Các chuyên gia nhân quyền LHQ ‘vô cùng chấn động’ trước các cáo buộc cưỡng bức mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc
Hôm thứ Hai (14/06), 12 chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã bày tỏ nỗi kinh hoàng và thất vọng trước những gì mà họ nói là những cáo buộc đáng tin cậy về nạn cưỡng bức mổ cướp nội tạng nhắm vào các tôn giáo và dân tộc thiểu số dưới bàn tay của chế độ cộng sản Trung Quốc.
Những chuyên gia này, bao gồm các báo cáo viên đặc biệt của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) và các thành viên của nhóm công tác về giam giữ tùy tiện. Nhóm chuyên gia này cho biết trong một tuyên bố rằng họ cảm thấy “vô cùng chấn động trước các báo cáo về cáo buộc ‘mổ cướp nội tạng’ nhắm vào các nhóm người thiểu số, trong đó có các học viên Pháp Luân Công.”
Các chuyên gia cũng cho biết trong một tuyên bố chung: “Hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc dường như đang nhắm vào các nhóm dân tộc thiểu số, ngôn ngữ hoặc tôn giáo cụ thể. Các nhóm đối tượng này đang bị giam giữ ở các địa điểm khác nhau, họ thường không được giải thích về lý do bắt giữ hoặc không được xuất trình lệnh bắt giữ. Chúng tôi vô cùng lo ngại trước các báo cáo về phân biệt đối xử đối với các tù nhân hoặc người bị giam giữ dựa trên chủng tộc, tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ.”
Các chuyên gia này không liên kết với bất kỳ chính phủ hoặc tổ chức nào và phụng sự trong hệ thống nhân quyền của Liên Hiệp Quốc với tư cách là các chuyên gia độc lập, đã đưa ra ý kiến của họ trên cơ sở của điều mà OHCHR cho là “thông tin đáng tin cậy” rằng một số loại người nhất định bị giam giữ ở Trung Quốc đang bị cưỡng bức xét nghiệm máu và kiểm tra nội tạng mà không có sự đồng thuận của họ. OHCHR cho hay, kết quả của các cuộc kiểm tra này, bao gồm cả xét nghiệm siêu âm và chụp X-quang, được báo cáo là đã được đăng ký vào cơ sở dữ liệu về các nguồn tạng sống được sử dụng để ghép tạng với người nhận tiềm năng.
Các chuyên gia cho biết, “Theo các cáo buộc nhận được, các cơ quan nội tạng phổ biến nhất được lấy ra từ các tù nhân được cho là tim, thận, gan, giác mạc, và ít phổ biến hơn, là các bộ phận của gan. Hình thức buôn bán phi pháp mang bản chất điều trị y tế này được cho là có liên quan đến các chuyên gia trong lĩnh vực y tế, bao gồm bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê và các chuyên gia y tế khác.”
OHCHR cho biết vào năm 2006 và 2007 các chuyên gia đã nêu lên vấn đề này với giới chức Trung Quốc, nhưng phản hồi mà họ nhận được thiếu các dữ liệu quan trọng chẳng hạn như thời gian chờ phân bổ nội tạng hoặc thông tin về nguồn nội tạng.
“Trong bối cảnh này, việc thiếu dữ liệu sẵn có và hệ thống chia sẻ thông tin là những trở ngại cho việc xác minh danh tính và bảo vệ thành công các nạn nhân buôn người cũng như điều tra và truy tố những kẻ buôn người một cách hiệu quả,” OHCHR nhận định, và cho biết thêm rằng một cơ chế điều tra nhân quyền khác của Liên Hiệp Quốc đã nhấn mạnh những lo ngại về các cơ quan nội tạng thu hoạch từ các tù nhân thuộc một nhóm thiểu số tôn giáo nhất định, nhưng họ không nêu cụ thể là tôn giáo nào.
Các chuyên gia cho biết: “Tại Trung Quốc, bất chấp sự phát triển dần dần của hệ thống hiến tạng tự nguyện, thông tin về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong hoạt động mua sắm nội tạng để cấy ghép vẫn tiếp tục xuất hiện.”
Cơ quan OHCHR của Liên Hiệp Quốc cho biết lâu nay vẫn thiếu sự giám sát độc lập xung quanh việc liệu tù nhân hoặc người bị giam giữ có đồng ý [hiến tạng] và phân phối nội tạng hay không, và những lo ngại về điều này vẫn luôn tồn tại. OHCHR kêu gọi Trung Cộng “nhanh chóng phản ứng trước các cáo buộc về ‘mổ cướp nội tạng’ và cho phép các cơ chế nhân quyền quốc tế giám sát độc lập.”
Trong số các chuyên gia có bà Siobhan Mullally, báo cáo viên đặc biệt về nạn buôn người, ông Fernand de Varennes, báo cáo viên đặc biệt về các vấn đề thiểu số, ông Ahmed Shaheed, báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng và ông Nils Melzer, báo cáo viên đặc biệt về tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Các báo cáo viên đặc biệt là một phần của cơ quan chuyên gia độc lập lớn nhất trong hệ thống nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.
Các cáo buộc rằng những cá nhân thay mặt cho Trung Cộng đã mổ cướp các cơ quan nội tạng quan trọng của các tù nhân để phẫu thuật cấy ghép, đã bị mất mạng trong quá trình [lấy nội tạng], lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2006.
Kể từ đó, nhiều bằng chứng đã được đưa ra trong nhiều báo cáo, bao gồm cả phán quyết của một tòa án độc lập do Ngài Geoffrey Nice làm chủ tọa, người trước đây từng chủ trì vụ khởi tố cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic vì tội ác chiến tranh.
Hồi tháng 03/2020, Tòa án về Trung Quốc có trụ sở tại London đã kết luận rằng các vụ cưỡng bức thu hoạch nội tạng “trên quy mô đáng kể” đã diễn ra ở Trung Quốc trong nhiều năm, và các học viên Pháp Luân Công là “nguồn chính” của nội tạng người. Báo cáo của tòa cũng lưu ý rằng các nhóm thiểu số khác như người Duy Ngô Nhĩ, Phật tử Tây Tạng, và người theo đạo Thiên Chúa Giáo tại gia cũng là đối tượng của hành vi lạm dụng này.
Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần, gồm các bài tập thiền định và các bài giảng [đề cao việc tu dưỡng] đạo đức dựa trên các nguyên tắc chân, thiện và nhẫn. Cách đây 22 năm, chế độ cộng sản Trung Quốc đã phát động một chiến dịch nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công, Trung Cộng đã sách nhiễu, giam giữ, cưỡng bức lao động, tra tấn và cưỡng bức mổ cướp nội tạng của hơn 70 triệu học viên.
Ông Tom Ozimek là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực báo chí, bảo hiểm tiền gửi, tiếp thị và truyền thông cũng như đào tạo cho người trưởng thành. Lời khuyên về việc viết lách hay nhất mà ông từng nghe là từ Roy Peter Clark: ‘hãy nhắm trúng mục tiêu của quý vị’ và ‘hãy để lại điều thú vị nhất ở sau cùng.’
Bản tin có sự đóng góp của Dorothy Li
Minh Ngọc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: