Các chuyên gia cảnh báo, hàng ngàn tỷ dollar trong các cam kết tài trợ khí hậu của các ngân hàng là mối nguy đối với hoạt động cứu trợ
Một số chuyên gia về chính sách môi trường và đầu tư cảnh báo, hàng ngàn tỷ dollar cam kết tài chính của các ngân hàng cho những dự án biến đổi khí hậu đặt ra một canh bạc chưa từng có, điều mà có khả năng dẫn tới kết cục là một gói cứu trợ lớn hơn bao giờ hết của chính phủ.
Gần đây, nhiều ngân hàng lớn nhất thế giới đã cam kết rót hàng ngàn tỷ dollar vào các dự án chống biến đổi khí hậu và thực hiện việc “phát triển bền vững”.
Bank of America cam kết 445 tỷ USD cho tới năm 2030; ngân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley cam kết mỗi bên 750 tỷ USD cho tới năm 2030; CitiGroup cam kết 1 ngàn tỷ USD cho tới 2030; và JPMorgan Chase cam kết tới 2.5 ngàn tỷ USD trong 10 năm. Hàng chục ngân hàng lớn khác đã tham gia Liên minh Ngân hàng Net-Zero do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn (UN-backed Net-Zero Banking Alliance), cam kết không chỉ cắt giảm lượng khí thải carbon từ hoạt động của chính họ, mà còn thúc đẩy khách hàng của họ làm điều tương tự.
Nếu các tổ chức tài chính đang nói về tiền của chính họ thì có thể là một chuyện. Nhưng ở đây lại là chuyện khác. Phần lớn số tiền được cho là đến từ các nhà đầu tư, lớn hoặc nhỏ, và các ngân hàng rót tiền của họ (các nhà đầu tư này) tới các công ty (có hoạt động) phù hợp với dự luật khí hậu.
Rà soát các cam kết này cũng cho thấy rằng các công ty dường như hoạt động với một phạm vi khá rộng rãi về chống biến đổi khí hậu. Rõ ràng là điều này sẽ bao gồm các doanh nghiệp trong lĩnh vực như sản xuất [năng lượng] gió và năng lượng mặt trời, các tòa nhà tiết kiệm năng lượng hơn, và nghiên cứu về các nguồn năng lượng “sạch.” Nhưng nó cũng bao gồm các mục tiêu khác như phát triển nhà ở giá rẻ, bình đẳng giới và đa dạng chủng tộc.
Tất cả những doanh nghiệp có cố gắng như vậy sẽ có được quyền tiếp cận với nguồn vốn đầu tư mà những doanh nghiệp khác sẽ không có được. Theo hướng dẫn của Liên minh Ngân hàng Net-Zero, những doanh nghiệp không muốn tham gia vào nghị trình này sẽ bị phân biệt đối xử, kể cả bằng “chính sách loại trừ” và “thoái vốn.”
Các ngân hàng đang mô tả những sáng kiến này như là được thúc đẩy bởi một phong trào về nhận thức đối với tác động của biến đổi khí hậu. Nhiều nhà khoa học dự đoán rằng trừ khi lượng khí thải carbon được cắt giảm mạnh, hành tinh này sẽ chứng kiến thêm những thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như lũ lụt và hạn hán. [Trong khi đó,] các nhà khoa học khác nghi vấn về những dự báo thảm khốc về khí hậu như thế, vốn hiếm khi trở thành sự thật trong lịch sử.
Nhưng một số chuyên gia nói với The Epoch Times rằng không phải chỉ có lòng tốt của các tập đoàn mới thúc đẩy các cam kết này. Các ngân hàng đang hành động với nhận thức rằng các chính phủ sẽ hỗ trợ các dự án khí hậu.
Chính phủ ông Biden được biết là đang xem xét một dự luật chi tiêu trị giá 3 ngàn tỷ USD tập trung vào các dự án về khí hậu theo nghĩa rộng.
Ông Nicolas Loris, nhà kinh tế về chính sách môi trường tại Quỹ Di sản (Heritage Foundation) theo phái bảo tồn truyền thống cho biết: “Dường như đây là điều quan trọng về mặt chính trị đối với các ngân hàng”.
Ông nói, cùng với kế hoạch của ông Biden cho phép các ngân hàng “có khả năng được bảo vệ và cũng có thể có được một số cơ hội được người nộp thuế bù đắp một phần rủi ro.”
Ông George Santos, một cựu giám đốc ngân hàng đầu tư, trước đây từng làm việc tại Citi Bank và Goldman Sachs, thì thẳng thừng hơn.
Ông nói: “Chính phủ là những nhà hảo tâm số một. Không phải là vì môi trường. Tất cả những thứ về khí hậu này được duy trì và thúc đẩy bởi các tập đoàn có nhiều tỷ dollar–vốn kiếm được hàng tỷ dollar nhờ vào những cái được gọi là chương trình này. Nếu chương trình này có vấn đề, chỉ có một giải pháp cho nó, đó là một gói cứu trợ của chính phủ liên bang.”
Ông Loris cho biết đây thực sự là một rủi ro.
Ông nói: “Số tiền mà chúng ta đang nói đến thậm chí chỉ có đang tiếp tục tăng thêm, đặc biệt là dưới hình thức trợ cấp chính phủ cho một số quyết định đầu tư nhất định, chắc chắn sẽ đưa rủi ro này đến người nộp thuế ở các mức độ mà chúng ta thực sự chưa từng thấy trước đây.”
Gần đây, Tổng thống Joe Biden đã đưa ra những bình luận dường như để dọn đường cho việc dẫn tới điều này.
Ông Biden nói tại Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu trực tuyến diễn ra gần đây rằng, “Khu vực tư nhân không thể đơn phương đối mặt với những thách thức này. Các chính phủ cần phải thúc đẩy và họ cần phải dẫn đầu. Chúng ta có vai trò trong việc bảo đảm rằng các rủi ro hiện hữu về khí hậu đối với hệ thống tài chính được đo lường, công bố và giảm thiểu. Nếu Wall Street đang bơm hàng tỷ dollar vào các doanh nghiệp, thì nơi này có thể bị đảo lộn khi cơn bão tiếp theo ập đến. Và chúng ta biết sẽ có nhiều cơn bão hơn.”
“Wall Street đã làm rõ các rủi ro mà họ đang lựa chọn chấp nhận. Tiền đầu tư thường là [từ] các khoản tiết kiệm khó kiếm được của những người làm công của chúng ta, những người hưu trí. Chúng ta không thể có các bước đi để bảo vệ người lao động của chúng ta nếu không thúc đẩy. Chúng ta phải có khả năng tiến bước, đi từ một thỏa thuận căn bản đến phức tạp hơn và làm vững mạnh khả năng hồi phục của hệ thống tài chính của chúng ta.”
Ông John Kerry, đặc phái viên khí hậu của ông Biden, đã nhấn mạnh quy mô khổng lồ của cam kết này.
“Điều này sẽ đòi hỏi sự huy động tài chính ở một mức độ hoàn toàn chưa từng có,” ông nói tại hội nghị thượng đỉnh. “Và nó sẽ đòi hỏi các chính phủ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi [sang hệ thống] net-zero trên toàn thế giới.”
Các chuyên gia nhận định rằng sự tham gia của chính phủ vào nền kinh tế ở mức độ như vậy sẽ tạo thành một cuộc thâu tóm quyền lực.
Ông Loris nói: “Một khi chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu tham gia vào những hoạt động kiểu này, thì chắc chắn sẽ rất khó để rút lui.”
Như nhà kinh tế học nổi tiếng Friedrich Hayek đã cảnh báo trong cuốn sách năm 1943 của ông, “Con đường dẫn tới Chế độ nô lệ,” sự kiểm soát của chính phủ đối với nền kinh tế, dù có mục đích tốt đến đâu, chắc chắn sẽ dẫn đến chuyên chế chính trị.
Ông Santos nói, “Đó là một hiệu ứng domino sẽ dẫn đến sự kết thúc của thị trường tự do, nó sẽ là một thị trường do chính phủ kiểm soát vào cuối năm 2040 nếu nó tiếp tục đi theo con đường này.”
Nhưng dù cho chính phủ có thể tham gia để kiểm soát và chỉ huy, có thể không nhất thiết phải tiếp tục cấp đủ tài chính.
Ông nói, “Họ đang chơi trò chính trị, và họ đang cố gắng làm yên lòng chính phủ hiện tại và Tòa Bạch Ốc. Nhưng họ quên mất một điều: Nếu chính phủ kế nhiệm tiếp theo hoặc hai chính phủ kế nhiệm tiếp theo không ủng hộ nghị trình này của họ và chọn cách không cứu trợ họ, thì cuối cùng, các nhà đầu tư và những người đứng đầu của các định chế này sẽ chịu nhiều thiệt hại nhất.”
Theo ông Santos, ông Biden hiện đang giải thích gói chi tiêu của mình với lý do để kích thích kinh tế nhằm chống lại đại dịch COVID-19—mặc dù chi tiêu cho cơ sở hạ tầng hầu như không có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế trong ngắn hạn. Nhưng lần tới, có thể sẽ không còn cơ hội như thế này nữa, đồng thời các ngân hàng và các công ty khác hiện đang tin vào sáng kiến này sẽ có thể trở nên khôn ngoan khi cân nhắc việc này.
Ông dự đoán 3 ngàn tỷ USD đến 4 ngàn tỷ USD sẽ đủ dùng trong khoảng 4 năm.
Ông nói: “Nó sẽ kéo dài cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ của ông [Biden]. Nếu nó được quản lý tốt.”
Kịch bản
Nếu lời cảnh báo của ông Santos trở thành sự thật, thì điều này có thể diễn ra như sau:
Một nhà sản xuất tấm năng lượng mặt trời tham gia dự thầu một hợp đồng với chính phủ được chuẩn bị sẵn thông qua sáng kiến “cơ sở hạ tầng” của chính phủ ông Biden. Nhà sản xuất đầu tư những số tiền đáng kể vào tất cả các thủ tục giấy tờ theo yêu cầu của quá trình đấu thầu hợp đồng, bao gồm các đánh giá môi trường và vô khối yêu cầu về “tính bền vững,” “công bằng chủng tộc và công bằng” và các yêu cầu khác. Ông ấy thuê các nhân viên tuân thủ (compliance officers) và chuyên gia tư vấn để bảo đảm các hồ sơ này theo quy định và đơn dự thầu có cơ hội được chấp nhận cao hơn.
Một hoặc hai năm sau, hợp đồng được ký kết, đòi hỏi nhà sản xuất [phải] từ chối các khách hàng tư nhân và mở rộng năng lực để có thể hoàn thành thực hiện [cam kết của hợp đồng]. Việc mở rộng nhà máy sản xuất, quy trình tuyển dụng, quy tắc tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng đều phải tuân thủ các quy định của liên bang và các quy định cụ thể của hợp đồng, khiến chúng trở nên phức tạp và tốn kém hơn nhiều. Sẽ có nhiều nhân viên tuân thủ và chuyên gia tư vấn được thuê hơn. Một phần chính của quá trình quản lý được thực hiện bằng việc tuân thủ các quy định.
Chính phủ trả giá cao hơn các khách hàng tư nhân, nhưng không nơi nào đủ để chi trả cho việc mở rộng [quy mô đầu tư này]. Nhà sản xuất bèn đến ngân hàng để nhận một trong những thỏa thuận tài trợ cho [nhà đầu tư thuộc chương trình] khí hậu. Ngân hàng đồng ý cung cấp một khoản vay ưu đãi “xanh” và đưa công ty này vào danh mục “đầu tư xanh”, khoản vay này sẽ cung cấp một lượng lớn tiền mặt tùy thuộc vào việc công ty tuân thủ các mục tiêu giảm khí thải carbon, “công bằng chủng tộc và công bằng”, và các yêu cầu khác. Đó là một tín hiệu dành cho các nhân viên tuân thủ và các nhà tư vấn.
Công ty đột nhiên tràn ngập tiền mặt. Nhà máy sản xuất “trung tính carbon” mới của công ty này là một điều kỳ diệu của thế giới. Họ sắm những chiếc xe điện đắt tiền và thuê những văn phòng sang trọng “không tạo [khí thải] carbon.” Công nhân của họ tham gia một công đoàn lớn của quốc gia và thương thảo các gói chăm sóc sức khỏe và lương hưu hào phóng. Các giám đốc điều hành tự thưởng cho mình các khoản tiền thưởng theo “mức của thị trường.”
Một vài năm sau, nhà sản xuất hoàn thành hợp đồng. Một trang trại năng lượng mặt trời khổng lồ được mở ra và tất cả các chính trị gia, chủ ngân hàng, lãnh đạo công đoàn và giám đốc điều hành doanh nghiệp chúc mừng nhau. Vào thời điểm này, nhiệm kỳ của ông Biden đã kết thúc và tất cả số tiền từ các sáng kiến của ông đã được chi tiêu hết.
Các hợp đồng chính phủ [khi ấy] ít hơn và các khách hàng tư nhân không sẵn lòng trả các mức giá tương tự. Hơn nữa, nhà máy thì đang nhanh chóng trở nên lỗi thời. Công ty cố gắng cắt giảm chi phí và đa dạng hóa sang các lĩnh vực công nghiệp khác, nhưng được thông báo rằng làm như vậy sẽ có nguy cơ phá vỡ các yêu cầu của ngân hàng về yêu cầu “bền vững,” dẫn tới các hình phạt nghiêm trọng.
Không chỉ là một công ty này. Nhiều công ty cũng ở trong tình huống tương tự. Các ngân hàng [lúc ấy] đang cố gắng giữ cho các khoản cho vay đủ tiêu chuẩn, ít nhất là trên hồ sơ, vì việc xóa nợ sẽ làm ảnh hưởng đến các bảng cân đối kế toán của họ. Họ cho phép các công ty liên tục đảo nợ các khoản vay, trì hoãn giải quyết chúng. Cuối cùng, các ngân hàng báo tin xấu: Trừ khi “điều gì đó” được thực hiện, nếu không thì một loạt các vụ phá sản thảm khốc sẽ xảy ra, với hàng trăm ngàn người mất việc làm, các nhà đầu tư nhỏ mất những món tiền tiết kiệm cả đời họ và toàn bộ nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Quốc hội thừa nhận “chi phí đối với con người” quá cao và đưa ra một “gói giải cứu.” [Vậy là], người nộp thuế bị buộc phải hứng trách nhiệm.
Đây vẫn còn có thể là một kịch bản lạc quan giả định không có tham nhũng, không gian lận và không có suy thoái kinh tế lớn trong suốt chặng đường.
Việc làm
Ông Biden cho rằng chính sách của mình tốt cho cả nền kinh tế và môi trường.
Ông nói: “Những người hành động và đầu tư táo bạo vào người dân của họ và vào một tương lai năng lượng sạch sẽ giành được những công việc tốt trong tương lai và làm cho nền kinh tế của họ trở nên vững vàng hơn và cạnh tranh hơn.”
Nhưng ông Loris chỉ ra rằng chi tiêu của chính phủ thường làm suy giảm các dự án tư nhân nơi cũng có thể tạo ra việc làm, có thể còn nhiều hơn số mà chính phủ tạo ra.
Hơn nữa, các chương trình khí hậu được cho là sẽ làm giảm mạnh quy mô và loại bỏ toàn bộ các ngành công nghiệp, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt.
Ông Santos, người có công ty đầu tư nắm giữ cổ phần trong các ngành này, lập luận rằng ngay cả khi chúng bị loại bỏ dần, ít nhất những người lao động hiện tại vẫn được phép tiếp tục cho đến khi nghỉ hưu.
Ông nói: “Có nhiều thế hệ và ít nhất 30 năm công việc ổn thỏa trong một số ngành công nghiệp sẽ bị hủy hoại vì một nghị trình rất cực đoan.”
Do Petr Svab thực hiện
Lý Bình biên dịch
Xem thêm: