Các công ty Âu Châu trước bờ vực phá sản khi khủng hoảng năng lượng gia tăng
Các gói cứu trợ của chính phủ tạo ra một bước ngoặt mới cho những xáo động về năng lượng đang gây khó khăn cho cuộc sống của người dân Âu Châu
Cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở Âu Châu đang bắt đầu gây ảnh hưởng lên số lượng ngày càng tăng các công ty dầu mỏ, khí đốt, và tiện ích của châu lục này.
Theo Fortum, cổ đông lớn nhất đến từ Phần Lan, thì Uniper, đại công ty vận hành tiện ích khí đốt tự nhiên đang gặp khó khăn của Đức, gần đây đã đệ đơn ghi danh cứu trợ lên chính phủ sau khi đối mặt với những thách thức tài chính đáng kể.
Trong nhiều tuần, công ty này đã thường xuyên thảo luận với chính phủ về một gói cứu trợ tiềm năng, và gần đây đã cảnh báo rằng công ty cần được giải cứu “trong vài ngày tới.” Uniper đã phải đối mặt với áp lực to lớn sau khi Nga bắt đầu giảm dòng chảy khí đốt sang Đức, nước nhập cảng khí đốt lớn nhất. Trong tháng trước (06/2022), đại công ty năng lượng này chỉ nhận được 40% khối lượng theo hợp đồng của Nga, khiến doanh nghiệp này phải tìm kiếm khối lượng thay thế.
“Chúng tôi hoan nghênh việc Nghị viện Đức đã thông qua một ‘bộ công cụ’ cho phép cứu trợ ngay lập tức trước những tác động của cuộc khủng hoảng cung cấp khí đốt,” ông Markus Rauramo, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Fortum nói. “Tiếp theo, chúng tôi mong muốn chính phủ Đức bắt đầu nhanh chóng khai triển các công cụ này để ổn định tình hình trong ngành năng lượng và cụ thể là tại Uniper, khi chúng ta tiếp tục thảo luận về một giải pháp lâu dài.”
Uniper đã bắt đầu sử dụng đến khí đốt mà họ đã dự trữ cho mùa đông kể từ khi Moscow cắt giảm việc giao hàng. Do đó, các cơ sở lưu trữ của công ty chỉ đạt 58% mức cao nhất, giảm so với chỉ 60% trong tuần trước (11-17/07).
Ông Harald Seegatz, phó chủ tịch ban giám sát, đã lưu ý rằng công ty đã cắt giảm khối lượng khí đốt tại các kho chứa của mình để bảo đảm khách hàng nhận được điện và củng cố các điều kiện thanh khoản của Uniper.
“Rõ ràng là Uniper không thể đợi vài tuần, mà cần trợ giúp trong vài ngày tới,” ông nói với Bloomberg. “Chúng ta không thể đợi hàng tuần để làm điều gì đó. Điều đó sẽ có tác động rất lớn đến công ty và cả nhân viên. Chính phủ cho biết họ muốn tránh tình trạng này, nhưng thực tế là chúng ta không thể mất thời gian.”
Do những diễn biến mới nhất, ngành công nghiệp của Đức đang sụp đổ và các nhà kinh tế dự đoán rằng nền kinh tế lớn nhất Âu Châu này có thể rơi vào một cuộc suy thoái.
Ông Erik-Jan van Harn, một nhà kinh tế học toàn cầu và là chiến lược gia vĩ mô đối với thị trường tại Rabobank, viết trong một ghi chú: “Tác động của tình trạng thiếu khí đốt đối với nền kinh tế Đức có thể rất sâu sắc. Đức không chỉ là một trong những nước công nghiệp phát triển nhất ở Âu Châu, mà ngành công nghiệp của nước này cũng sử dụng tương đối nhiều năng lượng. Nhưng tác động về giá của việc giá khí đốt cao hơn sẽ đến trước khi có bất kỳ việc phân phối khí đốt tiềm năng nào, và việc bảo đảm các hợp đồng điện và khí đốt đã ngày càng trở nên khó khăn đối với các công ty Đức.”
Theo ngân hàng này, kịch bản cơ sở của họ dự báo GDP có mức giảm 0.2% trong quý 3 và quý 4 và mức giảm hàng năm là 0.22% vào năm 2023.
ING cũng đang tính đến một cuộc suy thoái, mặc dù sản lượng công nghiệp trong tháng Năm tốt hơn một chút so với dự kiến. Tại thời điểm này, ông Carsten Brzeski, trưởng bộ phận vĩ mô toàn cầu tại ING, viết rằng vấn đề là nền kinh tế sẽ bị tê liệt trong bao lâu trong tình trạng suy thoái.
Ông Brzeski viết: “Không cần phải nói rằng hiện tại có nhiều rủi ro suy giảm hơn là rủi ro tăng trưởng đối với triển vọng kinh tế.”
“Có lẽ đã đến lúc tìm hiểu tất cả những ước tính khác nhau về tác động kinh tế mà một lệnh cấm hoàn toàn đối với khí đốt và dầu mỏ của Nga có thể gây ra đối với nền kinh tế Đức.”
Phần còn lại của Âu Châu đang đối mặt với các vấn đề
Các thị trường Âu Châu khác đã chứng kiến nhiều nhà cung cấp năng lượng đóng cửa trong 12 tháng qua.
Tại Anh, 28 công ty đã ngừng hoạt động kể từ tháng 06/2021 do chi phí bán sỉ khí đốt tăng mạnh, làm tăng áp lực lên các công ty. Các công ty này không thể tăng giá đối với khách hàng do giới hạn giá năng lượng của chính phủ Vương quốc Anh. Điều này khiến khoảng 2.6 triệu gia đình, tương đương khoảng 9% dân số Vương quốc Anh, bị chuyển sang một nhà cung cấp tiện ích khác.
Tại Cộng hòa Séc, nhà cung cấp điện CEZ CP đang yêu cầu lên tới 3.04 tỷ USD để vượt qua cơn bão năng lượng.
Các chuyên gia cảnh báo rằng Ý có thể chứng kiến những xu hướng tương tự. Đầu năm nay, một số nhà phân phối năng lượng của Ý đã đình chỉ hoạt động và ngừng thực hiện hợp đồng do giá điện cao.
Ngoài ra, chính phủ Ý đã áp thuế lợi tức 10% đối với các công ty năng lượng để tài trợ cho gói 4.9 tỷ USD nhằm giảm lạm phát cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Liệu việc đánh thuế này có làm tăng thêm căng thẳng tài chính cho ngành điện hay không thì vẫn còn phải xem trong nửa cuối năm 2022.
Mặc dù kỳ vọng rằng các doanh nghiệp đang tăng lợi nhuận, nhưng ông Michel Sznajer, Giám đốc Danh mục đầu tư tại Ecofin, đã giải thích trong một lưu ý rằng nhiều công ty không kiếm được nhiều tiền hơn. Nhưng họ đang chuyển các chi phí tăng thêm cho khách hàng của họ.
Mặc dù vậy, các nhà phân tích của ING cho rằng các chính phủ trong toàn khu vực rất có thể sẽ áp dụng giới hạn giá đối với giá năng lượng, giống như Vương quốc Anh, Pháp, Hungary, và Romania là các lãnh thổ khác đã thiết lập giới hạn giá bán lẻ hoặc bán sỉ. Ngoài ra, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã áp dụng giới hạn giá khí bán sỉ cho việc tiêu thụ của các nhà máy điện.
Các chuyên gia của ING cho biết: “Trong khi thuế đánh vào lợi nhuận bất ngờ có xu hướng làm giảm lợi nhuận ròng của các công ty và tác động đến việc định giá vốn chủ sở hữu của các công ty, thì giới hạn giá năng lượng có lẽ là công cụ đáng sợ nhất mà các chính phủ có thể áp đặt lên các công ty tiện ích để bảo vệ người tiêu dùng khỏi giá cả tăng vọt.”
Theo dữ liệu của Bloomberg, các công ty năng lượng và tiện ích Âu Châu đã gánh khoản nợ hơn 1.7 ngàn tỷ USD để trang trải cho chi phí do giá dầu thô và xăng tăng vọt, tăng 50% so với thời kỳ trước đại dịch virus corona.
Cuộc khủng hoảng năng lượng chung ở Âu Châu
Nghiên cứu mới từ Rystad Energy cho thấy Âu Châu chuẩn bị phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng sớm hơn nhiều so với dự đoán, chủ yếu là do cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine, các lệnh trừng phạt liên quan, và do nhiệt độ tăng.
Các nhà quan sát trong ngành đang hướng tới mùa đông, khi mùa hè đang được chứng minh là một giai đoạn đầy thách thức trong bối cảnh các dòng khí đốt giảm và các chuyến hàng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đạt đến giới hạn công suất.
Ông Vladimir Petrov, nhà phân tích cao cấp tại Rystad Energy, đã viết trong một ghi chú nghiên cứu: “Chúng tôi dự đoán mùa đông Âu Châu vào tháng Tư tới đây sẽ là thời điểm khó khăn đối với người tiêu dùng và chính phủ. Các kịch bản cập nhật của chúng tôi cho thấy Âu Châu có thể sẽ bước vào cơn bão [năng lượng] sớm hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây — và khu vực này sẽ chưa chuẩn bị đầy đủ cho sự hỗn loạn mà cơn bão này sẽ mang đến.”
Ông Sznajer gần đây cũng lưu ý rằng điều kiện thời tiết đang làm xấu thêm thị trường điện đang vô cùng eo hẹp, với “thời tiết khô nóng rất khó chịu” khiến thủy điện phải chịu áp lực.
Ông nói trong một ghi chú: “Vương quốc Anh thường lấp đầy kho dự trữ khí đốt tự nhiên điển hình và đặc biệt là vào mùa hè, nhưng thật không may là với khí hậu hiện tại, chúng ta đang ở trong tình huống mà nhu cầu cao hơn kỳ vọng và cao bất thường, và do đó đã phần nào hạn chế cơ hội tích trữ nhiều khí đốt hơn cho mùa đông.”
Với việc Âu Châu bắt đầu chuẩn bị cho một mùa đông khó khăn phía trước và giá cả có khả năng tăng cao để đáp ứng, các chuyên gia cảnh báo rằng không thể loại trừ việc phải phân phối năng lượng.
Trình bày tại Hội nghị Mùa xuân Aurora ở Oxford, Giám đốc điều hành Shell Ben van Beurden tuyên bố rằng việc phân phối có thể cần được cân nhắc trước khi nhiệt độ lạnh và bão tuyết nhấn chìm lục địa này.
“Đó sẽ là một mùa đông thực sự khó khăn ở Âu Châu. Một số quốc gia sẽ tương đối khá hơn những quốc gia khác nhưng tất cả chúng ta đều sẽ phải đối mặt với sự leo thang lớn về giá năng lượng,” ông van Beurden nhấn mạnh, đồng thời cho biết thêm rằng tình huống xấu nhất có thể sẽ liên quan đến việc Âu Châu cần phải phân phối cho việc sử dụng năng lượng.
Với việc Vương quốc Anh phải hứng chịu một đợt nắng nóng gay gắt trong tuần này — nhiệt độ lần đầu tiên đạt mức kỷ lục 40°C — thì nhu cầu làm mát sẽ leo thang.
Ông Andrew Moran đưa tin về kinh doanh, kinh tế, và tài chính. Ông từng là một nhà văn và phóng viên trong hơn một thập niên ở Toronto, với các bài viết trên Liberty Nation, Digital Journal, và Career Addict. Ông cũng là tác giả của cuốn sách “The War on Cash” (“Cuộc Chiến Tiền Mặt”).