ở nồng độ quá thấp để được khai thác một cách hiệu quả. Nhiều sản phẩm hiện đại phụ thuộc vào chúng như những thành phần đầu vào chủ chốt, như điện thoại di động, máy tính, thiết bị y tế và xe điện. Đất hiếm cũng được sử dụng trong chế tạo phi cơ chiến đấu F-35.
Theo Bloomberg, Trung Quốc là trung tâm của công nghệ được sử dụng trong việc tinh chế và làm sạch nguyên liệu thô, và các quan chức Trung Cộng coi đó là vũ khí chiến lược để bảo vệ lợi ích của Bắc Kinh hơn là khoáng sản thực tế.
Canada đã được xác định là một phần của giải pháp giải quyết tình huống dây dưa mà các nền dân chủ đồng minh phải đối mặt với Trung Cộng. Canada có 40–50% trữ lượng đất hiếm được biết đến trên thế giới, nhưng nước này hiện không khai thác.
Ông Marshall, một chuyên gia về các khoáng sản quan trọng, cho biết quá trình làm việc giữa Canada và Hoa Kỳ đang tiến triển, theo sau biên bản ghi nhớ được ký vào tháng 12/2019 về một kế hoạch hành động chung nhằm phát triển chuỗi cung ứng Bắc Mỹ và phá bỏ sự kìm kẹp của Trung Cộng về đất hiếm.
Ông nói rằng Canada có một cơ hội đáng kể để trở thành một nhà cung cấp đáng tin cậy đối với những khoáng sản này cả ở dạng thô và dạng chế tạo các sản phẩm giá trị gia tăng cho các đồng minh của mình.
Ông Marshall cho biết: “Chúng tôi thừa nhận những nhược điểm nội địa của chúng tôi và những lợi ích của việc có thể hỗ trợ cung cấp với khối lượng lớn hơn các khoáng sản này trong phạm vi biên giới của chúng ta”.
Khi mọi thứ đang được thiết lập, ông Marshall cho biết việc phát triển mỏ đất hiếm ở Canada là không khả thi nếu không có sẵn đầu ra và sự hỗ trợ thích hợp. Cần có sự hỗ trợ của Chính phủ tại tất cả các điểm trên chuỗi giá trị cho đến khi chuỗi giá trị này có thể hoạt động độc lập.
Ông Marshall nói: “Chúng tôi cần những công cụ cho phép những dự án này được tiến triển.”
“Về mặt đất hiếm, tôi nghĩ rằng chính phủ liên bang vẫn đóng vai trò ở đây, trong việc tạo thêm một số cơ sở thí điểm để đối chứng này cho các nhà sản xuất mới có nhu cầu được tham quan để có thể chứng minh các quy trình của họ,” ông nói.
Ông Bubar nói, việc thiếu hụt năng lực tinh chế ở Canada liên quan đến văn hóa của ngành công nghiệp khai thác mỏ khi họ thường tập trung vào sản xuất các chất cô đặc và vận chuyển chúng đi nơi khác để có giá trị gia tăng.
“Nó chưa bao giờ là một phần của văn hóa, [trong] ngành công nghiệp này ở Canada, để tạo ra giá trị gia tăng. Đó vẫn là một chặng đường học hỏi cho mọi người,” ông nói thêm.
Chốt lại Trung Quốc
Trung Quốc hành xử dựa trên một bộ quy tắc khác – môi trường, lao động và an toàn – và ông Jamie Deith, Giám đốc điều hành của Eagle Graphite Corp., hy vọng các đồng minh của Canada có thể bảo đảm trách nhiệm cao hơn đối với những yếu tố đó.
Ông nói với các nghị sĩ: “Về cơ bản là san bằng sân chơi với Trung Quốc, vốn luôn thiếu cơ cấu quản lý [trong khi lại biến nó] thành một lợi thế về chi phí để chính ngành công nghiệp của chúng ta phải trả giá.”
Ông Bubar gợi ý rằng Feds nên tạo ra một kho dự trữ các khoáng chất quan trọng tương tự như những gì Hoa Kỳ đã làm. Bằng cách này, Canada có thể thu hút một số doanh nghiệp sản xuất và giúp phát triển khả năng hạ nguồn, và rằng Trung Cộng đã sử dụng chiến lược này để biện minh cho việc đầu tư vào các cơ sở khai thác mỏ và chế biến, ông lưu ý.
Ông Bubar nói: “Trung Quốc đã đi trước chúng tôi rất nhiều về vấn đề này cùng với nhận thức rằng họ phải xây dựng vùng hạ nguồn để làm cơ sở cho sự phát triển của phía thượng nguồn.
Bà Janice Zinck, giám đốc Xử lý đổi mới khai thác mỏ xanh tại Natural Resources Canada (NRCan), cho biết trên podcast “Ask NRCan” rằng đang xảy ra sự thiếu hụt nguồn cung đất hiếm và một số quốc gia đã bắt đầu tích trữ chúng.
Bà nói: “Nhiều khu vực pháp lý như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Nhật Bản đã tuyên bố đất hiếm là một yếu tố quan trọng – những khu vực cần được bảo vệ và cần có thêm một cách tiếp cận chiến lược để đảm bảo nguồn cung đó.
Hôm 22/02, NRCan và Saskatchewan đã đưa ra một tuyên bố chung thông báo việc thành lập một nhóm đặc nhiệm đang triển khai việc kiểm kê khoáng sản quan trọng “để xây dựng một chuỗi giá trị pin và các khoáng sản quan trọng tích hợp trong toàn lãnh thổ Canada.”
Do Rahul Vaidyanath thực hiện
Thanh Xuân biên dịch
Xem thêm: