Các chính sách độc tài của Bắc Kinh đang làm tiêu diệt các nhà máy
Các nhà máy ở Trung Quốc đang co hẹp lại, cho thấy những xu hướng kinh tế trong dài hạn. Không có nhiều người nhận ra rằng đây là kết quả của các chính sách độc tài sai lầm của Trung Cộng và sẽ dẫn đến những tổn thất lớn hơn cho chế độ này.
Dữ liệu gần đây từ Chỉ số khảo sát các nhà Quản lý Thu mua (PMI) cho thấy có thêm nhiều nhà máy ở Trung Quốc đại lục bất ngờ đóng cửa. Chỉ số này đã là 49.6, và bất kỳ mức nào dưới 50 đều đồng nghĩa với sự co hẹp. Trung Quốc đã chứng kiến việc các nhà máy tìm đến nơi khác, nhưng sự kết hợp của nhiều yếu tố đã khiến điều này trở nên rõ nét hơn và chỉ ra những xu hướng lớn hơn ám chỉ chính phong cách quản trị của chế độ là nguyên nhân sâu xa.
Khi Trung Cộng mở cửa nền kinh tế Trung Quốc vào cuối những năm 1970, nước này có dân số trẻ hơn và được trả lương thấp hơn. Khoảng cách gần của Trung Quốc với các thị trường lân cận đã nhanh chóng khiến quốc gia này trở thành trung tâm kinh doanh của thế giới. Đến năm 2011, nước này đã trở thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới.
Như Forbes đã báo cáo, sự thống trị của Trung Cộng đã thu hút sự chú ý và các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, những tổn hại đối với môi trường, việc sử dụng than trong quá trình công nghiệp hóa, và quá trình sản xuất ngày càng phức tạp đòi hỏi lực lượng lao động có giáo dục đã bắt đầu làm lung lay sự thống trị của Trung Quốc. Độ tuổi trung bình của dân số tăng lên, đó là kết quả của chính sách một con của Trung Cộng. Và công nhân Trung Quốc đòi hỏi tiền lương nhiều hơn.
COVID-19 mang lại nhiều thay đổi làm đẩy nhanh những xu hướng này. Là tâm chấn của virus, chế độ này đã đóng cửa nhiều vùng rộng lớn của đất nước, bao gồm cả trung tâm sản xuất Vũ Hán. Điều này đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ giới tinh hoa yêu thích kiểm soát ở Hoa Kỳ, nhưng nó đã có những ảnh hưởng tai hại. Với việc chuỗi cung ứng bị gián đoạn, nhiều công ty tuyên bố sẽ thoát khỏi sự phụ thuộc vào sản xuất của Trung Quốc, bao gồm Hasbro, Nike, Nintendo, Apple và Go Pro.
Tất cả các xu hướng này đều có vẻ là biểu hiện của các yếu tố thị trường, nhưng có một số người đã xem xét xem xu hướng này phản ánh sự thối rữa trong cốt lõi của chế độ độc tài cộng sản này như thế nào. Đóng cửa đã trở thành mốt trên khắp thế giới, nhưng ở Trung Quốc đại lục, vì không có sự phản kháng của người dân, việc đóng cửa kéo dài hơn và gây thiệt hại nhiều hơn. Các doanh nhân đã phải câm lặng và lực lượng lao động của một nền kinh tế theo mệnh lệnh bị buộc phải ở nhà. Đúng là một nền kinh tế theo mệnh lệnh tập trung có thể duy trì một tầm nhìn dài hạn và đầu tư vào các lĩnh vực được coi là quan trọng, nhưng nếu không có sự đóng góp ý kiến của người dân, Trung Cộng có thể tăng các chính sách tồi tệ như phong tỏa khiến các công ty buộc phải thiết lập các chuỗi cung ứng mới.
Ví dụ, nền kinh tế theo mệnh lệnh của Trung Quốc đã tạo ra bong bóng bất động sản, điều này sẽ tạo ra một vụ sụp đổ lớn hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 ở Hoa Kỳ. Tập trung vào sản xuất, Trung Cộng đã cho thấy những lợi thế của kế hoạch hóa tập trung từ trên xuống trong thời kỳ hoảng loạn ban đầu đối với COVID-19. Các nhà chức trách đã cách ly toàn bộ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc và xây dựng một số bệnh viện mới chỉ trong vài ngày. Nhưng điều đó cũng cho thấy việc sử dụng lao động nô lệ một cách độc đoán, chứ không phải hiệu quả. Hơn nữa, quân đội thực sự có các tàu bệnh viện cùng các đơn vị được đào tạo để hỗ trợ trong các hoạt động nhân đạo, nhưng chúng rõ ràng là vắng bóng trong hoạt động này. Người dân không ủng hộ những biện pháp như vậy, nhưng họ buộc phải chấp nhận các biện pháp này dưới cường quyền thô bạo. Và trong khi các con số chính thức khó có thể đánh giá được, thiệt hại trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc chính là sự trừng phạt về kinh tế đối với chính sách độc tài của chính phủ.
Cuối cùng, sức mạnh mà nhà cộng sản sử dụng không chỉ phá hoại hoạt động sản xuất của họ, mà còn có thể gây ra cuộc nổi loạn mà họ vô cùng lo sợ. Quyền lực của một nhà nước áp chế, giống như chính phủ hiện nay, có thể chỉ huy một lượng lớn lao động, nhưng các chế độ độc tài cổ đại hay hiện đại đều chứa đựng mầm mống tự hủy diệt chính các chế độ này. Trung Cộng đã tiêu diệt các nhà hoạt động dân chủ ở Hồng Kông và đã xây dựng những cơ sở mà trên thực tế là các trại tập trung với người thiểu số Duy Ngô Nhĩ của họ. Có một lỗ hổng cố hữu trong sự kiểm soát hà khắc của chính phủ mà cả Nho giáo và Đạo giáo đều đã nêu ra.
Rất đơn giản, một chính phủ độc tài có thể chỉ huy các cơ quan [của nó], nhưng không bao giờ đạt được sự cam kết của người dân. Trong thời kỳ Chiến Quốc đầy biến động, trên cả vũ lực, để thành công những người trị vì đã còn cần đến một hệ tư tưởng cai trị và vững mạnh giành được sự yêu mến và hưởng ứng nhiệt tình từ người dân. Các trường phái tư tưởng khác nhau đã đưa ra kết luận tương tự. Nhà Nho giáo nổi tiếng Mạnh Tử tuy khá ngắn gọn, nhưng đã tóm tắt nguyên tắc rất hay khi ông nói rằng “khi dùng vũ lực để khiến con người phải phục tùng, thì trong lòng họ không phục.” Cuốn sách Đạo giáo, “Bậc thầy đội mũ chim trĩ” (The Pheasant Cap Master), nói rằng người dân của một quốc gia theo chủ nghĩa luật lệ khắc nghiệt [thường] sôi sục với sự giận giữ trong lòng. Và các tác phẩm như cuốn “Hoài Nam Tử” thời nhà Hán nói rằng cuối cùng những bất bình đó tích tụ cho đến khi những người nông dân với vũ khí tự chế ngẫu hứng có thể lật đổ một triều đại với quyền lực trải dài đến mọi chân trời.
Điều quan trọng là phải xem xét lý do tại sao ngành sản xuất lại rời bỏ Trung Quốc đại lục. Sự co hẹp được nêu trong báo cáo kinh tế gần đây nhất nên cảnh báo chúng ta trước những dự đoán tuyến tính theo sự thống trị của cộng sản. Nó cho thấy những tác động của COVID-19, và của dân số già và có trình độ học vấn cao hơn. Nhưng nó cũng cho thấy những hạn chế nghiêm trọng của một chế độ độc tài. Trung Cộng có thể nhanh chóng xây dựng một bệnh viện dã chiến cho bệnh nhân COVID-19, nhưng lại không có sự khôn ngoan, minh bạch, và sự tôn trọng người dân để lắng nghe ngay từ những nguồn tin ban đầu khi dịch bệnh bùng phát lần đầu tiên ở Trung Quốc. Và Trung Cộng tự hại chính mình khi bỏ qua trí tuệ căn bản cổ xưa từ các văn tự cổ điển.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Morgan Deane là một cựu Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, một nhà sử học quân sự và một tác giả tự do. Ông học lịch sử quân sự tại Đại học Kings London và Đại học Norwich. Ông Morgan làm giáo sư lịch sử quân sự tại Đại học Công lập Hoa Kỳ. Ông là một tác giả có nhiều tác phẩm bao gồm “Các trận đánh quyết định trong lịch sử Trung Quốc”, “Móng rồng với chân đất sét: Sơ lược về chiến lược Trung Quốc hiện đại” và sắp tới là “Vượt qua Tôn Tử: Các cuộc tranh luận cổ điển của Trung Quốc về chiến tranh và chính phủ.” Phân tích quân sự của ông đã được xuất bản trên Real Clear Defense and Strategy Bridge, cùng với các ấn phẩm khác.
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: